Giáo án Tăng buổi Tuần 9 Lớp 2 - Trường TH Xuân Hoà

TẬP VIẾT (TIẾT 9)

ÔN TẬP : TIẾT 5

I.MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :

 -Mức độ yêu cầu đọc như tiết 1

 -Lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật BT2.

 -Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì?

II. Đồ dùng : Bảng phụ ghi khổ thơ cần hướng dẫn ,bảng lớp ghi bài tập 2.

III Các hoạt động dạy học cơ bản

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tăng buổi Tuần 9 Lớp 2 - Trường TH Xuân Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Toán
 ôn tập về Góc vuông, góc không vuông
A-Mục tiêu
 - Khắc sâu khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông.
 - Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông,góc không vuông và để vẽ góc không vuông trong một số trường hợp.
B - Đồ dùng dạy học
 Ê ke ( dùng cho giáo viên và dùng cho mỗi học sinh )
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. Củng cố, khắc sâu về khái niệm góc vuông
	- Giáo viên mô tả,học sinh quan sát để khắc sâu biểu tượng về góc gồm có 2 cạnh xuất phát từ 2 điểm.
 Vẽ 2 tia OM,ON chung đỉnh gốc O. Ta có góc 
đỉnh O;cạnh OM,ON .	
	2. Củng cố về góc vuông,góc không vuông
	- Giáo viên vẽ một góc vuông lên bảng và YCHS xác định góc ấy là góc gì,sau đó giới thiệu tên đỉnh,cạnh của góc vuôngấy
Ta có góc vuông
+ Đỉnh O
+ Cạnh OA
 + Cạnh OB
	- Giáo viên vẽ góc đỉnh P,cạnh PM,PN và vẽ góc đỉnh E,cạnh EC,ED.
	3. Giúp HS sử dụng thành thạo ê ke nhận biết và KT góc
	Giáo viên cho học sinh lấy ê ke, rồi gọi HS khá, giỏi nhắc lại cách dùng ê ke để nhận biết và KT góc. 
	4. Thực hành
Bài 1: Nêu hai tác dụng của ê ke:
	a) Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.
	Cho học sinh dùng ê ke kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật(trong sách giáo khoa) có là góc vuông hay không.Sau đó đánh dấu góc vuông
	b) Dùng ê ke để vẽ góc vuông.
	Vẽ góc vuông có đỉnh là O,có cạnh là OA và OB (vẽ theo mẫu trong sách giáo khoa).
	Bài 2: Giáo viên treo sẵn tờ giấy hoặc bảng phụ có vẽ hình (tương tự như trong sách giáo khoa) lên bảng,rồi thực hiện chung cả lớp (Học sinh quan sát hình nào là góc vuông,hình nào là góc không vuông).sau đó cho học sinh nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc,chẳng hạn:góc vuông đỉnh A,cạnh AD,AE;góc không vuông đỉnh B,cạnh BG,BH.
	Bài 3: học sinh quan sát một số góc (vuông và không vuông)rồi khoanh vào chữ đặt trước câu tră lời do GV viết trên bảng phụ, nếu HS khó khăn trong việc xác định thì có thể dùng ê ke để KT lại góc nào vuông và không vuông.
Tập đọc :ôn tập
I- Mục đích yêu cầu 
	- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 3 ( phát âm rõ,tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/phút,biết ngừng nghỉ sau các dấu câu,giữa các cụm từ).
	- Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
II-Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc, từ tuần 1 đến tuần 8 trong sách Tiếng Việt 3,tập một.
- VBT 
III-Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
