Giáo án tăng tiết Hóa học 9 tuần 8 tiết 5: Nhận biết các hợp chất vô cơ

Hoạt động 2: BÀI TẬP:

Bài tập 1:

 Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những dung dịch sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4 và AgNO3. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học.

Bài tập 2:

 Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch sau: Al(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.

 

docx2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tăng tiết Hóa học 9 tuần 8 tiết 5: Nhận biết các hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 8	Ngày soạn: 1/10/2014 Ngày dạy: 11/10/2014
CHỦ ĐỀ 4:
NHẬN BIẾT: CÁC HỢP CHẤT VƠ CƠ
I/ Mục tiêu:
Củng cố kiến thức cơ bản về axit, bazơ, muối.
Oân tập kiến thức về phản ứng trao đổi trong dung dịch.
Củng cố cách viết phương trình hóa học
Biết cách trình bày một bài toán nhận biết.
II/ Chuẩn bị:
Bảng tính tan của axit, bazo, muối.
Bài tập vận dụng.
III/ Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN: 
- Yêu cầu HS nhắc lại tính tan của axit, bazo và một số muối thường gặp (muối clorua, nitrat, sunfat, cacbonat, hidrocacbonat, sunfit, photphat)
? Điều kiện của phản ứng trao đổi trong dung dịch là gì?
- Giới thiệu cho HS thứ tự nhận biết các dung dịch: (hướng dẫn HS hoàn thành)
TT
Dung dịch
Hóa chất
Hiện tượng
1
Axit
Bazo 
2
=CO3, 
(-HCO3), 
=SO3
(-HSO3)
=S
3
ºPO4
4
=SO4
5
-Cl
6
-NO3 (không nhận biết)
AgNO3
Pb(NO3)2
- Giới thiệu: Nếu có nhiều dung dịch muối cùng gốc, nhận biết bằng cách cho các dung dịch muối đó tác dụng vơi NaOH, và dựa vào màu kết tủa để phân biệt:
Mg(OH)2: $ trắng
Al(OH)3, Zn(OH)2: $ keo trắng
Fe(OH)2: $ trắng xanh 
Fe(OH)3: $ đỏ nâu
Cu(OH)2: $ xanh lam
2AgOH g Ag2O(đen) + H2O
Hoạt động 2: BÀI TẬP: 
Bài tập 1:
 Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những dung dịch sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4 và AgNO3. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học.
Bài tập 2:
 Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch sau: Al(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.
Bài tập 3:
 Có 3 chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3; NaCl và NaNO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.
- Hướng dẫn HS: nhận biết chất rắn:
 + Hòa tan chất rắn vào nước g dung dịch
 + Nhận biết tương tự như nhận biết dung dịch.
- Trả lời
- Điều kiện của phản ứng trao đổi trong dung dịch: chất tham gia phản ứng phải tan; sản phẩm tạo thành phải có chất không tan, chất bay hơi hoặc là nước.
- Kẻ bảng vào tập. (Tự hoàn thành bảng theo sự hướng dẫn của GV)
TT
DD
Hóa chất
Hiện tượng
1
Axit
Bazo 
Quỳ tím
Axit: Quỳ hóa đỏ
Bazo: Quỳ hóa xanh
2
=CO3, 
(-HCO3),
HCl
-Sủi bọt khí (CO2)
=SO3
(-HSO3)
-Có khí mùi hắc (SO2)
=S
- Có khí mùi trứng thối (H2S)
AgNO3
Pb(NO3)2
- Có kết tủa trắng AgCl, PbCl2
3
ºPO4
Zn(NO3)2
Có kết tủa trắng Zn3(PO4)2
4
=SO4
BaCl2
Có kết tủa trắng BaSO4
5
-Cl
AgNO3
Có kết tủa trắng AgCl
6
-NO3 (không nhận biết)
- Ghi bài.
Bài tập 1:
- Đánh dấu, lấy mẫu thử.
- Nhúng quỳ tím vào các mẫu, quỳ hóa đỏ là H2SO4 g dán nhãn; quỳ hóa xanh là NaOH g dán nhãn.
- Cho vài giọt dd H2SO4 vào 2 mẫu còn lại, có $trắng là AgNO3 g dán nhãn.
H2SO4 + 2AgNO3 g Ag2SO4$ + 2HNO3
- Còn lại là Na2SO4 g dán nhãn.
Bài tập 2:
- Đánh dấu, lấy mẫu thử.
- Cho vài giọt dung dịch NaOH vào các mẫu thử:
 + Có $ keo trắng là Al(NO3)3 g dán nhãn
Al(NO3)3 + 3NaOH g Al(OH)3$ + 3NaNO3
 + Có $ xanh lam là Cu(NO3)2 g dán nhãn
Cu(NO3)2 + 2NaOH g Cu(OH)2$ + 2NaNO3
 + Có $ đỏ nâu là Fe(NO3)3 g dán nhãn
Fe(NO3)3 + 3NaOH g Fe(OH)3$ + 3NaNO3
 + Có chất rắn màu đen tạo thành là AgNO3 g dán nhãn
2AgNO3+2NaOH g Ag2O$ +H2O + 2NaNO3
Bài tập 3:
- Đánh dấu, lấy mẫu thử.
- Hòa tan các mẫu vào nước để tạo thành dung dịch, lấy mẫu dung dịch để thử.
- Cho vài giọt dd HCl vào 3 mẫu dung dịch, có sủi bọt khí là Na2CO3 g dán nhãn.
Na2CO3 + 2HCl g 2NaCl + H2O + CO2#
- Cho vài giọt dd AgNO3 vào 2 mẫu còn lại, có $ trắng là NaCl g dán nhãn
NaCl + AgNO3 g AgCl$ + NaNO3
 Còn lại là NaNO3 g dán nhãn.
Duyệt của Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docxTUAN 8 - TIET 5-NHAN BIET.docx
Giáo án liên quan