Giáo án Tập làm văn 3 học kì 2

Môn : TẬP LÀM VĂN

Tiết : 29

Tuần : 29

I. Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng viết : Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, HS viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao em có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn các gợi ý, tranh minh hoạ

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập làm văn 3 học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ? (Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt ế nên chiều nay cả nhà lão không có cơm ăn.)
b) Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì? (Ông Vương Hi Chi viết chữ đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ của ông, người ta sẽ mua quạt.)
c) Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? (Vì mọi người nhận ra chữ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.)
ã GV kể lần 2
ã Câu hỏi thêm
- Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
- Em biết thêm nghệ thuật gì trong câu chuyện này ?
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ, có tên gọi là Nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng, người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Nước ta cũng có nhiều nhà Thư pháp, đến Văn Miếu, Quốc Tử Giám có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.
ã Nội dung câu chuyện 
Người bán quạt may mắn
 Vương Hi Chi nổi tiếng là người viết chữ đẹp ở Trung Quốc thời xưa. Một lần, ông đang ngồi nghỉ mát dưới gốc cây thì một bà già bán quạt cũng đến nghỉ. Bà phàn nàn là qụt bán ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tự vào gốc cây, thiu thiu ngủ.
 Trong lúc bà lão thiếp đi, ông Vương lẳng lặng lấy bút mực ra, viết chữ, đề thơ vào tưnừg chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, thấy cả gánh quạt trắng tinh của minh đã bị ông lão kia bôi đen lem luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. Ông già chỉ cười, không nói, rồi thu xếp bút mực ra đi.
 Nào ngờ, lúc quạt trắng tinh thì không ai mua, giờ quạt đã bị bôi đen thì ai cũng cầm xem và mua ngay, chỉ một loáng, gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với gia ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn ngơ.
 Trên đường về, bà nghĩ bụng : có lẽ, vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ đã giúp bà bán quạt chạy đến thế.
Theo Lê Văn Yên
* Trực quan, kể chuyện
 - GV treo tranh và bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS nêu nội dung bức tranh
- HS nhận xét
- GV nhận xét, kể chuyện 
- GV nêu câu hỏi 
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt, kể lần 2 kết hợp tranh
- HS trả lời các câu hỏi 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, giới thiệu thêm về nghệ thuật thư pháp
- HS kể theo nhóm đôi
- HS thi kể
- HS và GV nhận xét, bình chọn người kể hay.
2’
C. Củng cố – dặn dò
+ Tâp kể lại câu chuyện 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập làm văn
Tiết : 25
Tuần : 25 
 Kể về lễ hội
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói :
Dựa vao kết quả quan sát tranh ảnh về lễ hội. HS chọn và kể lại được tự nhiên, dựng đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa, phấn màu, nam châm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
1’
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
Kể về lễ hội 
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
- HS ghi vở
30’
2. Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
* Hướng dẫn tả quang cảnh chơi đu
Gợi ý:
- Hãy quan sát kĩ mái đình, cây đu và đoán xem đây là cảnh gì? (chơi đu ở làng quê)
- Cảnh lễ hội này diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? (... diễn ra ở làng quê,... vào mùa xuân,...)
- Trước cổng đình có treo gì? Có băng chữ gì? (có băng chữ đỏ: Chúc mừng năm mới và lá cờ ngũ sắc)
Gv chỉ vào lá cờ ngũ sắc và giới thiệu: Lá cờ hình vuông, có 5 màu, xung quanh cờ có tua, gọi là cờ ngũ sắc, có từ thời xa xưa, được treo lên vào những dịp hội vui của dân làng.