	- Giới thiệu nội dung học tập trong tuần: Ôn tập,củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của học kì I.
	- Giới thiệu MĐ,Yêu câu của tiết học.
2.Ôn tập đọc 
Phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở tiết này cũng như ở các tiết ôn tập 2,3,4,5,6,7.
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc .
-Học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-Giáo viên đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc,học sinh trả 
lời.
	3. củng cố dặn dò
 Thứ ba ngày 25tháng 10 năm 2011
Toán
 ôn tập về các bảng chia
I. mục tiêu 
 - Tiếp tục cho HS ôn tập về các bảng chia đã học.
 - YCHS nhớ được bảng theo thứ tự và đọc được kết quả của một phép tính bất kì trong một bảng chia nào đó.
 - áp dụng các bảng chia vào thực hiện các phép tính và giải các bài toán có liên quan. 
II. Đồ dùng dạy học
 -HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
A Ôn lại các bảng chia
 - GV gọi HS lên bảng đọc lại các bảng chia (khuyến khích HS đọc được càng nhiều bảng thì càng tốt).
 - GV đưa ra một số phép tính khác nhau trong một số bảng chia rồi YCHS làm trên bảng con.
 - GV gọi HS NX,KL.
 - GV YCHS ngồi tại chỗ và HTL những bảng chia mà mình chưa thuộc hoặc là thuộc chưa kĩ.
 - Tiếp tục KT lại bằng cách gọi HS đứng tại chỗ đọc bảng chia. Lớp NX,KL. 
B. Thực hành làm một số bài tập
 1. Tính nhẩm:
 ( Gọi một số HS đứng tại chỗ, GV đọc một số phép chia bất kì trong các bảng chia rồi YCHS đọc kết quả).
 2. Tính: 
 36 : 6 + 79 27 : 4 + 99 63 : 7 + 97 49 : 7 + 85 
- Gọi 4 HS lên làm trên bảng lớp.Lớp làm vào vở .
- HS và GV NX,KL. 
2. Bài toán: Có 54 bông hoa được cắm đều vào 6 lọ, sau đó người ta lại cắm thêm vào mỗi lọ ấy 6 bông hoa nữa. Hỏi mỗi lọ có bao nhiêu bông hoa ?
- HDHS tìm hiểu đề bài và cách giải.
- Gọi một em làm bảng lớp,cả lớp làm vào vở.
- HDHS NX, bổ sung.GVKL.
* Củng cố, dặn dò.
- Về nhà tiếp tục làm các bài tập trong VBT.
Tiết 4
Trò chơi ” kết thân”
1. Mục tiêu hoạt động
- HS biết giới thiệu tên và tính cách của các bạn trong lớp, tạo bầu không khí thân thiện ,cởi mở trong lớp.
2. Quy mô hoạt động 
 Tổ chức theo quy mô lớp
 3. tài liệu và phương tiện
- khoảng không gian đủ rộng, tốt nhất là chơi ở ngoài sân.
4. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị:
 GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi:
* Cách chơi:
- Tất cả đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng ở tâm vòng tròn.
- Quản trò chỉ vào người bất kì và hô: “Kết thân! Kết thân!”.
- Cả lớp hỏi: “ Thân ai? Thân ai?”
- Quản trò chỉ vào người bất kì, chẳng hạn tên là Hoa và hô “ Thân Hoa! Thân Hoa”!
- Cả lớp hô: Vì sao? Vì sao?”
- Quản trò hô: “ bạn hiền, bạn hiền”!
( Hoặc : bạn tốt, chăm ngoan, học giỏi,bạn vui tính, bạn học chăm,bạn xinh, bạn đáng yêu)
- Người vừa được chỉ chaỵ lên bắt tay quản trò đứng giữa vòng tròn và tiếp tục hô như lúc đầu . cứ như vậy chơi cho đến khi hết thời gian. 
 * Luật chơi: 
- Người chơi chỉ định một bạn đã lên chơi rồi pham luật, phải nhảy lò cò về vị trí. Quản trò được quyền chỉ định một bạn khác lên chơi.
