Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 23: Chú đi tuần

3. Bài mới:

- GV đưa tranh, yêu cầu HS quan sát và mô tả lại hình ảnh trong tranh

- GV giới thiệu: Các chiến sĩ đi tuần trong đêm, qua trường học sinh miền Nam số 4. Vậy các chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào và có tình cảm gì với các bạn học sinh? Để biết điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “ Chú đi tuần”

- Giới thiệu tác giả Trần Ngọc: là một nhà báo quân đội. Ông viết bài thơ này năm 1956, lúc 26 tuổi. Bấy giờ ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng., nơi có nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta bị chia thành hai miền Nam, Bắc (1954 – 1975). Trường học sinh miền Nam số 4 là trường dành cho các em mẫu giáo. Các em còn nhỏ đã phải sống trong trường nội trú xa cha mẹ. Ông đã viết bài thơ trong một đêm đông gió thổi hun hút, lạnh buốt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 23: Chú đi tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 	
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐI TUẦN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 3; Học thuộc lòng những câu thơ yêu thích. 
( Không hỏi câu hỏi 2)
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm lo lắng và hi vọng của các chú chiến sĩ đối với các cháu thiếu nhi
Phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực đọc hiểu văn bản.
3. Thái độ: 
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, biết quý trọng cuộc sống hòa bình, yêu quý các chú chiến sĩ bộ đội.
- Giáo dục Quốc phòng – An ninh: Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam. Từ đó, biết đóng góp sức mình phục vụ đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK TV lớp 5 tập 2
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK, máy chiếu, tư liệu,
2. Học sinh:
- SGK TV lớp 5 tập 2, từ điển
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOAÏT ÑOÄNG GIAÙO VIEÂN
HOAÏT ÑOÄNG HOÏC SINH
ĐDDH
1’
5’
10’
10’
7’
1’
1. Khởi động: 
2. KTBC: Bài Phân xử tài tình
- GV mời HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài “ Phân xử tài tình” và trả lời câu hỏi:
 + Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì?
 + Quan án đã dùng những cách gì để tìm ra người lấy cắp vải?
 + Kể lại cách quan án tìm ra kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
- GV nhận xét 
Chuyển ý: Qua bài tập đọc Phân xử tài tình, chúng ta đã biết nhờ trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án đã bảo vệ được cuộc sống bình yên cho người dân. Vậy các em có biết thêm những người nào có khả năng giữ bình yên cho đất nước, cho người dân không? 
3. Bài mới: 
- GV đưa tranh, yêu cầu HS quan sát và mô tả lại hình ảnh trong tranh
- GV giới thiệu: Các chiến sĩ đi tuần trong đêm, qua trường học sinh miền Nam số 4. Vậy các chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào và có tình cảm gì với các bạn học sinh? Để biết điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “ Chú đi tuần”
- Giới thiệu tác giả Trần Ngọc: là một nhà báo quân đội. Ông viết bài thơ này năm 1956, lúc 26 tuổi. Bấy giờ ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng., nơi có nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập trong thời kì đất nước ta bị chia thành hai miền Nam, Bắc (1954 – 1975). Trường học sinh miền Nam số 4 là trường dành cho các em mẫu giáo. Các em còn nhỏ đã phải sống trong trường nội trú xa cha mẹ. Ông đã viết bài thơ trong một đêm đông gió thổi hun hút, lạnh buốt.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyeän ñoïc 
 Mục tiêu: HS đọc trôi chảy được toàn bài thơ
Phương pháp: Quan sát, thực hành, vấn đáp
Hình thức: Cá nhân, nhóm
Phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác
- GV mời 1 HS đọc toàn bài thơ
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS chia đoạn, GV hướng dẫn (nếu cần)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ; nhắc các em đọc đúng các câu cảm, câu hỏi (Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không? Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!)
+ Lần 1, 2: Rút từ khó, luyện đọc
+ Lần 3: HS nêu từ khó, giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm giọng nhẹ, trầm lắng, thiết tha.
v	Hoạt động 2: Tìm hieåu baøi.
 Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ 
Phương pháp: Quan sát, thực hành, vấn đáp
Hình thức: Cá nhân, nhóm
Phát triển năng lực: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực giao tiếp, hợp tác
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi 
 + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
- GV chốt: Các chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya qua trường lúc mọi người đã yên giấc ngủ say, ngợi ca những tấm lòng tận tụy hy sinh quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ của các chiến sĩ
- GD QPAN: Qua hình ảnh người chiến sĩ đi tuần, các em còn nhìn thấy được hình ảnh người chiến sĩ, bộ đội, công an làm những công việc giúp cho người dân?
- GV đưa hình ảnh và giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam
- GV đặt câu hỏi: Em học tập được điều gì từ các hoạt động của các anh chiến sĩ, bộ đội, công an?
- Yêu cầu HS đọc các khổ thơ còn lại, trao đổi nhóm đôi
 + Gạch dưới những từ ngữ và chi tiết thể hiện tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các bạn học sinh
GV chốt ý và giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu quý các chú chiến sĩ bộ đội và có ý thức góp phần xây dựng đất nước
Gọi HS nêu nội dung chính bài đọc
Nội dung: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.. 
v	Hoạt động 3: Đọc giọng phù hợp và học thuộc lòng
 Mục tiêu: HS đọc toàn bài thơ với giọng phù hợp và thuộc những câu thơ mình thích
Phương pháp: Thực hành, thi đua
Hình thức: Cá nhân, nhóm
 - GV hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ 
- Tổ chức cho HS thi đua đọc thuộc lòng những câu thơ, khổ thơ mình thích
- GV nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luật tục xưa của người Ê-đê
 - Cả lớp cùng hát
 - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
Dự đoán trả lời của HS: quan tòa, th thanh tra, bộ đội, công an, ....
HS quan sát, mô tả
HS nghe giới thiệu
HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
HS tự chia đoạn
+ Khổ thơ 1: Từ đầu...xuống đường
+ Khổ thơ 2: “ Chú đi quangủ nhé!”
+ Khổ thơ 3: “ Trong đêmchú rồi!
+ Khổ thơ 4: Đoạn còn lại
HS nối tiếp đọc từng khổ thơ
HS luyện đọc từ khó
- HS giúp nhau giải nghĩa từ khó hiểu 
- HS luyện đọc theo nhóm
HS lắng nghe
HS đọc và trả lời:
 + Người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya, gió rét, khi mọi người để yên giấc ngủ say.
Dự đoán phần trả lời của HS: 
+ Cảnh sát giao thông dắt người già qua đường.
+ Các chú bộ đội giúp người dân vùng bị thiên tai,
HS nghe và quan sát
- Dự đoán phần trả lời của HS:
 + noi gương các anh chiến sĩ
 + ngưỡng mộ, học tập theo tấm gương các anh chiến sĩ,.
HS (nhóm đôi) cùng trao đổi thực hiện v vào SGK và nêu
Thể hiện tình cảm
+ Từ ngữ: xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi), dùng các từ yêu mến, lưu luyến
+ Chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
Mong ước: Mai các cháu học hành tiến bộbộ, đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay.
Vài HS nêu.
HS luyện đọc trong nhóm từng khổ thơ, cả bài thơ.
HS cá nhân, nhóm thi đua đọc thuộc lòng và diễn cảm khổ thơ, bài thơ.
SGK
Tranh
Slide
Hình ảnh
SGK
Từ điển
Slide, SGK
Tích hợp QPAN
Hình ảnh
Slide
SGK
Slide
Boå sung & nhaän xeùt:

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_23_chu_di_tuan.doc
Giáo án liên quan