Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng ; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Đọc đúng văn bản kịch .Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài

- Giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính.

3. Thái độ: HS hiểu được tấm lòng của người dân nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với cách mạng.

* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức: Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét cách đọc đoạn hội thoại , hiểu các từ khó trong bài .

2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài học .

3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Tranh kịch phần 2 và 1 - Bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

· HS : Bìa cứng có ghi câu nói khó đọc

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 06 tháng 09 năm 2016
Tập đọc
Tiết 5 : LÒNG DÂN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. 
2. Kĩ năng: HS đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 
3. Thái độ: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. 
* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : HS biết tham gia ý kiến, biết nhận xét cách đọc văn bản .
2. KN xác địng giá trị : Biết xđịnh các giá trị đúng, hiểu các từ ngữ phù hợp với nội dung bài học.
3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
HS : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Sắc màu em yêu 
Kiểm tra
- GV yêu cầu đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi SGK
- HS đọc và trả lời
3. Giới thiệu bài mới” 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc đúng văn bản kịch. 
Hoạt động lớp - cá nhân - nhóm
KNS
- Luyện đọc 
- HS tự chọn nhóm và phân vai. 
Thực hành
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- GV gợi ý rèn đọc những từ địa phương. 
- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ 
Hỏi đáp
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn? 
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... là con 
Đoạn 2: Chồng chị à ?... tao bắn 
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- HS đọc nối tiếp 
Luyện tập
- Cho HS đọc các từ được chú giải trong bài. 
- HS đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng
- Yêu cầu 1, 2 HS đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 HS đọc toàn bài .
Trực quan
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS nắm được nội dung của văn bản kịch Lòng Dân
Hoạt động nhóm - lớp
HCM
- Tổ chức cho học sinh thảo luận các câu hỏi SGK
- Các nhóm thảo luận.
Thảo luận
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét. 
Trình bày
- GV chốt ý .
Giảng giải
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
- Hs nêu miệng 
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1. 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng).
- Lớp nhận xét và chọn ý đúng
GV chốt ý 
- HS lắng nghe 
Truyền đạt
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
Mục tiêu: HS đọc đúng giọng đọc phù hợp tính cách từng nhân vật và tình huống của kịch. Đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
Hoạt động lớp - cá nhân
- GV đọc diễn cảm màn kịch. 
- HS lắng nghe .. 
Trực quan
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc
- HS nêu cách ngắt, nhấn giọng. tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó. 
Hỏi đáp
4. Củng cố- dặn dò: 
Hoạt động nhóm - cá nhân
- Thi đua: GV cho HS diễn kịch, 
nhận xét - tuyên dương 
- 6 HS diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 
Sắm vai
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2016
Anh văn (2)
GV bộ môn
Tập đọc
Tiết 6 : LÒNG DÂN ( t.t )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng ; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Đọc đúng văn bản kịch .Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài
- Giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính.
3. Thái độ: HS hiểu được tấm lòng của người dân nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với cách mạng. 
* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức: Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét cách đọc đoạn hội thoại , hiểu các từ khó trong bài .
2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài học .
3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh kịch phần 2 và 1 - Bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
HS : Bìa cứng có ghi câu nói khó đọc 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Lòng dân 
Kiểm tra
- Yêu cầu HS lần lượt đọc theo kịch bản. GV nhận xét.
- 6 em đọc phân vai , tự đặt câu hỏi và trả lời . Lớp nhận xét .
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc đúng văn bản kịch.
Hoạt động lớp - cá nhân
KNS
- Yêu cầu HS đọc thầm và nêu tính cách nhân vật, thể hiện giọng đọc. 
+ Giọng cai và lính: dịu giọng khi mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách, lúc ngọt ngào xin ăn. 
+ Giọng An: thật thà, hồn nhiên
- HS đọc thầm.
- Lần lượt từng nhóm đọc theo cách phân vai.
- Giọng dì Năm, chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh. 
Thực hành 
Hỏi đáp
- Yêu cầu HS chia đoạn. 
- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch.
- HS chia đoạn (3 đoạn) : 
Đoạn 1: Từ đầu... để tôi đi lấy 
Đoạn 2: Từ “Để chị...chưa thấy”
Đoạn 3: Còn lại 
- HS luyện đọc theo cặp .
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn vở kịch
Trực quan 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của vở kịch
Hoạt động nhóm - lớp
HCM
- Tổ chức cho HS trao đổi nội dung vở kịch theo 3 câu hỏi trong SGK
- - Các nhóm bàn bạc, thảo luận
Thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp tranh 
Thuyết trình
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 2. 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng). 
- GV chốt: Vở kịch nói lên tấm lòng sắt son của người dân với cách mạng. 
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng.
Giảng giải
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
Hoạt động cá nhân - lớp
- GV đọc màn kịch. 
- HS ngắt nhịp, nhấn giọng 
- HS lần lượt đọc theo từng nhân vật và nhận xét
- Thi đọc diễn cảm theo vai kịch 
Luyện tập
Thi đua
4. Củng cố - dặn dò:
- Em hãy nêu ý chính của vở kịch ? 
- GV nhận xét - tuyên dương
- Hs nêu miệng
Củng cố
- Chuẩn bị: “Những con sếu bằng giấy” 
- Nhận xét tiết học. 
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2015_2016.doc