Giáo án Tập huấn môn Địa lý

LỚP 8

BÀI 14 : ĐÔNG NAM Á − ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

− Biết được vị trí, lãnh thổ khu vực Đông Nam Á, hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí đó.

− Nắm được các đặc điểm tự nhiên (địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan) của khu vực.

2. Kĩ năng

 

doc50 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập huấn môn Địa lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiện tượng gì ?
* Hình ảnh về lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực dưới tác động của hiệu ứng nhà kính (trên máy).
− Quan sát, trả lời (độc lập).
? Theo dõi đoạn phim (lấy đoạn phim từ đĩa tư liệu) cho biết : Sự tan băng ở Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào ?
* Đoạn phim về sự tan băng ở Nam Cực (trên máy).
* GV nhấn mạnh : Ngày nay, dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, Trái Đất đang nóng lên, lớp băng ở Nam Cực tan nhanh góp phần làm nước biển dâng cao, làm ngập chìm nhiều đảo và nhiều vùng đất trên Trái Đất. Trong đó, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng cao.
? Là HS em có thể làm gì để giảm nhẹ và thích ứng với BBĐKH?
Nghe.
− Suy nghĩ, trả lời (độc lập).
? Nghiên cứu nội dung SGK, em hãy cho biết thực và động vật của châu Nam Cực có đặc điểm gì ?
− Nghiên cứu nội dung SGK.
− Trả lời (độc lập).
− Sinh vật :
+ Thực vật : Không thể tồn tại.
+ Động vật : Chịu rét giỏi (cánh cụt, hải cẩu, cá voi...).
? Tại sao sinh vật ở Nam Cực lại có đặc điểm như vậy?
− Suy nghĩ, trả lời.
? Theo dõi đoạn phim sau và mô tả lại cuộc sống 
của loài chim cánh cụt Hoàng Đế.
− Theo dõi đoạn phim.
− Mô tả.
? Kể tên những khoáng sản chủ yếu của châu Nam Cực ?
− Nghiên cứu SGK.
− Trả lời (độc lập).
− Khoáng sán : Than, sắt, đồng, ...
GV mở rộng : Tại sao ở châu Nam Cực, thực vật không thể tồn tại nhưng lại có rất nhiều than ?
Nghe và trả lời.
* Bài tập củng cố :
Dựa vào những miếng gắn và mũi tên (trên bảng), em hãy lắp ghép chúng thành một sơ đồ.
* Miếng gắn : Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản, khí hậu, + 4 mũi tên.
− Trả lời (độc lập).
* Chốt kiến thức phần I 
và II.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vài nét về lịch sử khám phá, nghiên cứu
Phương pháp : Thuyết trình.
III. Vài nét về lịch sử khám phá, nghiên cứu
* Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung sưu tầm (đã phân công).
− Đại diện nhóm 1 trình bày (Nội dung: Lịch sử khám phá châu Nam Cực).
− Đại diện nhóm 2 trình bày (Nội dung: Công tác nghiên cứu châu Nam Cực).
− Cả lớp nhận xét, đánh giá.
* Nhận xét, đánh giá.
* Mở rộng kiến thức.
? Qua phần trình bày của các bạn, em hãy rút ra những nét chính về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực ?
− Trả lời (độc lập).
− Là châu lục được biết đến muộn nhất.
− Việc nghiên cứu đang được xúc tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên, châu Nam Cực vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
Hoạt động 4: Củng cố
Hoạt động 5: Nối tiếp
Dặn dò HS làm bài tập, chuẩn bị bài sau : Thiên nhiên châu Đại Dương.
PHIẾU HỌC TẬP
Tiết 54 − Bài 47
CHÂU NAM CỰC − CHÂU LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
Họ và tên 	: ...............................
Lớp 	: ...............................
1.	Khí hậu : Dựa vào H47.2 trong SGK, em hãy hoàn thành nội dung sau :
Trạm Lintơn Amêrican
Trạm Vôxtốc
Nhiệt độ cao nhất
Nhiệt độ thấp nhất
Biên độ nhiệt
Nhiệt độ cao nhất
Nhiệt độ thấp nhất
Biên độ nhiệt
	Mùa hè 	: Từ tháng ................... đến tháng ...................