- sau khi nghe cả lớp hô: ” Thân ai? Thân ai?”, người chơi phải nêu nhanh tên một bạn, nếu đếm đến 5 mà chưa nói được là phạm luật, phải nhảy lò cò về vị trí.
Bước 2: Tiến hành chơi: 
- Tổ chức cho cả lớp chơi thử 1-3 lần.
 - HS chơi thật.
Bước 3: Nhận xét- Đánh giá
 GV khên ngợi cả lớp tham gia trò chơi rất vui và bổ ích. Trò chơi đã giúp các em hiểu biết thêm và thân thiết nhau hơn. Mong các em sẻ phát huy những mặt tốt, xứng đáng với tình cảm mà các bạn dành cho.
-Tuyên bố kết thúc cuộc chơi.
***************************************
Thứ tư ngày 26tháng 10 năm 2011
Tập đọc
 I.mục tiêu
 - HDHS tiếp tục ôn luyện về tập đọc cho HS yếu kém : Ghép vần, đánh vần.
 - Đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn, bài văn đã học (HS khá giỏi)
 II. đồ dùng dạy học
GV: Bảng lớp viết sẵn bảng chữ cái và một số vần cơ bản.
HS: SGK TV3 Tập một.
III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS yếu kém tập ghép vần 
 - GVYC HS đứng tại chỗ đọc bảng chữ cái và một số vần mà GV viết trên bảng.
 - GV viết một số tiếng theo mức độ từ dễ đến khó và YCHS đọc.
 - GV viết lên bảng một câu văn ngắn và HDHS ngồi tại chỗ đánh vần
 2.HDHS khá giỏi tập đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn đã học.
 - Chia nhóm đôi và YCHS các nhóm chọn một đoạn văn đã học và thảo luận về cách đọc diễn cảm được đoạn văn ấy.
 - Các nhóm ngồi tại chỗ luyện đọc sau đó các nhóm thi đọc trước lớp.
 - GVHD HS NX theo các gợi ý tương tự như trong các giờ Tập đọc
 - GV NX , KL và cho điểm đối với từng cặp.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc
tập viết (tiết 9)
Ôn tập : tiết 5
I.Mục đích ,yêu cầu :
 -Mức độ yêu cầu đọc như tiết 1
 -Lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật BT2.
 -Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì?
II. Đồ dùng : Bảng phụ ghi khổ thơ cần hướng dẫn ,bảng lớp ghi bài tập 2. 
III Các hoạt động dạy học cơ bản 
Tập đọc : mẹ vắng nhà ngày bão
HĐ của thầy
B.Bài mới :*Giới thiệu bài (1’) 
*HĐ 1:(20p) HD luyện đọc 
a.Giáo viên đọc bài thơ -Hướng dẫn chung cách đọc .
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-Đọc từng dòng thơ 
+Yêu cầu mỗi em đọc nối tiếp 2 dòng thơ đến hết bài (hai lần )
-T hướng dẫn học sinh phát âm đúng 
-Đọc từng khổ thơ 
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng khổ thơ .GV hướng dẫn hs ngắt nghỉ đúng ;giọng đọc nhẹ nhàng,tình cảm 
+Giúp hs hiểu một số từ khó trong bài ...Tập đặt câu có từ thao thức 
-Y/c hs đọc mục chú giải 
*Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
-T chia nhóm -Yêu cầu hs đọc 
-Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu hs đọc đồng thanh cả bài 
*HĐ 3:(6p)HD học thuộc lòng bài thơ 
-HD hs htl từng khổ , cả bài . 
-Yêu cầu hs nêu khổ thơ em thích -Giải thích -Đọc thuộc lòng 
-Thi đọc thuộc lòng 
- 5hs ở lớp đọc nối tiếp nhau 5 khổ thơ 
-Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ 
HĐ2:(10p)Luyện từc và câu:
-Bài tập 2: Điền những từ trong ngoặc đơn vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho từ in đậm.
-T nhận xét chốt lại lời giải đúng.T Xoá từ không thích hợp để lại những từ thích hợp ,giải thích lí do.
