Giáo án tăng tiết Hóa học 9 tuần 22 tiết 18: Luyện tập tính chất hóa học của phi kim

2) Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng ba chất bột trắng là: BaCO3, NaCl, Na2CO3. Làm thế nào để nhận ra hóa chất trong mỗi lọ với điều kiện chỉ dùng thêm dung dịch HCl loãng.

3) Nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thu được 76g hai oxit và 33,6 lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp ban đầu.

 

docx2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tăng tiết Hóa học 9 tuần 22 tiết 18: Luyện tập tính chất hóa học của phi kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 22	Ngày soạn: 07/01/2015	 Ngày dạy: 17/01/2015
CHỦ ĐỀ 14:
LUYỆN TẬP:
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM
I/ Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về tính chất hóa học chung của phi kim và tính chất hóa học của một số phi kim cụ thể thông qua dãy chuyển hóa.
Ôn luyện dạng bài tập tìm nguyên tố hóa học và CTHH của hợp chất, dạng toán cho oxit axit (CO2) tác dụng với dung dịch kiềm, toán hỗn hợp.
II/ Chuẩn bị:
Các bài tập vận dụng.
III/ Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
a) C (1) CO2 (2) CaCO3 (3) CaO (4) Ca(OH)2
 (5)
	Ca(HCO3)2
b) MgCO3 (1) MgSO4 (2) MgCO3 (3) MgCl2
2) Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng ba chất bột trắng là: BaCO3, NaCl, Na2CO3. Làm thế nào để nhận ra hóa chất trong mỗi lọ với điều kiện chỉ dùng thêm dung dịch HCl loãng.
3) Nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thu được 76g hai oxit và 33,6 lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp ban đầu.
4) Cho 8g một oxit (có công thức XO3) tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 14,2g muối khan. Tính nguyên tử khối của X.
1) Hoàn thành dãy chuyển hóa:
a) 
(1) C + O2 to CO2
(2) CO2 + CaO Ò CaCO3
(3) CaCO3 toCaO + CO2
(4) CaO + H2O Ò Ca(OH)2
(5) Ca(OH)2 + 2CO2 Ò Ca(HCO3)2
b)
(1) MgCO3+H2SO4ÒMgSO4 + H2O + CO2
(2) MgSO4+Na2CO3ÒMgCO3$ + Na2SO4
(3) MgCO3 +2HCl Ò MgCl2 + H2O + CO2
2) – Lấy mẫu thử của 3 chất bột trên.
- Cho từ từ cả 3 mẫu thử vào cùng 1 lượng (khoảng 1ml) dung dịch HCl.
 + 2 mẫu thử có sủi bọt khí là BaCO3 và Na2CO3
BaCO3 + HCl Ò BaCl2 + H2O + CO2
Na2CO3 + HCl Ò NaCl + H2O + CO2
 + Mẫu thử không có bọt khí là NaCl Ò Dán nhãn.
- Tiếp tục cho từ từ 2 mẫu BaCO3 và Na2CO3 đến khi không có khí thoát ra (HCl đã phản ứng hết), cho tiếp tục 2 chất rắn vào:
 + Có chất rắn không tan là BaCO3 (do không tan trong nước)
 + Chất rắn tan hoàn toàn là Na2CO3
3) Đặt x là số mol của CaCO3 và y là số mol của MgCO3.
 CaCO3 toCaO + CO2
 x mol g x mol x mol
 MgCO3 toMgO + CO2
 y mol g y mol y mol
Ta có: 56x + 40y = 76
 x + y = 33,622,4 = 1,5
Ò x = 1 mol, y = 0,5 mol
mCaCO3= 1.100 = 100 g
mMgCO3= 0,5.84 = 42 g
Ò mhỗn hợp = 100 + 42 = 142g
4) PTHH:
 XO3 + NaOH Ò Na2XO4 + H2O
(X+48)g (46+X+64)g
 8g 14,2g
Ta có: 14,2(X+48)=8(46+X+64)
 Ò X = 32
Duyệt của Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docxTUAN 22 - TIET 18-LT-TCHH CỦA PHI KIM.docx
Giáo án liên quan