- Mọi người đến xem chơi đu có đông không? Họ ăn mặc ra sao? Họ xem như thế nào? (mọi người đến chơi đu rất đông, họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu)
- cây đu được làm bằng gì? Có cao không?
Gv giới thiệu: Cây tre là loài cây thân thuộc, gần gũi với làng quê Việt Nam và được sử dụng làm cây đu trong trò chơi.
- Những người tham gia lễ hội đang làm gì ? (... giữa sân, người ta ..., mọi người xung quanh hồi hộp, hào hứng theo dõi, ...)
- Hoạt động nổi bật trong bức ảnh là gì ? ( ... hai thanh niên đang chơi đu,...)
- Theo em những người đang theo dõi hoạt động đó có thái độ như thế nào? (chiêm ngưỡng, thán phục, hò reo, cổ vũ,...)
* Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh đua thuyền:
- ảnh chụp cảnh hội gì? Diễn ra ở đâu?
- Trên sông có nhiều tuyền đua không? Thuyền ngắn hay dài? Trên mỗi thuyền có khoảng bao nhiêu người? Trông họ như thế nào?
- Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng nhóm người trên thuyền?
- Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào?
- Em có cảm nhận gì về những lễ hội của nhân dân ta qua các bức tranh trên?
ã Kể mẫu 
 Đây là bức ảnh chụp một lễ hội ở nông thôn Việt Nam. Nổi bật trên sân đính là lá cờ ngũ sắc đang tung bay trước gió. Quang cảnh lễ hội thật tưng bừng, nhộn nhịp. Vui nhất là cảnh chơi đu ở giữa sân đình. Hai anh thanh niên đang chơi đu rất say sưa. Tay các anh nắm chắc gióng tre, chân đứng vững trên đu, ra sức nhún nhẩy để đưa đu lên cao rồi xuống thấp. Người xem chơi đu rất đông. Họ ngước nhìn lên cao với vẻ chiêm ngưỡng và thán phục những người chơi đu dũng cảm...
ã Kể trong nhóm
ã Thi kể
* Trực quan, thảo luận nhóm
- GV treo tranh 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS suy nghĩ, lựa chọn nội dung
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời nối tiếp các câu hỏi gợi ý
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, gợi ý, hướng dẫn thêm
- GV treo tranh 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS suy nghĩ, lựa chọn nội dung
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời nối tiếp các câu hỏi gợi ý
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, gợi ý, hướng dẫn thêm
- 1 HS kể mẫu – GV gợi ý, giúp đỡ
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm
- HS kể theo nhóm đôi
- 3 HS kể thi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Tìm hiểu thêm về nghệ thuật : các môn nghệ thuật, nghệ sĩ, hoạt động nghệ thuật,...
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập làm văn
Tiết : 26
Tuần : 26 
Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa, phấn màu, nam châm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo hai bức tranh minh hoạ ở tuần 25.
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
1’
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
Kể về một ngày hội 
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
- HS ghi vở
30’
2. Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài tập 1: Hãy kể về một ngày hội mà em biết.
Lưu ý: 
- HS có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có bao gồm phần hội (VD: Hội Gióng, Hội Gò Đống Đa;.) ; Có thể kể về ngày hội em trực tiếp tham dự hoặc chỉ xem trên vô tuyến, trên phim,.
GV giới thiệu thêm:
- Hội Lim: Lim là tên gọi để chỉ một vùng đất cổ, ở đấy có núi, có chùa, hàng quán tấp nập, thuộc làng Lũng Giang. Nay thuộc xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim mở vào ngày 13 tháng giêng âm lịch, là hội lễ đứng hàng đầu trong lễ các làng quan họ xưa nay.
* Câu hỏi gợi ý: 
Đó là hội gì?
Hội được tổ chức khi nào? ở đâu? (nêu địa điểm và thời gian tổ chức lễ hội)
Mọi người đi xem hội như thế nào?
Gv: Hội là nơi tập trung nhiều trò vui, nhiều điều lí thú nên thu hút nhiều người đến tham dự.
Giới thiệu Hội Lim: Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về Hội Lim. Mọi người nườm nượp đổ về lễ phật, ngắm cảnh. Ngày chính hội, người xe đông như nêm. Mọi người ai cũng háo hức đón xem các cuộc đua tài
Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội? (Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dả của những tay trống lực lưỡng. Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu, vật, bắt cá, đánh cờ, hát quan họ, đua thuyền)