	Mùa đông	: Từ tháng ................... đến tháng ...................
	 Þ Kết luận : ............................................................................................
2.	Địa hình : Dựa vào H47.3 trong SGK, em hãy hoàn thành nội dung sau :
Do điều kiện khí hậu ........................... nên gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị ............................... tạo thành các ............................................. bề mặt khá .................................... Tuy nhiên, bên dưới lớp băng này, địa hình vẫn có sự ........................... Cụ thể, địa hình vẫn có nơi .............. mực nước biển, có nơi ...................... hoặc ......................... mức nước biển.
LỚP 8
BÀI 14 : ĐÔNG NAM Á − ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
− Biết được vị trí, lãnh thổ khu vực Đông Nam Á, hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí đó.
− Nắm được các đặc điểm tự nhiên (địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan) của khu vực.
2. Kĩ năng 
− Phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ.
− Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
3. Thái độ 
−	Giáo dục ý thức bảo vệ MT và ứng phó với BĐKH.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
− Bản đồ H14.1, H14.2, H15.1 (Đồ dùng dạy học tự làm).
− Đoạn phim núi lửa ở Inđônêsia, cảnh quan Đông Nam Á.
− Bảng phụ: In A1.
− Phiếu học tập: In A4.
2. Chuẩn bị của học sinh
	- Đọc trước nội dung bài học ở nhà
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
− Hãy nêu khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á.
− Nêu đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản.
3. Dạy bài mới
Vào bài : Yêu cầu HS kể tên các nước ở khu vực Đông Nam Á và những thiên tai thường xảy ra ở khu vực này. GV chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á
− Phương pháp : Vấn đáp, gợi mở.
I. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á
* Định hướng : Làm việc 
cá nhân.
? Dựa vào bản đồ (Trên máy), em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á ? (Phiếu học tập – Phụ lục 1)
− HS lên bảng xác định.
− Nhận xét, bổ sung.
− Vị trí :
+ Đông Nam châu Á.
+ Tiếp giáp Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
® Ý nghĩa : Là cầu nối giữa hai lục địa, hai đại dương lớn.
* Mở rộng kiến thức.
− Lắng nghe.
? Quan sát bản đồ trên bảng (hoặc H15.1 trong SGK), em hãy cho biết các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực ĐNA thuộc quốc gia nào ? 
− HS lên bảng xác định.
? Trên cơ sở các điểm cực vừa xác định, em hãy cho biết giới hạn theo chiều Bắc − Nam của khu vực Đông Nam Á ? 
Trả lời
− Giới hạn : 2805'B − 100N.
® Phần lớn diện tích nằm trong vùng nội chí tuyến.
? Em hãy cho biết Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào ? Nêu những 
hiểu biết của em về các bộ phận này ? 
− Nghiên cứu nội dung SGK, trả lời.
− Gồm hai bộ phận :
+ Phần đất liền (Bán đảo Trung Ấn).
+ Phần hải đảo (Quần đảo Mã Lai).
* Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức phần I.
− Nhắc lại kiến thức.
* Chuyển ý :
Vị trí địa lí giáp nhiều biển và đại dương lớn và phần lớn diện tích lãnh thổ nằm trong vùng nội chí tuyến sẽ là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên của khu vực. Vậy, những đặc điểm tự nhiên của khu vực này là gì ? Chúng ta cùng nghiên cứu phần II.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực
− Phương pháp : Trao đổi − thảo luận, vấn đáp − gợi mở.
II. Đặc điểm tự nhiên
1. Địa hình, khoáng sản
* Định hướng : Phần 1 làm việc theo nhóm.
? Dựa vào H14.1 và nội dung SGK, em hãy cho biết đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á ?
− Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1, 2 : Bán đảo Trung Ấn.
+ Nhóm 3, 4 : Quần đảo Mã Lai.
