Giáo án Tập đọc + Thủ công Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

2. Khám phá. Luyện tập: (15 phút)

HĐ 1 : Luyện đọc.

*Mục tiêu:

- Rèn đọc đúng từ: rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần.

- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài

- Tóm tắt nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.

-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.

* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần.

+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế

c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.

- Giải nghĩa từ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:

*Dự kiến một số câu:

+ Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ,/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.

+ Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//

Lưu ý:

Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1

e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.

- Yêu cầu học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm

g. Đọc toàn bài.

- Yêu cầu học sinh đọc.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

HĐ2: Tìm hiểu bài: (15 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc + Thủ công Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31:
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC 
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. Học sinh NK trả lời được câu hỏi 5 
1.2. Năng lực:
- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác. Biết lăng nghe bạn đọc và nhận xét bạn. Cùng bạn trả lời câu hỏi. 
- Năng lực đặc thù: - Đọc thành tiếng, đọc hiểu, phát triển ngôn ngữ. Biết thêm và ngồn gốc rễ đa tròn. 
1.3: Phẩm chất: Yêu Bác Hồ, Bác luôn dành cho thiếu nhi điều tốt đẹp nhất. Biết yêu thiên nhiên, biết suy nghĩ và hành động của bản thân sẽ đạt được gì phía trước. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBHT điều hành trò chơi: Bắn tên
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc và TLCH bài Cháu nhớ Bác Hồ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối ND bài mới: ghi tựa bài lên bảng: Chiếc rễ đa tròn. 

-HS chủ động tham gia chơi
- HS bình chọn bạn thi tốt nhất
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. Khám phá. Luyện tập: (15 phút)
HĐ 1 : Luyện đọc. 
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần..
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. 
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài
- Tóm tắt nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn, thường lệ, cuốn, nhỏ dần, tần ngần.
+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ,/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất. 
+ Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.// 
Lưu ý: 
Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+ Đặt câu với từ: tần ngần, thắc mắc.
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Học sinh chia sẻ cách đọc
+ Đọc lời của Tôm Càng hỏi Cá Con.
- Yêu cầu học sinh đọc bài: Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.

 HĐ2: Tìm hiểu bài: (15 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
* Mời đại diện các nhóm chia sẻ
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
+ Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì ? 
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? 
+ Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây như thế nào?
+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
+ Hãy nói một câu:
a. Về tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi. (M3, M4)
b. Về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh. (M3, M4)
- Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật . Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
- Cho các nhóm thi đọc truyện.
µGV nhận xét
Giáo dục tình yêu thương của Bác với mọi người, mọi vật
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Học sinh đọc thầm.
+ Bác bảo chú cần vụ cuốn chiêc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn rễ lại thành vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
+ Chiếc rễ đa thành cây đa con có vòng lá tròn.
+ Chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy.
- HS phát biểu về những ý kiến đúng.
+Thi đọc
+Bình chọn nhóm đọc tốt
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
HĐ3: Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần hai. 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Cho các nhóm tự phân vai đọc bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
- Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm tự phân vai đọc lại bài.
+ Mỗi nhóm 3 học sinh 
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) 
- Hỏi lại tựa bài.
+ Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các em thiếu nhi? 
+VD: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh.
- Giáo dục tư tưởng cho HS....
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
----------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021
THỦ CÔNG
LÀM CON BƯỚM (tiết 1)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách làm con bướm bằng giấy.
1.2. Năng lực:
- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác. Biết lắng nghe và nhận xét sản phẩm bạn. Cùng bạn trả lời câu hỏi. Biết sáng tạo ra những con bướm kích thước và màu sắc khác nhau. 
- Năng lực đặc thù: Với học sinh khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp đều, phẳng. 
1.3: Phẩm chất: Có năng khiếu thẩm mĩ, biết gấp và chọn màu phù hợp. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Mẫu con bướm bằng giấy. Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình minh họa. Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.	
 - Học sinh: Giấy thủ công.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học.
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài Kìa con bướm vàng
- GV kết nốibài mới - ghi bài lên bảng.
- Học sinh báo cáo.
- Học sinh hát.
- Học sinhlắng nghe, giở sgk.
2. HĐ quan sát và nhận xét: (10 phút)
*Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo, cách làm con bướm.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
+ Con bướm làm bằng gì?
+ Có những bộ phận nào?
- Làm bằng giấy.
- Cánh bướm, thân, râu.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh làm được con bướm bằng giấy.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
-GV giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian thực hành
- Lưu ý học sinh ghi nhớ quy trình: 
Bước 1: Cắt giấy.
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô.
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô.
Cắt một nan giấy chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu bướm.
Bước 2: Gấp cánh bướm.
- Tạo các đường nếp gấp:
+ Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo như hình 1 được H2.
+ Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường dấu gấp ở hình 2,3,4 sao cho các nếp gấp cách đều ta được H5 (chú ý miết kĩ các nếp gấp).
Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông như ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy, sau đó gấp đôi lại để lấy giấu giữa (H6) ta được đôi cánh bướm thứ nhất.
Lấy tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô và gấy như tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô, ta được đôi cánh bướm thứ hai (H7).
Bước 3: Buộc thân bướm.
- Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh bướm ở nếp gấp giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau (H8)
Chú ý: Sau khi buộc, mở rộng các nếp gấp của cánh bướm cho đẹp.
Bước 4: Làm râu bướm.
- Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu nan râu bướm.
- Dán râu bướm vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh (H9)
Gợi ý: Có thể lấy sợi dây đồng dài 15 cm buộc qua thân bướm một vòng, sau đó quấn một vòng tròn ở mỗi đầu sợi dâu đồng làm râu bướm.
- Tổ chức thực hành theo nhóm.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm.
Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm
-HS thực hiện theo nhóm (nhóm trưởng điều hành chung)
- Học sinh nhắc lại quy trình trình làm làm con bướm bằng giấy
Hình 1, Hình 2
Hình 3, Hình 4, Hình 5
Hình 6
- Học sinh thực hành theo nhóm.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
+Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.
+ Cho học sinh đánh giá sản phẩm.
- Hs nêu lại quy trình làm con bướm.
- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt.
4. Hoạt động sáng tạo: ( 2 phút)
- Về nhà làm con bướm và trang trí hoạ tiết theo ý thích ( nét gấp đều, phẳng,...).
- Giáo viên nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của học sinh.
- Dặn học sinh về nhà thực hành tiếp. Chuẩn bị giấy thủ công cho bài sau: Ôn tập chủ đề “ Làm con bướm( Tiết 2)”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_thu_cong_lop_2_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.doc