Mở đầu hội có hoạt động gì?
Những trò vui gì có trong ngày hội?
g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? (Em rất thích ngày hội này, năm sau em sẽ lại đến hội chơi..)
ã Kể mẫu 
* Trực quan, thảo luận nhóm
- GV treo tranh 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS suy nghĩ, lựa chọn nội dung
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời nối tiếp các câu hỏi gợi ý
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, gợi ý, hướng dẫn thêm
- 1 HS kể mẫu – GV gợi ý, giúp đỡ
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm
Bài tập 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn khoảng 5 câu
Đó là đêm hội” Trung thu rước đèn họp bạn” hồi năm ngoái. Vừa mới chập choạng tối; đã nghe bạn bè trong xóm gọi nhau í ới. Em được mẹ mua cho cái đèn lồng hình con bướm và một hộp đèn cầy. Khi nghe tiếng trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em xách đèn chạy ra, hoà vào đoàn quân tí hon của chúng em tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm, rồi quay thành vòng tròn quanh bãi. Hàng chục chiếc đèn lồng đủ màu, đủ sắc bật sáng. Chiếc thì hình con cá, con bướm, chiếc thì hình ngôI sao, hoả tiễnchao qua, chao lại trên sân cỏ. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành một hàng dài đi vòng quanh xóm. Đi đến đâu trống kèn vang đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn, vừa ăn bánh kẹo, trái cây vừa tiến hành văn nghệ. Em cũng tham gia một bài và được mọi người vỗ tay nồng nhiệt. Đêm hội thật là vui.
* Luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS viết bài
- 2 HS đọc bài làm của mình
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập làm văn
Tiết : 28
Tuần : 28 
Kể lại một trận thi đấu thể thao
Viết lại một tin thể thao trên báo, đài
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói : Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật... (theo các câu hỏi gợi ý), giúp người nghe hình dung được trận đấu .
Rèn kĩ năng viết : Viết lại được một tin thể thao mới đọc được (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) – viết gọn, rõ, đủ thông tin.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa, phấn màu, nam châm
Bảng lớp viết sẵn các gợi ý
Máy cát-xét và băng có bản tin thể thao; tờ báo thể thao (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài viết kể về ngày hội
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
1’
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
Kể lại một trận thi đấu thể thao
Viết lại một tin thể thao trên báo, đài
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
- HS ghi vở
15’
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
1. Kể lại một trận thi đấu thể thao.
Gợi ý:
Đó là môn thể thao nào ? 
Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ?
Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
Em cùng xem với những ai ?
Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ?
Kết quả thi đấu ra sao ?
Em có cảm nghĩ gì về buổi thi đấu đó ?
ã Kể mẫu 
 Ngày “ Hội khoẻ Phù Đổng” của trường em tổ chức vào ngày chủ nhật tuần trước thật sôi động. Từ môn bang đá, cầu lông, chạy tiếp sức đến Đá cầu, kéo cođều diễn ra với sự góp mặt của các vận động viên tiêu biểu của mỗi lớp. Em ở trong đội kéo co của lớp 3B. Sau vòng đấu loại ban tổ chức công bố hai đội vào vòng chung kết để giành giải nhất, nhì. Đội 3B của em và đội 3A vào chung cuộc. Mỗi đội gồm mười người. Em là người đứng đầu của đội 3B, bởi các bạn trng lớp thường gọi em là “ đầu máy xe lửa”. Cuộc giằng co giữa hai đội kéo dài 5 phút, chưa phân thắng bại. Lúc này em đã cảm thấy hai bàn tay của mình đau lắm. Chỉ cần một chút hơi lỏng là thất bại lion. Em nghiến răng chịu đựng, dồn tất cả sức lực vào hai chân và hai tay. Gồng mình, bấm sâu hai bàn chân xuống nền đất, bất ngờ em giật mạnh một cái. Hình như không chịu được cú giật bất ngờ ấy, toàn bộ đội 3A bị nhào tới, trượt qua khỏi vạch, đè lên nhau. Tiếng la hét cổ vũ của các bạn nổ tung lên, vang động cả trường. Chiến thắng đã thuộc về đội chúng em, đội 3B