− 2 HS lên bảng trình bày.
− Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
− Bật đáp án (trên máy) để HS đối chiếu kết quả.
− Đối chiếu kết quả.
− Chỉnh sửa, bổ sung.
 (Phục lục 2)
− Xem đoạn phim sau và cho biết :
? Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị thu hẹp diện tích của các đồng bằng trong khu vực.
? Hậu quả của tình trạng này ?
* GV nhấn mạnh : Trước ảnh hưởng của biến động khí hậu toàn cầu, mực nước biển dâng cao, nhiều vùng đất ven biển bị ngập, trong đó có các đồng bằng ven biển, làm mất một phần lớn diện tích đất sinh hoạt và trồng trọt, ảnh hưởng lớn đến đời sống và kinh tế ở nước ra. Hai đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp, đòi hỏi ý thức chung tay bảo vệ MT của tất cả mọi người để khắc phục tình trạng này.
− Xem đoạn phim.
− Suy nghĩ, trả lời.
Nghe.
2. Khí hậu, cảnh quan, sông ngòi
? Dựa vào hình 14.1 và nội dung SGK, em hãy kể tên các kiểu khí hậu chủ yếu ở đất liền và hải đảo Đông Nam Á ?
− Trao đổi (cặp).
? Nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai địa điểm trong H14.2.
− Trả lời.
? Cho biết chúng thuộc kiểu khí hậu nào ?
? Tìm vị trí các địa điểm đó trên H14.1.
− Lên bảng trình bày.
? Từ đây, em rút ra được những đặc điểm gì về nhiệt độ, lượng mưa của hai bộ phận khu vực Đông Nam Á ?
Trả lời.
Phụ lục 3.
? Quan sát H14.1 và nghiên cứu nội dung SGK trang 48, em hãy cho biết sự khác nhau giữa gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ? 
(Nơi xuất phát, hướng gió, tính chất)
− Trao đổi.
− Nghiên cứu nội dung SGK.
− Trả lời.
? Căn cứ vào những gì chúng ta đã tìm hiểu về khí hậu, em hãy giải thích tại sao khu vực Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng có cùng vĩ độ ?
− Suy nghĩ.
− Trả lời.
? Quan sát những hình ảnh trên máy, em hãy cho biết những ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống người dân Đông Nam Á ?
* Hình ảnh : Siêu bão trên Biển Đông, hạn hán, lũ lụt tại các nước Đông Nam Á.
− Quan sát hình ảnh.
− Suy nghĩ, trả lời.
* Với vị trí nằm sát biển, các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu.
− Nhiệt độ tăng và biến đổi lượng mưa tạo nên sự thất thường của khí hậu.
− Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão hình thành trên biển, nhất là Philippin. 
− Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH.
− Hậu quả để lại là vô cùng to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sự phát triển kinh tế.
? Muốn khắc phục tình trạng trên chúng ta phải làm gì ?
−Sử dụng hợp lí nguồn năng lượng.
− Bảo vệ MT....
Nghe.
Suy nghĩ, trả lời.
− Xem đoạn phim sau và trả lời câu hỏi :
? Khu vực Đông Nam Á có những cảnh quan chủ yếu nào ?
? Cảnh quan nào chiếm ưu thế ?
− Xem đoạn phim.
− Trả lời (độc lập).
Phục lục 4.
? Tại sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm thường xanh chiếm phần lớn diện tích của khu vực Đông Nam Á ?
− Suy nghĩ.
− Trả lời (độc lập).
* GV mở rộng và chốt kiến thức khí hậu, cảnh quan.
− Quan sát lược đồ (trên máy) và hoàn thành phiếu học tập (Phụ lục 5).
− Quan sát, suy nghĩ.
− Làm bài độc lập.
− 1 HS lên bảng gắn kết quả.
− Cả lớp nhận xét, bổ sung.
− Phiếu học tập treo trên bảng phụ.
* Mở rộng, chốt kiến thức phần sông ngòi.
? Quan sát những bức ảnh sau và cho biết những thuận lợi, khó khăn do đặc điểm tự nhiên đem lại đối với khu vực Đông Nam Á ?
