Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Trồng rừng ngập mặn - Vũ Thị Bích Nga
3. BÀI MỚI :
a. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh.
? Ảnh chụp loại rừng nào? thường có ở vùng nào?
* GV KL và giới thiệu: Rừng ngập mặn có tác dụng gì và vì sao phải sao trồng rừng ngập mặn, cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài Trồng rừng ngập mặn của tác giả Phan Nguyên Hồng.
- GV ghi tên bài
Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc to, rõ ràng đọc cả bài.
? Bài văn chia làm mấy đoạn?
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1.
- GV sửa lỗi phát âm: quai đê, xói lở, tuyên truyền, Hà Tĩnh, Cồn Vành,
- GV hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài:
+ Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống/ không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương/ mà còn cho hàng trăm đầm cua/ ở các vùng lân cận.
+ Nhân dân các địa phương đều phấn khởi/ vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập/ và bảo vệ vững chắc đê điều.
GV: Khi đọc các câu văn dài ngoài ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, các em cần lưu ý nghỉ hơi nhanh tự nhiên sau những cụm từ có nghĩa.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn
GIÁO ÁN THAO GIẢNG TIẾT TẬP ĐỌC Người thực hiện : Vũ Thị Bích Nga Người dạy : Vũ Thị Bích Nga Tiết 26: Tập đọc TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I- MỤC TIÊU 1. Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học. 2. Hiểu nội dung: nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá ; thành tích khôi phục rừng ngập mặn, những tác dụng rừng ngập mặn khi được phục hồi. 3. Yêu quý rừng và yêu quê hương. * GDBVMT : HS biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn đang được phục hồi. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh ảnh rừng ngập mặn trong SGK. - SGK. - Bảng phụ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH : hát 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi lần lượt 2 HS lên bảng: + HS1 : Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ phát hiện được điều gì ? + HS2 : Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? - Nhận xét, tuyên dương. 3. BÀI MỚI : a. Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát tranh. ? Ảnh chụp loại rừng nào? thường có ở vùng nào? * GV KL và giới thiệu: Rừng ngập mặn có tác dụng gì và vì sao phải sao trồng rừng ngập mặn, cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài Trồng rừng ngập mặn của tác giả Phan Nguyên Hồng. - GV ghi tên bài Hoạt động 1 : Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc to, rõ ràng đọc cả bài. ? Bài văn chia làm mấy đoạn? - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1. - GV sửa lỗi phát âm: quai đê, xói lở, tuyên truyền, Hà Tĩnh, Cồn Vành, - GV hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài: + Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống/ không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương/ mà còn cho hàng trăm đầm cua/ ở các vùng lân cận. + Nhân dân các địa phương đều phấn khởi/ vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập/ và bảo vệ vững chắc đê điều. GV: Khi đọc các câu văn dài ngoài ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, các em cần lưu ý nghỉ hơi nhanh tự nhiên sau những cụm từ có nghĩa. - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2. - Gọi 1 – 2 HS đọc chú giải. + Rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi. - Gọi HS đặt câu với từ “phục hồi”. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp (2 phút). - GV nêu cách đọc: Bài văn là một văn bản khoa học, khi đọc bài các em cần đọc với giọng thông báo lưu loát rõ ràng rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng những từ ngữ nói về tác dụng của rừng - Giáo viên đọc mẫu. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Các em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết nguyên nhân khiến một phần rừng ngập mặn bị mất đi? - Hậu quả khi rừng ngập mặn bị mất đi? - GV cho HS quan sát cây đước. - GV: Rừng ngập mặn được coi là lá chắn bảo vệ đê biển vì những cây trồng ở vùng đất ngập nước ven biển là đước, tràm, sú vẹt. Những cây này quây quần thành chòm thành rặng, có bộ rễ chùm to khoẻ cắm sâu vào lòng đất và rậm rạp như chiếc nơm úp cá, bộ rễ này có tác dụng nâng cây lên khỏi mặt nước và giữ đất lại. Vì thế khi rừng ngập mặn bị tàn phá đên khi có gió to, bão lớn đê điều ven biển rễ bị xói lở, vỡ đê gây thiệt hại rất lớn cho người dân ven biển. - Các em hãy đọc thầm đoạn 2 và cho biết: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? ? Em hãy kể tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? Giáo viên : Các em hãy quan sát trên bản đồ Việt Nam đây là vị trí của các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng ở phía nam. Nghệ An, Hà Tĩnh,ở miền Trung. Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía bắc. Tỉnh ta cũng đang tích cực trồng rừng ngập mặn để bảo vệ đê biển và nuôi trồng hải sản. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi với câu hỏi 3: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? GVKL: Rừng ngập mặn được phục hồi thì môi trường thay đổi rất nhanh chóng; đê điều không bị xói lở, lượng hải sản tăng nhiều nên đã tăng thêm thu nhập cho người dân. Vì vậy nhân dân trong vùng rất phấn khởi. - Qua tìm hiểu bài , em hãy nêu nội dung chính của bài? - Gv dán bảng nội dung. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Mời 3 HS nối tiếp đọc. - GV nhận xét. - HV hướng dẫn đọc đoạn 1: Trước đây các tỉnh ven biển nước ta/ có diện tích rừng ngập mặn khá lớn.// Nhưng do nhiều nguyên nhân như /chiến tranh,/ các quá trình quai đê lấn biển,/ làm đầm nuôi tôm..,/ một phần rừng ngập mặn đã mất đi.// Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở,/ bị vỡ khi có gió,/ bão,/ sóng lớn.// - HS tự luyện đọc. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. CỦNG CỐ: - Bài văn cung cấp cho em những thông tin gì? * GD: Cà Mau – nơi các em đang sinh sống là một tỉnh ven biển. Nguồn thu nhập chính là thủy hải sản và có những tháng nước lên cao ảnh hưởng rất nhiều trong việc giao thông, gây sạt lở đường đi, sạt lở nhà cửa ven sông, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân. Các em cần vận động gia đình trồng đước để bảo vệ vuông tôm và tăng thu nhập gia đình, đồng thời các em cũng góp phần tham gia trồng rừng bằng cách đi nhặt những trái đước về trồng. - Dặn HS chuẩn bị bài: Chuỗi ngọc lam. - GV nhận xét tiết học. - HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. + HS : Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc từ hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây gỗ to chặt thành khúc dài và nghe thấy bọn trộm bàn nhau dùng xe chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối. + HS : Em học tập ở bạn nhỏ tính thông minh, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng. - HS quan sát tranh và trả lời : Rừng ngập mặn thường trồng ở vùng ngập nước ven biển. - HS nhắc tên bài. - 1 HS đọc bài – lớp theo dõi. - Bài văn chia làm 3 đoạn : Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn - 3 HS đọc nối tiếp. - HS đọc các từ dễ phát âm sai. - HS luyện đọc câu. - HS đọc trước lớp. - HS ghi nhớ. - 3 HS đọc nối tiếp. - HS đọc to. -HS nêu : Bác sĩ gợi ý bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não. - HS luyện đọc theo cặp. - Đại diện 2-3 cặp báo cáo kết quả luyện đọc. - HS lưu ý. - HS theo dõi. - HS đọc thầm và nêu: Nguyên nhân : Do chiến tranh, quai đê, lấn biển, làm đầm nuôi tôm. + Hậu quả : đê bị xói lở, vỡ đê, gây thiệt hại rất lớn cho người dân ven biển. - HS lắng nghe. - Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn. - Các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn là: Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) - HS quan sát. - HS thảo luận. + Rừng ngập mặn khi được phục hồi làm cho môi trường thay đổi, đê điều không bị xói lở. + Rừng ngập mặn được phục hồi làm cho lượng hải sản tăng nhiều, tăng thêm thu nhập cho người dân. + Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy được tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú. - Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi . - 2 HS đọc to - 3 HS đọc. - HS nêu cách đọc. - HS thi đọc diễn cảm - HS nhận xét – bình chọn bạn đọc hay. - Bài văn giúp em hiểu trồng rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ vững chắc đê điều, tăng thu nhập cho người dân nhờ tăng sản lượng thu hoạch hải sản. - HS ghi nhớ. Người soạn Vũ Thị Bích Nga
File đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_5_bai_trong_rung_ngap_man_vu_thi_bich_ng.docx