-Bài tập 3: Viết 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
-Giúp hs yếu kém làm bài.
-T cùng cả lớp nhận xét 
HĐ của trò 
-Theo dõi 
-Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ 
-Lưu ý đọc đúng theo yêu cầu 
-Đọc nối tiếp từng khổ thơ theo hướng dẫn của T
-Nhận xét góp ý cho nhau 
-Đọc mục chú giải sgk
-Đọc từng khổ thơ ,góp ý nhận xét cho nhau .
-H nêu khổ thơ mà mình thích -Nêu lý do và đọc thuộc lòng 
-H thực hiện ,nhận xét góp ý cho nhau 
-Chọn 3 bạn ở 3 dãy thi nhau đọc thuộc lòng cả bài thơ
-Lớp đọc thầm 
-Trao đổi theo cặ,làm bài vào vở bài tập .
-3 hs lên bảng làm ,một số hs đọc lại bài làm của mình. Nêu lí do chọn từ của mình.
-1hs nêu yêu cầu của bài ,lớp đọc thầm .
-H làm bài vào vở.
-4 hs đọc bài của mình
 Củng cố -Dặn dò. 
-Nhận xét tiết học
Toán:
 ôn tập về cách xác định góc vuông, góc không vuông
I. mục tiêu
- Giúp HS nhớ và đọc lại được cách dùng Ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông.
- Vẽ và nêu được tên đỉnh và 2 cạnh của các góc đã cho hoặc do mình tự vẽ.
II. Đồ dùng dạy học 
 	-HS: Vở BT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
 * Ôn tập bảng chia
 	-GV gọi một em nhắc lại tên những bảng chia 7 
- Gọi HSNX, GVKL.
- YC một số em lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia ( nhiều em )
- GV tiếp tục KT bằng cách gọi một HS bất kì và YCHS ấy nêu kết quả của một hay nhiều phép tính trong bảng chia 7 do GVYC.
* Thực hành làm một số bài tập.
 - GVYCHS lấy bảng con và đọc lần lượt một số phép tính cho HS làm và KT kết quả.
- Viết một số phép tính( dạng tổng hợp nâng cao) lên bảng và YCHS làm trên bảng lớp.
 21: 7 + 34 35:7+87 56: 7 - 8 28: 7+99 42:7+ 89
- Số HS dưới lớp làm vào vở và sau đó đổi vở KT chéo lẫn nhau.
* Bài toán: Một lớp học có 35 HS xếp hàng, mỗi hàng có 7 em. Hỏi lớp đó xếp được mấy hàng?
- Gọi HS nêu YC bài toán và xác định tóm tắt.
- 1HS khá nêu cách giải sau đó gọi 1 em làm bảng lớp còn cả lớp làm vào vở của mình.
- Gọi HS NX bài làm của bạn, lớp bổ sung và GVKL.
* Củng cố, dặn dò.
Thứ năm ngày 27tháng 10 năm 2011
Toán:
ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài
I. mục tiêu
- Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài vừa học, giúp HS nắm và nhớ được bảng (tên đơn vị, cách đổi các đơn vị đo trong bảng).
- Vận dụng vào làm các bài toán đổi các đơn vị đo có liên quan và nhân, chia số đo.
II. Các hoạt động dạy học
 1.Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài
- GV YCHS nhắc lại tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự trong bảng đơn vị đo độ dài.
- Lớp và GVNX, KL.
- GV nhắc lại và viết tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự trên bảng lớp để giúp HS củng cố lại kiến thức.
 2. Bài tập thực hành
 1. GV viết một số bài toán dạng đổi số đo lên bảng lớp rồi gọi HS lên làm. lớp làm vào vở nháp.
 - HS dưới lớp làm vào vở rồi đổi vở KT chéo và NX kết quả lẫn nhau.
 * GV tiếp tục cho HS làm một số bài tương tự trên bảng con và NX.
2. Ra một số bài toán về nhân, chia số đo độ dài rồi YVCHS làm lần lượt trên bảng con.