− Quan sát các hình ảnh, suy nghĩ.
− Trả lời.
Hoạt động 3 : Củng cố
Hoạt động 4 : Nối tiếp
1. Hướng dẫn HS làm bài tập.
2. Chuẩn bị bài 15 : Đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á.
PHỤ LỤC 1
	Căn cứ vào kênh hình, kênh chữ trong SGK và trên máy, em hãy hoàn thành những nội dung sau :
Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á :
− Nằm ở phía ................................... châu Á.
− Tiếp giáp .............................. và .......................................
Þ Ý nghĩa ......................................................................................................
PHỤ LỤC 2
 Bộ phận
Đặc điểm
Bán đảo Trung Ấn
Bán đảo Mã Lai
Địa hình
− Là các dải núi chạy dài theo hướng B−N và TB−ĐN bao quanh các cao nguyên thấp.
− Đồng bằng tập trung 
ở ven biển và hạ lưu 
các sông.
− Nhiều núi lửa.
− Đồng bằng tập trung ở ven biển.
Khoáng sản
Phong phú.
Phong phú.
PHỤ LỤC 3
 Bộ phận
Đặc điểm
Bán đảoTrung Ấn
Bán đảo Mã Lai
Khí hậu
− Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa.
− Nóng ẩm, mưa theo mùa.
− Chủ yếu là khí hậu xích đạo.
− Nóng ẩm, mưa nhiều.
PHỤ LỤC 4
 Bộ phận
Đặc điểm
Bán đảo Trung Ấn
Bán đảo Mã Lai
Cảnh quan
− Rừng nhiệt đới ẩm.
− Rừng thưa và xavan 
cây bụi.
− Rừng nhiệt đới ẩm.
PHỤ LỤC 5
Khu vực Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi .................... Trong đó, các sông ở bán đảo Trung Ấn chủ yếu là các sông ................................... chảy theo hướng ................................ và hướng .........................., các sông ở quần đảo Mã Lai chủ yếu là các sông .................... và có chế độ nước..............................................
LỚP 8
BÀI 38 : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
− Nêu và chứng minh được giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật Việt Nam.
− Nắm được thực trạng (số lượng, chất lượng) nguồn tài nguyên này.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét số liệu.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
− Máy chiếu, máy vi tính.
− Bản đồ phân bố thực và động vật Việt Nam.
− Tranh ảnh, băng hình về nạn cháy rừng, phá rừng,...; động vật quý hiếm và săn bắt chim thú bừa bãi...
− Bảng phụ (Giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam).
2. Chuẩn bị của học sinh
− Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam, các động vật quý hiếm có tên trong "Sách Đỏ" Việt Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
− Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
− Kể tên 10 vườn quốc gia ở Việt Nam.
3. Dạy bài mới
Vào bài : Ở tiết học trước, các em đã biết sinh vật ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng và sinh trưởng rất nhanh. Chúng có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta ? Tài nguyên sinh vật có phải là vô tận hay không ? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên này ? Để trả lời tất cả những câu hỏi đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những giá trị của tài nguyên sinh vật
Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, phát vấn.
* GV kiểm tra sản phẩm được làm từ thực, động vật do HS đã chuẩn bị.
I. Giá trị của tài nguyên sinh vật
? Sản phẩm ngày hôm nay em mang đến lớp làm từ vật liệu nào ? Vật liệu đó được lấy từ đâu ?
2− 3 HS trả lời.
? Dựa vào bảng 38.1, những hiểu biết thực tế của bản thân và các hình ảnh dưới đây, em hãy cho biết những giá trị của tài nguyên thực vật ? Cho ví dụ ?
Hình ảnh : Cây thuốc, cột gỗ lim ở đình làng, khu du lịch sinh thái, cây cảnh.
* GV thống kê ® ghi bảng phụ.
HS quan sát, trả lời.
? Dựa vào hiểu biết thực tế và các hình ảnh dưới đây, em hãy cho biết những giá trị của tài nguyên động vật ? 
Ví dụ ?