ã Kể trong nhóm
ã Thi kể
* Trực quan, thảo luận nhóm
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS suy nghĩ, lựa chọn nội dung
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời nối tiếp các câu hỏi gợi ý
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, gợi ý, hướng dẫn thêm, ghi bảng nếu cần
- 1 HS kể mẫu – GV gợi ý, giúp đỡ
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm
- HS kể theo nhóm đôi
- 3 HS kể thi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
2. Hãy viết lại một tin thể thao em mới đọc được trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình).
Lưu ý: cần chỉ rõ thông tin từ nguồn nào ? (đọc trên báo, tạp chí nào, nghe từ đài phát thanh, truyền hình nào ,...)
Tin thể thao trong nước
“ Chiều 15 – 1, các vận động viên đoạt huy chương vàng tại SEAGAMES 22 sẽ được nhận các phần thưởng của Trung tâm mua sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim và báo Thanh niên tổ choc. Mỗi vận động viên đoạt huy chương vàng sẽ được tặng một phiếu mua hàng trị giá 10 triệu đồng (cá nhân) và 20 triệu đồng (tập thể). Riêng hai vận động viên được bầu chọn là xuất sắc nhất: Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Thị Tĩnh sẽ nhận giải thưởng trị giá 25 triệu đồng/ người”.
* Trực quan, luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS nói miệng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS viết bài
- 2 HS đọc bài viết của mình
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét 
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Tìm hiểu thêm về thể thao
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập làm văn
Tiết : 29
Tuần : 29 
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết : Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, HS viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao em có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các gợi ý, tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại trận thi đấu thể thao em đã có dịp xem
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
1’
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
Viết về một trận thi đấu thể thao
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
- HS ghi vở
15’
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, hãy viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao em có dịp xem. 
Gợi ý:
Đó là môn thể thao nào ? 
Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ?
Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
Em cùng xem với những ai ?
Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ?
Kết quả thi đấu ra sao ?
Em có cảm nghĩ gì về buổi thi đấu đó ?
ã Viết bài
 Em đã chứng kiến một trận đá cầu tuyệt đẹp giữa hai cầu thủ của đội 5A và 5B vào chiều thứ bảy tuần qua. Đây là trận chung kết để xếp hạng nhất, nhì sau một tháng đá vòng loại, chuân rbị cho” Hội khoẻ Phù Đồng” sắp tới.
 Cảnh đá cầu tay đôi diễn ra sôi nổi, đầy hấp dẫn. Tù bên phải quả cầu được anh Trung của đội 5A ding chân phải tung lên một đường cầug vòng đẹp mắt. Chiếc cầu như một chiếc dù nhỏ bay lơ long không khác gì một chiếc lá bị gió cuốn bay vật vờ giữa không trung. Chờ cho quả cầu xuống đúng tầm, anh Phong đội 5B vội vàng đưa chân phải về sau chuẩn bị hứng cầu, phản công lại. Ai cũng dán mắt vào quả cầu. Nhìn động tác điều khiển trái cầu và tư thế đón cầu của hai cầu thủ mới thấy vẻ điệu nghệ và kĩ thuật đẹp mắt của họ. Trái cầu bay đi, bay lại mấy lượt. Lúc thì nó bay bổng lên cao theo một đường cầu vòng, lúc thì xẹt ngang như một mũi tên bắn, lúc thì tà tà như một chiếc lá bay Thế rồi bất ngờ anh Trung nghiêng người dùng chân trái tại một đường vòng cung, quả cầu bay xẹt một đường qua vai anh Phong. Trận đấu kết thúc trong tiếng vỗ tay náo nhiệt của chúng em. Thế là độin 5A đã chiến thắng với một giải nhất cầm chẳc trong tay.
ã Chấm, chữa bài 
* Luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS xem lại các câu hỏi gợi ý
- GV lưu ý HS khi làm bài
- HS 

File đính kèm:

  • docTLV_hoc_ki_2.doc