Giáo án Tập làm văn 3 học kì 1
Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết : 2
Tuần : 8
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
2. Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II. Tài liệu phương tiện:
1. - Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu
2. - Học sinh: + SGK TV 3.
iểm. 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - Qua bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết chúng ta đã biết cách các chữ cái và dấu câu tổ chức cuộc họp. Hôm nay lớp mình sẽ tạp tổ chức cuộc họp theo tổ và thi xem tổ nào họp nghiêm túc, có kết quả và bạn nào có thể điều khiển để họp lớp. * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở 17’ 2. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp * Yêu cầu : Dựa vào cách tổ chức một cuộc họp mà em biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ. Gv hỏi: Để tổ chức cuộc họp ta phải lưu ý điều gì? (xác định nội dung cần họp bàn và nắm được trình tự cuộc họp) Diễn biến cuộc họp a) Nêu mục đích cuộc họp b) Nêu tình hình của lớp c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó d) Nêu cách giải quyết e) Giao việc cho mọi người Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp: a) Giúp đỡ nhau học tập b) Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho ngày Trung thu c) Trang trí lớp học d) Giữ vệ sinh chung - Có thể chọn vấn đề, tình huống cần họp bàn khác, phù hợp với đặc điểm của tổ: VD : giúp đỡ bạn học yếu, thăm bạn ốm,... GV lưu ý HS : chọn tình huống có thực để thực hành chứ không phải diễn kịch. * Trực quan, thảo luận nhóm,vấn đáp - 1 HS đọc yêu cầu - HS trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét - GV treo bảng phụ ghi diễn biến cuộc họp - HS đọc - Các tổ chọn nội dung cuộc họp, báo cáo - Các tổ họp dưới sự điều khiển của tổ trưởng – GV giúp đỡ 13’ Cách tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp - Tiêu chí đánh giá: + Tổ trưởng điều khiển tổ họp đàng hoàng, tự tin; + Các thành viên phát biểu ý kiến tốt. + Công việc được phân công giải quyết. VD: a) Nêu mục đích cuộc họp (tổ trưởng nói) Thưa các ban, hôm nay chúng ta họp bàn về việc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày trung thu. b) Nêu tình hình (tổ trưởng nói) Mỗi tổ phải đóng góp 3 tiết mục nhưng hiện nay vẫn còn thiếu một tiết mục nữa, có thể chọn hát múa tập thể hay tổ chức rước đèn... c) Nêu nguyên nhân (tổ trưởng nói, thành viên khác bổ sung) Do chưa họp trao đổi nên chúng ta chưa quyết định, đề nghị các bạn bàn bạc để tổ ta có tiết mục hay đóng góp cho lớp. d) Nêu cách giải quyết (cả tổ thống nhất, tổ trưởng chốt) Tổ sẽ góp thêm tiết mục múa hát bài Chiếc đèn ông sao e) Giao việc cho mọi người (cả tổ thống nhất, tổ trưởng chốt) - Bạn Linh, Hoàng, Ngọc chuẩn bị đèn ông sao - Cả tổ sẽ hát - Giờ ra chơi buổi chiều sẽ tập. * Báo cáo, làm việc nhóm - GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá - Tổ trưởng điều khiển tổ mình tổ chức cuộc họp - HS khác quan sát, nhận xét - GV nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm - Nhóm khác thể hiện - HS khác quan sát, nhận xét - GV nhận xét 2’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò : Thực hành tổ chức họp bàn ở tổ và ở lớp để thống nhất ý kiến và đem lại hiệu quả cho các công việc. - GV nhận xét tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Môn : Tập làm văn Tiết : 2 Tuần : 6 Kể lại buổi đầu em đi học I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều mình vửa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu), diễn đạt rõ ràng. II. Tài liệu phương tiện: - Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu - Học sinh: + SGK TV 3. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 2’ A. ổn định tổ chức lớp - Hát bài : Ngày đầu tiên đi học B. Bài cũ - Gọi học sinh trả lời câu hỏi: + Nêu trình tự các nội dung của một cuộc họp thông thường. + Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế 8 – 3. * Hát tập thể - Cả lớp hát + GV gọi 2 – 3 em + GV nhận xét và cho điểm 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Qua bài tập đọc Nhớ lại buổi đầu đi học chúng ta đã biết về ngày đầu đi học của nhà văn Thanh Tịnh, hôm nay chúng ta sẽ kể và viết về buổi đầu đi học của mình cho cô và các bạn biết * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở 7’ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Yêu cầu 1: Kể lại buổi đầu em đi học. Câu hỏi: + Có nhất thiết phải kể đúng ngày khai giảng không? (không) + Kể về buổi đầu đi học của ai? ( Kể kỉ niệm về một buổi đầu đi học của chính bản thân mình và mình có ấn tượng, nhiều kỉ niệm nhất...) Nhớ lại buổi đầu đi học của mình để kể tự nhiên, chân thật... * Trực quan, thảo luận nhóm,vấn đáp - 1 HS đọc yêu cầu - HS trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, lưu ý 2’ Kể mẫu Câu hỏi gợi ý : + Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay chiều? + Thời tiết hôm ấy ra sao? + Ai