Hình ảnh : Thức ăn, mật ong, giày da, nhẫn ngọc trai, vườn bách thú...
* GV thống kê ® ghi bảng phụ.
Thực vật
Động vật
Giá trị
Thực phẩm
Làm nguyên liệu sản xuất
Làm thuốc
Du lịch văn hoá
MT sinh thái
? Qua nội dung chúng ta vừa tìm hiểu, các em hãy sắp xếp các giá trị trên vào Bảng 1 − Phiếu học tập.
− HS suy nghĩ điền nội dung vào phiếu học tập.
GV gọi HS lên bảng điền đáp án vào bảng phụ.
− HS lên bảng điền đáp án.
Giá trị tài nguyên sinh vật
Kinh tế
VH-DL NC
MT S.thái
- Dùng làm thực phẩm.
- Dùng làm thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ.
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất.
.....
-Sinh vật cảnh.
- Tham quan du lịch.
- Nghiên cứu khoa học
.....
- Điều hoà không khí.
- Tăng lượng oxi, làm sạch không khí.
- Giảm nhẹ ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai.
- Ổn định độ phì cho đất
.....
* GV : Sau đây là kết quả tổng hợp :
? Qua sơ đồ vừa hoàn thành em có nhận xét gì về giá trị của tài nguyên sinh vật ?
HS nhận xét trả lời :
− Phong phú, đa dạng.
− Trên mọi lĩnh vực.
Þ GV chốt, chuyển ý.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân, hiện trạng, hậu quả và biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật
Phương pháp : Gợi mở, thảo luận.
II. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
? Em hãy nhắc lại đặc điểm thứ nhất của địa hình Việt Nam ?
− HS nhắc lại kiến thức cũ. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
GV đặt vấn đề : Là nước có 3/4 diện tích là đồi núi, lại thêm khí hậu nhiệt đới, rất thuận lợi cho sự phát triển của thực, động vật. Nhưng Việt Nam có phải là một quốc gia giàu có về rừng và động vật hay không ?
? Để biết câu trả lời, các em hãy dựa vào SGK, các tranh ảnh sau rồi cho biết hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và động vật nước ta ?
Nhóm chẵn
Nhóm lẻ
Tài nguyên rừng (Phần 2 trong Phiếu học tập)
Tài nguyên động vật (Phần 3 trong Phiếu học tập)
Thảo luận nhóm theo nội dung đã phân công.
Hình ảnh gợi ý
− HS lên bảng trình bày.
− Cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Diện tích rừng 
trung bình theo đầu người ở Việt Nam
= 1/3 châu Á , 
= 1/10 thế giới.
Þ Nhận xét : Diện tích rừng trung bình theo đầu người ở nước ta rất thấp.
* Nhận xét bảng số liệu :
− Tỉ lệ che phủ rừng so với đất liền thấp (35%).
− Giảm mạnh trong thời gian 1943 − 1993, có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.
Nhóm chẵn
Nhóm lẻ
Chặt phá rừng, cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, 
Đánh bắt cá bằng mìn, ô nhiễm MT nước, động vật quý hiếm, 
* GV mời HS nhóm 1 lên bảng trình bày nội dung đã hoàn thành trong phiếu học tập.
1. Bảo vệ tài nguyên rừng
− Trình bày hiện trạng, nguyên nhân.
* Cho HS xem đoạn phim về cháy rừng, chặt phá rừng...
* HS trình bày hậu quả, biện pháp.
* GV trình bày sơ đồ về mối quan hệ nhân quả do mất rừng gây nên.
SƠ ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ DO MẤT RỪNG GÂY NÊN
Thực, động vật bị tuyệt chủng
Ảnh hưởng đến MT sống
Giảm sự điều hòa khí hậu
MẤT RỪNG
Đất rừng bị xói mòn
Sông, hồ nông dần 
và phải nạo vét
Nơi sống của sinh vật bị
 phá huỷ
Dòng chảy thất thường
Lũ lụt
Khô hạn
Nước ngầm giảm sút
TÀI NGUYÊN RỪNG
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
− Rừng nguyên sinh còn rất ít.
