Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện (có nội dung tranh luận) để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn.

2. Kĩ năng: Bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng ”

 3. Thái độ: Giáo dục HS biết vận dụng lý lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận một cách rõ ràng, có sức thuyết phục .

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia ý kiến, biết nhận xét, mở rộng lí lẽ dẫn chứng thuyết trình, tranh luận .

2. KN xác định giá trị : Biết trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục .

3. KN đạt mục tiêu : Biết vận dụng lí lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Bảng phụ

· HS: Giấy khổ A 4.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn
TIẾT 17 : LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH , TRANH LUẬN
(Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Nắm được cách thuyết trình tranh luận về một vấn đề đơn giản gần gũi với lứa tuổi học sinh qua việc đưa những lý lẽ dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục.
2. Kĩ năng: Bước đầu trình bày diễn đạt bằng lời rõ ràng, rành mạch, thái độ bình tĩnh.
3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thưcù : HS nắm được cách thuyết trình , tranh luận về một vấn đề .
2. KN ra quyết định : Biết đưa những lí lẽ dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục .
III. CHUẨN BỊ: 
GV: Bảng phụ viết sẵn bài 3a.
HS: SGK , VBT .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài.)
- Cho HS đọc đoạn mở bài, kết bài.
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hdẫn HS nắm được cách thuyết trình tranh luận về một vấn đề đơn giản gần gũi với lứa tuổi học sinh qua việc đưa những lý lẽ dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là thuyết trình, tranh luận.
Bài 1: Tìm lí lẽ dẫn chứng của mỗi nhân vật
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
- GV hướng dẫn cả lớp trao đổi ý kiến theo câu hỏi bài 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm .
- Yêu cầu hs trình bày .
à GV chốt lại: Khi thuyết trình, tranh luận về 1 vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến 1 cách có lí có tình, thể hiện sự tôn trong người đối thoại.
Bài 2: Hs nêu lí lẽ dẫn chứng
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 2 và ví dụ.
- Phân tích ví dụ, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Phân công mỗi nhóm đóng 1 nhân vật; suy nghĩ , trao đổi, chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận ( ghi ra giấy nháp)
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến thức vừa học .
- Yêu cầu HS nhắc lại những lưu ý khi thuyết trình. Bình chọn bài ttrình hay.
- GV nhận xét chung.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- CB: LT thuyết trình, tranh luận (tt) 
- Nhận xét tiết học. 
Hát 
- 2 HS đọc phần MB và KB của mình.
- Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1 .
- Cả lớp đọc thầm bài tập đọc “Cái gì quý nhất?”.
- HS tổ chức thảo luận nhóm: chọn nhân vật , nhóm trao đổi , thảo luận , tìm lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục các nhân vật còn lại .
- Đại diện nhóm trình bày theo ba ý song song.
- Lớp nhận xét .
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn tranh luận.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
- 2 HS nêu .
- HS bình chọn bài hay và nêu lí do.
- Lớp nhận xét.
Kiểm tra
KNS
KT phân tích mẫu
Trình bày
Trực quan
KT rèn luyện theo mẫu
KT đóng vai
Không làm Bài 3/91
KT tự bộc lộ
Củng cố
Rút kinh nghiệm : 
Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2016
Tập làm văn
TIẾT 18 : LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện (có nội dung tranh luận) để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn.
2. Kĩ năng: Bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng ” 
 3. Thái độ: Giáo dục HS biết vận dụng lý lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận một cách rõ ràng, có sức thuyết phục .
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia ý kiến, biết nhận xét, mở rộng lí lẽ dẫn chứng thuyết trình, tranh luận .
2. KN xác định giá trị : Biết trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục .
3. KN đạt mục tiêu : Biết vận dụng lí lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận .
III. CHUẨN BỊ: 
GV: Bảng phụ
HS: Giấy khổ A 4.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: LT thuyết trình tranh luận
- Yêu cầu HS nêu điều kiện thuyết trình , tranh luận .
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hdẫn HS biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thtrình trluận về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn.
Mục tiêu: HS biết mở rộng lí lẽ qua việc dựa vào 1 nhân vật trong mẩu chuyện.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
- Yêu cầu HS nêu thuyết trình tranh luận là gì?
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Vấn đề tranh luận là gì?
+ Ý kiến của từng nhân vật?
+ Ý kiến của em như thế nào?
+ Treo bảng ghi ý kiến của từng nhân vật
- GV chốt lại.
v	Hoạt động 2: Hdẫn HS bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người. 
Mục tiêu: HS bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 .
- Gợi ý: HS cần chú ý nội dung thuyết trình hơn là tranh luận.
- GV nêu tình huống.
- Trong quá trình thuyết trình nên đưa ra lý lẽ: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra – hay chỉ có ánh sáng đèn thì nhân loại có cuộc sống như thế nào? Vì sao cả hai đều cần?
- GV nhận xét – chốt ý .
Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.
- Thi đua tranh luận: “Học thầy không tày học bạn.”
- Nhận xét – Tuyên dương .
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập 
- Nhận xét tiết học. 
Hát 
- 2 HS nêu .
Hoạt động nhóm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đất , Nước, Không khí, Ánh sáng.
- Cái gì cần nhất cho cây xanh.
- Ai cũng cho mình là quan trọng.
- Cả 4 đều quan trọng, thiếu 1 trong 4, cây xanh không phát triển được.
- Tổ chức nhóm: Mỗi em đóng một vai (Suy nghĩ, mở rộng, phát triển lý lẽ và dẫn chứng ghi vào vở nháp ® tranh luận.
- Mỗi nhóm thực hiện mỗi nhân vật diễn đạt đúng phần tranh luận của mình (Có thể phản bác ý kiến của nhân vật khác) ® thuyết trình.
- Cả lớp nhận xét: thuyết trình: tự nhiên, sôi nổi – sức thuyết phục.
Hoạt động nhóm - lớp.
- HS đọc yêu cầu đề bài 2 .
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trình bày thuyết trình ý kiến của mình một cách khách quan để khôi phục sự cần thiết của cả trăng và đèn.
Hoạt động lớp
- Mỗi dãy đưa một ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm.
Lớp nhận xét.
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Hỏi đáp
Trình bày
KT đóng vai
KNS
Trực quan
KT tự bộc lộ
HCM
KT nhóm
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2015_2016.doc