 - HD HSNX kết quả bài làm của bạn, HS khác bổ sung.GVKL.
 3. Củng cố, dặn dò.
chính tả
I. mục tiêu
 	 - Tiếp tục HDHS ôn luyện về viết một số đoạn văn ngắn trong đó có chứa các từ, tiếng bắt đầu bằng các phụ âm đầu mà HS thường phát âm sai và viết sai.
 	 - Giúp HS nhớ và phân biệt được những lỗi này để viết đúng chính tả.
 - HS tự trao đổi bài trong nhóm để phát hiện ra những lỗi khi viết bài và tự sửa lỗi trong bài của mình.
II. đồ dùng dạy học
- GV: Bảng con 
- HS : Bảng con, vở ô li viết CT
III. các hoạt động dạy học
1. Luyện viết đúng các từ, tiếng dễ lẫn do phương ngữ ( viết trên bảngcon ).
 ( cách thực hiện tương tự như đối với các tiết CT tăng buổi trước)
2. GV chọn một đoạn văn ngoài và đọc cho HS viết vào vở ô li.
 	(Cách tiến hành tương tự như đối với phần HDHS nghe- viết trong các tiết CT Nghe- viết đã học).
- HS đổi bài và KT chéo lẫn nhau rồi một số em nêu NX về số lỗi và cách trình bày bài của bạn.
- GVchấm, chữa một số bài và NX chung về các lỗi điển hình.
- HS tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Dặn HS về nhà chọn một đoạn bài tập đọc đã học và chép vào vở ô li (Vở dành cho luyện viết ở nhà) để hôm sau chấm điểm.
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Ôn tập 
 I-Mục đích yêu cầu 
1.Tiếp tục ôn về tập đọc như phần ôn tập ở buổi 1.
2.Ôn cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu Ai làm gì?
3.Nghe - viết chính xác đoạn văn “Lừa gắng quámang nặng gấp đôi” trong bài đọc thêm Lừa và ngựa
 II-Đồ dùng dạy học :
	Phiếu ghi tên bài TĐ
 III-Các hoạt động dạy học 
 A Ôn luyện tập đọc
	- HD Học sinh thực hiện như các tiết ôn tập trước.
	- Học sinh đọc yêu cầu của phiếu rồi đọc bài theo phiếu, GVNX và ghi điểm.
	 * HDHS viết chính tả	
	-1HS khá đọc một lần đoạn văn.
	-2 học sinh đọc lại ,cả lớp theo dõi sách giáo khoa .
	-Học sinh tự viết ra giấy nháp các từ các em dễ viết sai.
	-Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
	-Giáo viên chấm bài, nhận xét,.
	-Giáo viên thu vở học sinh về nhà chấm.
3. Củng cố dặn dò:
	-Học sinh về nhà đọc thuộc lòng các bài TĐ yêu cầu HTL để chuẩn bị cho tiết sau.
Toán
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke
A-Mục tiêu
	Giúp học sinh :
	-Biết cách dùng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông.
	-Biết cách dùng ê kê để vẽ góc vuông.
B-Đồ dùng dạy học 
	-Ê ke .
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ góc vuông đỉnh O, học sinh tự vẽ góc vuông đỉnh A, đỉnh B
* Học sinh quan sát tưởng tượng hoặc dùng ê ke để kiểm tra góc vuông góc không vuông.
	b)Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
* Học sinh tự làm bài tại lớp.
	-Giáo viên lưu ý học sinh tưởng tượng để ghép cho phù hợp.
	-Cho học sinh thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn.
* Giáo viên hướng dẫn thực hành:
	-Học sinh cả lớp đề được lấy một tờ giấy nào đó tập gấp thành một góc vuông và có thể lấy góc vuông này để kiểm tra và nhận biết góc vuông trong các trường hợp không có ê ke.
3.Củng cố dặn dò.
**************************************

File đính kèm:

  • docT.B T9.doc