dẫn em đến trường? + Cảnh vật hôm đó có gì đặc biệt? + Ngày đi học đầu tiên diễn ra như thế nào? + Có chuyện gì khiến em nhớ mãi?... * Trực quan, vấn đáp, thảo luận - 1 HS xung phong kể mẫu - GV giúp đỡ bằng câu hỏi gợi ý - HS khác quan sát, hỏi thêm, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm 5’ * Kể theo nhóm - HS kể cho nhau nghe theo nhóm 2 - HS kể cho cả lớp nghe - HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét 17’ * Yêu cầu 2 : Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) - Lưu ý : có thể viết dài hơn 7 câu Ví dụ: Năm nay, em đã là học sinh lớp 3 nhưng em vẫn nhớ như in buổi đi học đầu tiên của mình. Hôm đó là một ngày thu, trời trong xanh. Em dậy từ sáng sớm. Mẹ giúp em chuẩn bị quần áo, sách vở, rồi đưa cho em chiếc cặp sách và nói: “ Mẹ mong con sẽ luôn cố gắng học giỏi. Nhớ nghe lời cô giáo, con nhé!”. Bố đèo em đến trường. Trường của em đây rồi, Trường tiểu học Nghĩa Đô. Đến cổng trường, bố chỉ lớp học cho em rồi bảo: “ Con hãy mạnh dạn lên và tự mình đi vào lớp được không?”. Nhưng em không dám. Vậy là bố đã dắt tay em đến trước mặt cô giáo. Cô đưa em vào lớp, chỉ chỗ ngồi cho em. Hôm đó, cô giáo dặn dò chúng em thật nhiều điều nhưng em không nhớ hết. Buổi học đầu tiên của em bắt đầu như thế đấy. - 1 HS đọc yêu cầu - HS viết bài - GV quan sát, giúp đỡ - 2 HS đọc bài làm của mình - HS khác nhận xét - GV nhận xét 1’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò : + Đọc cho ông bà, bố mẹ nghe - GV nhận xét tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Môn : Tập làm văn Tiết : 2 Tuần : 7 Nghe kể: Không nỡ nhìn. I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nghe và nói: Nghe và kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn, kể đúng nội dung, tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể. Tiếp tục rèn kĩ năng tổ chức cuộc họp : biết cùng các bạn trong tổ mình tổ chức cuộc họp trao đổi một số vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng. II. Tài liệu phương tiện: - Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu - Học sinh: + SGK TV 3. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 2’ A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại buổi đầu em đi học * Vấn đáp - GV nhận xét bài làm - HS khá đọc lại bài của mình - HS khác nhận xét, đánh giá - GV đánh giá, 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Hôm nay, cô sẽ kể câu chuyện Không nỡ nhìn, các con chú ý lắng nghe để còn kể lại thật hay. Sau đó chúng ta sẽ cùng nhau tổ chức một cuộc họp. * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở 30’ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Nghe và kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi bên thấy thế, liền hỏi: Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không? Anh thanh niên nói nhỏ: Không ạ! Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng. Gợi ý: a) Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? (anh ngồi hai tay ôm mặt) b) Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì? (Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?) c) Anh trả lời thế nào? (Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng) * Kể theo nhóm * Kể thi trước lớp Câu hỏi: - Em có nhận xét gì về anh thanh niên này ? (+ Anh không lịch sự, không nhường chỗ cho người già và phụ nữ. + Nếu không nỡ nhìn, anh ta nên nhường chỗ ngay. + Anh ta thật ích kỉ.,. ..) - Em sẽ làm gì nếu có mặt lúc đó ? (nói với anh ta đứng dậy,. ..) - Em có bao giờ hành động như anh chàng này không? (không bao giờ) Vì sao ? ( Vì như thế là chưa văn minh, lịch sự...) * Trực quan, thảo luận nhóm,vấn đáp - 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý - GV kể chuyện - HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi gợi ý - HS khác bổ sung - GV nhận xét, chốt - HS xung phong kể lại câu chuyện – GV gợi ý, giúp đỡ - HS khác nhận xét về cách kể của bạn - GV nhận xét * HS kể theo nhóm 4 - HS thi kể - HS khác nhận xét. * GV nhận xét, hỏi - HS trả lời - HS khác bổ sung - GV nhận xét 2’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò : + Kể lại câu chuyện cho gia đình nghe + Ghi nhớ trình tự, cách tiến hành chung một cuộc họp - GV nhận xét tiết học, dặn dò - HS thu lại mẫu điện báo. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Môn : Tập làm văn Tiết : 2 Tuần : 8 Kể về người hàng xóm I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến. Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu), diễn đạt rõ ràng. II. Tài liệu phương tiện: - Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu - Học sinh: + SGK TV 3. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 2’ A. Kiểm tra bài cũ - Kể chuyện: Không nỡ nhìn + Em hãy nêu nội dung của câu chuyện? * Kiểm tra, đánh giá - 2 HS kể - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chấm điểm 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Chúng ta sống trong cộng đồng có rất nhiều mối quan hệ ngoài gia đình ví dụ như bạn bè, thầy cô giáo... và gần ta nhất là những người hàng xóm. Hôm nay, chúng ta sẽ kể cho nhau nghe về người hàng xóm mà mình quý mến. * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở 7’ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Yêu cầu 1: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Gợi ý: + GV yêu cầu học sinh suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể theo gợi ý sau: a) Người đó tên là gì ? Bao nhiêu tuổi. b) Người đó làm nghề gì? c) Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? c) Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? d) Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? - Gợi ý thêm : có thể kể thêm cả những đặc điểm về hình dáng, tính tình, kỉ niệm, ấn tượng của mình về người hàng xóm đó... * Trực quan, thảo luận nhóm,vấn đáp - 1 HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ 1 phút, chọn người định kể - HS trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, gợi ý thêm. 2’ * Kể mẫu * Trực quan, vấn đáp, thảo luận - 1 HS xung phong kể mẫu - GV giúp đỡ bằng câu hỏi gợi ý - HS khác hỏi thêm, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm 5’ * Kể theo nhóm - Trình bày trước lớp * HS kể cho nhau nghe theo nhóm 2 - HS kể cho cả lớp nghe - HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét 17’ * Yêu cầu 2 : Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) - Lưu ý : + Viết chân thật, giản dị đúng với hoàn cảnh, suy nghĩ của mình + Có thể viết dài hơn 7 câu * 1 HS đọc yêu cầu - HS viết bài - GV quan sát, giúp đỡ - 2 HS đọc bài làm của mình - HS khác nhận xét - GV nhận xét 1’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò : + Về nhà viết lại cho hay hơn + đọc cho ông bà, bố mẹ nghe - GV nhận xét tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Môn : Tập làm văn Tiết : 2 Tuần : 10 Tập viết thư và phong bì thư I. Mục tiêu: Dựa vào mẫu bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình thức – nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng) để báo tin cho người thân. Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư: ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi thư theo đường bưu điện. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi yêu cầu, gợi ý ở BT1. Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu Giấy rời và phong bì thư (HS chuẩn bị) để thực hành ở lớp. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 4’ A. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài: Thư gửi bà - Câu hỏi : + Dòng đầu bức thư ghi những gì ? (Địa điểm, thời gian gửi thư) + Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai?(Với người nhận thư – bà) + Nội dung thư ? ( Hỏi thăm, kể chuyện,. ..) + Cuối thư ghi những gì ? (Lời chào, chữ kí và tên) * Kiểm tra, đánh giá - 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét - GV nhận xét 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Chúng ta đã được đọc bức thư của bạn Đức gửi cho bà và thấy được tình cảm của bạn cũng như hiểu biết thêm về cách viết một bức thư. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tập viết thư và phong bì thư. * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở 16’ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: ã Bài tập 1 : Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân : + Nội dung của một bức thư: - Dòng đầu thư : Nơi gửi, ngày. .. tháng. .. năm. .. - Lời xưng hô với người nhận thư (ông bà, chú, bác...) - Nội dung thư ( 4 – 5 dòng) : Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn... - Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên * Câu hỏi gợi ý : + Em sẽ viết thư gửi ai ? (bà, ông, cô, bác,. ..) + Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào để thể hiện sự kính trọng, yêu quý ? (Ông kính yêu !, Nội yêu quý của cháu !,...) + Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm ông điều gì ? (. .. hỏi thăm sức khoẻ, báo cho ông tình hình học tập, kể chuyện vui,. ..) + Cuối thư, em chúc ông điều gì?, hứa hẹn điều gì? (chúc ông mạnh khoẻ, vui vẻ, hứa sẽ học giỏi, chăm làm,...) * Trực quan, luyện tập, thực hành - 2 HS đọc yêu cầu và gợi ý - HS suy nghĩ chọn người định viết thư - GV nêu câu hỏi - HS trả lời từng câu hỏi tương ứng từng đoạn trong thư - HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét * HS viết bài - HS đọc bài - HS nhận xét - GV nhận xét 11’ ã Bài tập 2 : Tập ghi trên thư và phong bì thư - Góc bên trái (phía trên) : Ghi họ và tên, địa chỉ của người gửi - Góc bên phải (phía dưới) : Ghi họ và tên, địa chỉ của người nhận - Góc bên phải (phía trên) : Dành để dán tem trước khi bỏ vào hòm thư. Người gửi:Đào Thị Thanh Bình Tem Số nhà 103, D6, tổ 79, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Người nhận: Đào Văn Duy Tăng Bảo, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên, * Trực quan, vấn đáp, thảo luận - GV giới thiệu phong bì đã ghi - HS nhận xét về cách ghi phong bì - HS khác nhận xét - GV nhận xét - HS viết vào phong bì của mình - HS đọc - HS khác nhận xét - GV nhận xét 3’ C. Củng cố – dặn dò - Nhắc lại cách viết một bức thư - Dặn dò : Thực hiện viết và gửi thư cho người thân - GV nhận xét tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................. Môn : Tập làm văn Tiết : 2 Tuần : 11 Nói về quê hương I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nghe và nói: Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu !. Lời kể rõ, vui, tác phong mạnh dạn, tự nhiên. Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (Quê em ở đâu? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào ?); dùng từ đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tranh ảnh vẽ cảnh đẹp quê hương III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 2’ A. Kiểm tra bài cũ - Đọc lá thư mà em viết cho người thân * Vấn đáp - HS khá đọc lại bài của mình - HS khác nhận xét - GV đánh giá 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở 30’ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau : a) Quê em ở đâu ? b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ? c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? - Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống,... Quê em có thể ở nông thôn, làng quê, cũng có thể ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng... Nếu em biết ít về quê hương, em có thể kể về nơi em đang ở cùng cha mẹ. ã Kể theo nhóm ã Kể thi trước lớp * Trực quan, vấn đáp, luyện tập - HS đọc đề bài và các câu gợi ý * GV giúp HS hiểu rõ hơn về quê hương - GV nêu từng câu hỏi, HS trả lời theo dãy - HS khác nhận xét - GV nhận xét * 1 HS kể mẫu - HS khác nhận xét - GV nhận xét * HS kể theo nhóm đôi * HS thi kể - HS khác nhận xét, bình chọn người kể hay. 2’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò : + Kể lại câu chuyện cho gia đình nghe + Tìm hiểu thêm về quê hương mình - GV nhận xét tiết học, dặn dò Môn : Tập làm văn Tiết : 2 Tuần : 12 Nói về cảnh đẹp đất nước I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong SGK). Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên. 2. Rèn kĩ năng viết: HS viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh (ảnh) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương Tranh ảnh vẽ cảnh đẹp quê hương III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 2’ A. Kiểm tra bài cũ - Nói về quê hương mình * Vấn đáp - 1 – 2 HS kể - HS khác nhận xét - GV đánh giá, 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài 15’ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Mang tới lớp tranh, ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí). Nói những điều em biết về cảnh đẹp đất nước theo gợi ý dưới đây. a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì ? Cảnh đó ở nơi nào ? b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào ? c) Cảnh trong ảnh (tranh) có gì đẹp ? d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì ? - Tranh (ảnh) các con sưu tầm được vẽ (chụp) cảnh gì? + Huế, Vịnh Hạ Long, Quốc Tử Giám, Sa Pa, Chùa một cột - Nói về cảnh đẹp trong tranh của mình. Ví dụ: Nói về cảnh đẹp Phan Thiết Tấm ảnh chụp một một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết. Bao chùm lên bức tranh là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của một bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô trên biển.Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp. Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào về đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế. * Kể trong nhóm * HS nói trước lớp Yêu cầu: nói đủ ý, biết dùng các từ ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh so sánh khi tả, bộc lộ được ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nước * Trực quan, thảo luận nhóm,vấn đáp - 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý - Nhiều HS lần lượt trả lời từng câu hỏi - HS khác nhận xét - GV nhận xét - HS giới thiệu tranh của mình cho bạn bên cạnh * HS khá kể mẫu – GV giúp đỡ - HS khác nhận xét - GV nhận xét * HS kể theo nhóm đôi * HS thi kể - HS khác nhận xét. - GV và HS bình chọn người kể hay nhất 15’ Bài 2: Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. - Lưu ý : về câu, chính tả, từ ngữ,. .. - Gợi ý : + HS có thể nói về cảnh đẹp đất nước hoặc cảnh đẹp ở chính quê hương mình để liên hệ kĩ hơn + Bộc lộ niềm tự hào + Nói về cảnh đẹp theo không gian từ xa đến gần, hoặc theo thời gian, . .. * Trực quan, vấn đáp, luyện tập - HS yêu cầu - HS viết bài, GV quan sát, giúp đỡ - HS đọc bài làm của mình - GV nhận xét 2’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò : Kể lại đoạn văn nói về một cảnh đẹp đất nước cho người thân nghe. - GV nhận xét tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................................... ..............................
File đính kèm:
- TLV_hoc_ki_1.doc