− Tỉ lệ che phủ rừng thấp.
− Chất lượng rừng giảm sút.
− Chiến tranh huỷ diệt.
− Cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy.
− Chặt phá, khai thác quá mức tái sinh 
của rừng.
− Quản lí, bảo vệ kém.
− Động vật mất nơi cư trú.
− Thiên tai : Lũ lụt, hạn hán 
− Đất đai bị xói mòn.
− Ô nhiễm không khí.
− Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi, núi trọc.
− Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.
− Bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn .
...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
* Là HS, em sẽ có những hành động thiết thực nào để bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thực vật nói chung ?
− Suy nghĩ, trả lời (độc lập).
* GV quay lại sơ đồ 
về mối quan hệ nhân quả do mất rừng để chuyển ý.
2. Bảo vệ tài nguyên 
động vật
* GV cho HS xem đoạn phim về động vật hoang dã.
HS xem và suy ngẫm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
* GV mời HS nhóm 2 lên bảng trình bày nội dung phần 3a − Phiếu học tập.
− HS lên bảng trình bày và chỉ bản đồ.
+ Bò tót (vùng rừng núi phía Tây Bắc, Tây Nguyên).
+ Sao La (rừng núi Bắc Trung Bộ) 
 Þ Chỉ tập trung tại một số khu vực, địa bàn phân bố nhỏ hẹp.
* GV chiếu bài làm phần 3b trong Phiếu học tập của HS 
lên máy.
− HS trình bày bài làm của mình.
− Cả lớp nhận xét, 
bổ sung.
* GV chiếu kết quả tổng hợp.
TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
− Số lượng loài giảm sút (cả trên cạn lẫn dưới nước).
− Nhiều loài 
có nguy cơ 
tiệt chủng.
− Do đánh bắt chim thú 
bừa bãi.
− Do đánh bắt cá bằng phương pháp huỷ diệt.
− Do ô nhiễm MT.
− Mất đa dạng sinh học.
− Mất cân bằng sinh thái.
− Ô nhiễm MT.
− Không phá rừng và bắt, giết 
chim thú.
− Không đánh bắt cá bằng phương pháp hủy diệt.
− Xây dựng nhiều khu bảo tồn 
thiên nhiên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
* GV gọi 1 HS đọc to ghi nhớ.
− Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ : SGK.
Hoạt động 3 : Củng cố
Điền nội dung thích hợp vào ô trống.
Tài nguyên sinh vật 
Hiện trạng 
Giá trị
Nguyên nhân
Biện pháp 
...  
... 
... 
... ...
Hoạt động 4: Nối tiếp
− Dặn dò HS làm bài tập : 2,3 trong SGK.
− Chuẩn bị bài học sau : Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Giá trị của tài nguyên sinh vật
Dựa vào bảng 38.1 trong SGK và những hiểu biết thực tế, em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống :
Kinh tế
V.Hoá - D.Lịch- N.Cứu
MT sinh thái
Giá trị tài nguyên sinh vật
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
a) Quan sát bảng số liệu sau và nhận xét diện tích rừng trung bình theo đầu người ở nước ta so với châu Á và thế giới.
Việt Nam
Châu Á
Thế giới
Diện tích rừng trung bình theo đầu người (ha)
0,14
0,4
1,6
Diện tích rừng trung bình theo đầu người ở Việt Nam 
=
.........../...........
Châu Á
.........../...........
Thế giới
Þ Nhận xét :	 ..
b) Quan sát biểu đồ sau và nhận xét :
− Về tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền ?
− Về xu hướng biến động của diện tích rừng ?
Năm
Tỉ lệ che phủ rừng
20,1
35,8
43,3
Biểu đồ : Thể hiện tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền
Nhận xét : ....
...
c) Hoàn thành bảng sau :
Tài nguyên rừng
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
3. Bảo vệ tài nguyên động vật
a) Quan sát bản đồ phân 

File đính kèm:

  • docTap_huan_Dia_PCTTBDKH_20150726_030511.doc