Giáo án tăng tiết Hóa học 9 tuần 13 tiết 10: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

II/ Vận dụng:

Bài tập 1: Cho các cặp chất sau, cặp chất nào có thể xảy ra phản ứng? Giải thích? Viết PTHH minh họa.

a) Zn và HCl

b) Cu và ZnSO4

c) Fe và CuSO4

d) Zn và Pb(NO3)2

e) Cu và HCl

f) Ag và HCl

g) Ag và CuSO4

 

docx2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tăng tiết Hóa học 9 tuần 13 tiết 10: Dãy hoạt động hóa học của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 13	Ngày soạn: 05/11/2014 Ngày dạy: 15/11/2014
CHỦ ĐỀ 8:
DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I/ Mục tiêu:
Củng cố kiến thức: cơ sở để xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại.
HS thuộc được dãy hoạt động hóa học của kim loại
Vận dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại để làm dạng bài tập: cho kim loại tác dụng với dung dịch muối.
II/ Chuẩn bị:
Tranh: dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Bài tập vận dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại.
III/ Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I/ Kiến thức:
- Gọi HS lên bảng viết dãy hoạt động hóa học (HĐHH) của kim loại.
- Treo tranh dãy HĐHH để HS đối chiếu.
? Dãy HĐHH của kim loại được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
? Dãy HĐHH của kim loại có ý nghĩa gì?
II/ Vận dụng:
Bài tập 1: Cho các cặp chất sau, cặp chất nào có thể xảy ra phản ứng? Giải thích? Viết PTHH minh họa.
Zn và HCl
Cu và ZnSO4
Fe và CuSO4
Zn và Pb(NO3)2
Cu và HCl
Ag và HCl
Ag và CuSO4
Bài tập 2: Hãy sắp xếp các kim loại trong từng dãy theo chiều mức độ hoạt động hóa học tăng dân:
K, Cu, Mg, Al, Zn, Fe
Fe, Na, Pb, Cu, Ag, Au
Mg, Ag, Fe, Cu, Al
Bài tập 3: Dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3.
Bài tập 4: Cho một lá Cu có khối lượng 6g vào dung dịch bạc nitrat. Phản ứng kết thúc, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô và cân được 13,6g.
Viết PTHH của phản ứng.
Tính khối lượng Cu đã phản ứng.
? Em có nhận xét gì về khối lượng lá kim loại trước và sau phản ứng?
? Theo em do đâu có sự gia tăng khối lượng như vậy?
- Hướng dẫn:
+ Đặt x số mol Kim loại phản ứng.
+ Tìm số mol kim loại tạo thành theo x.
+ Dựa vào sự tăng hoặc giảm khối lượng của thanh kim loại để lập PT theo x.
Ò Giải PT để tìm x
+ Tính theo yêu cầu đề
- Gọi HS lên thực hiện từng bước giải.
- Viết dãy HĐHH của kim loại lên bảng.
- So sánh với dãy HĐHH của GV, tìm ra điểm sai (nếu có).
- Dãy HĐHH được xây dựng trên kết quả thực nghiệm khi cho lần lượt các kim loại tác dụng với dung dịch muối của các kim loại khác, kim loại tác dụng với dung dịch axit, kim loại tác dụng với nước.
- Ý nghĩa: Dãy HĐHH cho biết:
+ Mức độ HĐHH giảm dần từ trái g phải.
+ Kim loại đứng trươc Mg: phản ứng được với H2O ở điểu kiện thường.
+ Kim loại từ Mg g trước H: tác dụng được với dung dịch axit giải phóng H2
+ Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
BT1:
Có phản ứng vì Zn đứng trước H trong dãy HĐHH.
PT: Zn + 2HCl Ò ZnCl2 + H2
Không có phản ứng vì Cu đứng sau Zn trong dãy HĐHH
Có phản ứng vì Fe đứng trước Cu trong dãy HĐHH
PT: Fe + CuSO4 Ò FeSO4 + Cu
Có phản ứng vì Zn đứng trước Pb trong dãy HĐHH
PT: Zn + Pb(NO3)2 Ò Zn(NO3)2 + Pb
Không có phản ứng vì Cu đứng sau H trong dãy HĐHH
Không có phản ứng vì Ag đứng sau H trong dãy HĐHH
Không có phản ứng vì Ag đứng sau Cu trong dãy HĐHH
BT2: 
Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
Au, Ag, Cu, Pb, Fe, Na
Ag, Cu, Fe, Al, Mg
BT3: Dùng Cu để làm sạch vì:
Cu + 2AgNO3 Ò Cu(NO3)2 + 2Ag
BT4: 
Cu + 2AgNO3 Ò Cu(NO3)2 + 2Ag
- Khối lượng lá kim loại tăng
- Khối lượng tăng là do lượng kim loại Ag bám vào nhiều hơn lượng kim loại Cu bị tan ra trong phản ứng.
- Ghi bài.
Đặt x là số mol của Cu phản ứng
PT: Cu + 2AgNO3 Ò Cu(NO3)2 + 2Ag
 x mol Ò	2x mol
mthanh KL tăng = mAg – mCu phản ứng
« 13,6 – 6 = 2x.108 – x.64
« 7,6 = 152x
Ò x = 0,05
Vây, mCu phản ứng = 0,05.64 = 3,2g
Duyệt của Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docxTUAN 13 - TIET 10-DAY HOAT DONG HOA HOC CUA KIM LOAI.docx
Giáo án liên quan