Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả, thể hiện cảm xúc ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài – biểu tượng cho y phục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đọc lưu loát bài văn.

3. Thái độ: Cảm nhận vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng cách đọc và hiểu nội dung bài đọc .

2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài đọc .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Ảnh một số thiếu nữ Việt Nam. Một chiệc áo cánh

· HS: SGK .

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 04 tháng 04 năm 2016
Tập đọc
TIẾT 22 : RÈN KĨ NĂNG TẬP ĐỌC BÀI ĐỌC THÊM TUẦN 30
(Theo nội dung điều chỉnh CV 5842/BGD-ĐT)
Hs luyện đọc các bài đọc thêm trang 123 bài “Chim họa mi hĩt”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được các từ ngữ trong bài. Thấy được đặc điểm tả giọng hĩt của chim họa mi.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả. 
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức quan sát sự vật (cụ thể qua đặc điểm ngoại hình, hoạt động...) và có tình cảm yêu thiên nhiên, biết bảo vệ lồi vật.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng giọng đọc của bài văn thể hiện vẻ đẹp của giọng hĩt, của cảnh vật.
2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài đọc .
3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu và cố gắng thực hiện cho được . 
III. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh vẽ phóng to.
+ HS: SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc đúng nội dung văn bản. 
Mời 1 HS khá đọc.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó 
GV giúp HS giải nghĩa từ khó.
GV đọc mẫu toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: HS hiểu nội dung văn bản. 
Yêu cầu HS đọc bài văn
Một số câu hỏi tham khảo:
Chim họa mí xuất hiện trong vườn nhà tác giả vào lúc nào trong ngày? Để làm gì?
Tiếng hĩt của họa mi cĩ gì đặc biệt?
Tìm biện pháp liên kết giữa câu 3 và câu 4!
Tìm những hình ảnh nhân hóa có trong bài “Chim họa mi hĩt”?
Nêu các em hoạt động của chim vào buổi rạng đơng?
. . . . . . . . . . . . . . . . .. 
- GV nhận xét – chốt ý 
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Mục tiêu: HS đọc diễn cảm nội dung văn bản. 
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- GV cho HS thi đọc diễn cảm. 
4. Củng cố- dặn dò : 
 Chuẩn bị: Tà áo dài Việt Nam
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động lớp
1 HS khá giỏi đọc toàn bài.
Lần lượt 2 HS đọc nối tiếp.
HS nêu những từ phát âm còn sai. Luyện phát âm đúng.
Lớp lắng nghe.
- HS đọc phần chú giải.
- HS lắng nghe.
Hoạt động nhóm – lớp 
HS đọc lần lượt từng bài văn
+ 
+
+ 
+
+
Hoạt động lớp 
HS lắng nghe.
Thi đua đọc diễn cảm.
KNS
Trực quan
Thực hành
Luyện tập
KNS
HCM
Hỏi đáp
Động não
KNS
Thực hành
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư , 06 tháng 04 năm 2016
Tập đọc
TIẾT 60 : TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả, thể hiện cảm xúc ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài – biểu tượng cho y phục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đọc lưu loát bài văn.
3. Thái độ: Cảm nhận vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng cách đọc và hiểu nội dung bài đọc .
2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài đọc .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Ảnh một số thiếu nữ Việt Nam. Một chiệc áo cánh 
HS: SGK .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Rèn kĩ năng đọc 
Yêu cầu HS đọc và trả lời .
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
Mục tiêu : HS đọc đúng văn bản
- Yêu cầu 1 HS đọc bài văn.
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
Yêu cầu HS đọc tiếp nối .
Yêu cầu cả lớp đọc thầm những từ ngữ khó được chú giải trong SGK/ 1, 2.
GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu : HS hiểu nội dung văn bản.
- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1.
Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2, 3.
Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
- Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Em cảm nhận gì về vẻ đẹp của những người thân khi họ mặc áo dài?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
GV chọn một đoạn văn, yêu cầu học sinh xác lập kĩ thuật đọc.
GV đọc mẫu một đoạn.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức.
Yêu cầu HS nêu nội dung bài văn.
- Giáo dục tư tưởng .
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị : Công việc đầu tiên.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
HS tiếp nối đọc và trả lời câu hỏi .
Hoạt động lớp
1 HS đọc toàn bài .
Bài văn chia làm 3 đoạn : 
Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thuỷ 
Đoạn 2: Tiếp theo đến thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Đoạn 3: Tiếp theo đến phong cách hiện đại phương Tây.
Đoạn 4: Còn lại.
HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn.
HS đọc chú giải: áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thủy, tân thời, nhuần nhuyễn, y phục.
Hoạt động lớp
- HS đọc thầm.
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẵm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
HS đọc đoạn 2, 3.
Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân, áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, ..trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, ., vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam./ Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài./ Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài .
HS có thể giới thiệu người thân: trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.
Hoạt động lớp 
Đọc với giọng cảm hứng, ca ngợi vẻ đẹp, sự duyên dáng của chiếc áo dài Việt Nam.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm . 
HS thi đua đọc diễn cảm .
HS lắng nghe .
Hoạt động lớp 
Cảm nhận vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Hỏi đáp
Trực quan
KNS
HCM
Luyện tập
Hỏi đáp
KNS
Luyện tập
Thi đua
Trực quan
HCM
Củng cố
Rút kinh nghiệm : 
Tập đọc KHƠNG DẠY
TIẾT 59 : THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm ( Ha-li-ma, A-la).
- Hiểu các từ ngữ trong truyện, diễn biến của truyện.
2. Kĩ năng: 	
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn và lời các nhân vật (lời kể: lúc băn khoăn, lúc hồi hộp, lúc nhẹ nhàng, lời của vị tu sĩ : từ tốn, hiền hậu).
3. Thái độ:	 
- Đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét đánh giá đúng nội dung và cách thể hiện giọng đọc từng nhân vật trong bài : Thuần phục sư tử .
2. KN xác định giá trị : 
- Biết xác định các giá trị đúng, phù hợp với nội dung bài học .
3. KN đặt mục tiêu : 
- Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn đọc diễn cảm.
HS: SGK 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Con gái.
Yêu cầu HS đọc và trả lời .
GV nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
Mục tiêu : Hướng dẫn HS luyện đọc đúng.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài văn.
- Yêu cầu HS phân đoạn .
Yêu cầu HS đọc tiếp nối .
Yêu cầu cả lớp đọc thầm những từ ngữ khó được chú giải trong SGK. 1, 2 giải nghĩa lại các từ ngữ đó.
Giúp các em HS giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu (nếu có).
GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS hiểu nội dung văn bản.
Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1, trả lời các câu hỏi:
Ha-li-ma đến gặp vị tu sĩ để làm gì?
Vị tu sĩ ra điều kiện như thế nào?
Thái độ của Ha-li-ma lúc đó ra sao?
Vì sao Ha-li-ma khóc?
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2.
Vì sao Ha-li-ma quyết thực hiện bằng được yêu cầu của vị ti sĩ?
Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 .
Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bổng cụp mắt xuống, lẳng lặng bỏ đi”?
Theo em, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
Giáo viên chốt: Cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, sự dịu hiền và tính kiên nhẫn.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn, thể hiện cảm xúc ca ngợi Ha-li-ma – người phụ nữ thông minh, dịu dàng và kiên nhẫn. Lời vị tu sĩ đọc từ tốn, hiền hậu.
Hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm một số đoạn văn.
GV đọc mẫu 1 đoạn văn.
GV tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm.
GV nhận xét – tuyên dương.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài .
- GV nhận xét – chốt ý.
- Giáo dục tư tưởng .
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Bầm ơi”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi .
Hoạt động lớp
1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm .
Bài văn chia làm 3 đoạn : 
Đoạn 1: Từ đầu đến vừa đi vừa khóc.
Đoạn 2: Tiếp theo đến cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
Đoạn 3: Còn lại.
Một số HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Các HS khác đọc thầm theo.
HS đọc thầm từ ngữ khó đọc : thuần phục, tu sĩ, bí quyết, sợ toát mồ hôi, thánh A-la.
HS đọc phần chú giải .
HS lắng nghe .
Hoạt động lớp
HS đọc từng đoạn .
Nàng muốn vị tu sĩ cho nàng lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cáu có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
Nếu nàng đem được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về, cụ sẽ nói cho nàng biết bí quyết.
Nàng sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc.
Vì đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của sư tử lại càng không thể được, sư tử thấy người đến sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
1 HS đọc – Lớp đọc thầm .
Vì nàng mong muốn có được hạnh phúc.
Hàng tối, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn thịt. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân Ha-li-ma, nàng bèn khấn thánh A-la che chở rối lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy.
 Bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, sư tử cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.
Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
Sức mạnh của phụ nữ chính là sự dịu hiền, nhân hậu, hoặc là sự kiên nhẫn, là trí thông minh.
Hoạt động lớp
HS lắng nghe.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
HS thi đua đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp
- Câu chuyện đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Luyện tập
Trực quan
KNS
HCM
Thực hành
Hỏi đáp
Thực hành
Hỏi đáp
Giảng giải
Luyện tập
Thi đua
Củng cố
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2015_2016.doc
Giáo án liên quan