Giáo án Sử 12 tự chọn

Tiết 20. Chuyên đề:

TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG NƯỚC

Ngày soạn : 01/01/2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

 - Những thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám.

 - Sự lãnh của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn đưa đất nước thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, chống lại thù trong giặc ngoài.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.

3. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.

 

doc61 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5205 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sử 12 tự chọn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Về mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai. Từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
- Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
+ Ý nghĩa lịch sử: Đánh dấu bước chuyển quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
4. Củng cố: 
- Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945:
+ Tình hình kinh tế.
+ Chính trị –xã hội.
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 11/1939? Nội dung, ý nghĩa?
 5. Dặn dò: 
Học bài và chuẩn bị bài mới.
Ký duyệt của TTCM ngày: 
Tiết 17. Chuyên đề
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Ngày soạn : 15/11/2014
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức: 
 Hiểu rõ:
 - Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và vai trò lớn lao của NAQ.
 - Bồi dưỡng tinh thần nhiệt tình cách mạng; noi gương tinh thần Cách mạng tháng Tám của ông cha, trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả Cách mạng tháng Tám.
3. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
GV : tư liệu
Hs : đọc sách trước
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: Trình bày khái quát những nội dung sẽ học trong bài.
3. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : tìm hiểu về Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
Bước 1
- GV : Căn cứ vào đk lịch sử nào NAQ... ?
- HS các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của GV. Từng nhóm cử 1 đại diện trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số nội dung.
Lúc này chiến tranh thế giới lan rộng và ngày càng ác liệt. Ở Đông Dương, Nhật - Pháp đã câu kết với nhau đẩy nhân dân ta vào cảnh 1 cổ 2 tròng. Mâu thuẫn dân tộc cao hơn bao giờ hết, nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống đế quốc Pháp đã nổ ra. Tinh hình trong nước rất khẩn trương, thời cơ giành chính quyền sớm muộn sẽ đến. Vì vậy Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sự trở về của Người là một sự trở về đúng thời điểm, đúng lúc cách mạng Việt Nam can tới một vị lãnh đạo uy tín và tài năng giàu kinh nghiệm cách mạng, can có vai trò lịch sử của 1 cá nhân kiệt xuất. Trước khi Nguyễn Ái Quốc về nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị Trung ương lần 6 và 7 nhằm chuyển hướng đường lối đấu tranh trong thời kì mới. Khi trở về Người chọn Cao Bằng làm căn cứ và tại đây Người đã chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần 8.
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
+ Hoàn cảnh: 28-01-1941, sau nhiều năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, từ ngày 10 đến 19-5-1941. Người chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) 
+ Nội dung Hội nghị
Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng. Thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh 19/5/1941). Và giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và Campuchia. 
Hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
+ Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc.
4. Củng cố: 
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5/1941? Nội dung, ý nghĩa?
- Vai trò của NAQ đối với cách mạng tháng tám - 1945 ?
 5. Dặn dò: 
Học bài và chuẩn bị bài mới.
Ký duyệt của TTCM ngày: 
Chuyên đề
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ngày soạn : 22/11/2014
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức: 
 Hiểu rõ:
 - Đường lối cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Công cuộc chuẩn bị, diễn biến, của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
 - Bồi dưỡng tinh thần nhiệt tình cách mạng; noi gương tinh thần Cách mạng tháng Tám của ông cha, trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả Cách mạng tháng Tám.
3. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
GV : tư liệu
Hs : đọc sách trước
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: Trình bày khái quát những nội dung sẽ học trong bài.
3. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : tìm hiểu về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945	
Bước 1
Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành xây dựng lực lượng chính trị như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại
- GV nhấn mạnh: Như vậy, từ tháng 5-1941 đến 1943, Đảng đã vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân đứng trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
? Em hãy cho biết công tác xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng?
- HS theo dõi SGK trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
- GV trình bày về công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng được Đảng quan tâm: Vùng Bắc Sơn-Võ Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1940) chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đó là hai căn cứ đầu tiên của cách mạng nước ta.
Bước 2: cả lớp, cá nhân.
? Trình bày công tác chuẩn bị trước ngày Tổng khởi nghĩa?
Yêu cầu nêu được các ý chính sau đây:
- 15-20/4/1945, BTV TW Đảng Triệu tập Hội nghị QS Bắc Kỳ quyết định thống nhất và pt lực lượng vũ trang.
- 16/4/1945, Tổng bộ VM ra chỉ thị thành lập uỷ ban dân tộc giải phóng.
- 15/5/1945, VNTTGPQ và CQQ thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
- 4/6/1945, thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
Hoạt động 2: Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám :
Bước 1 : cả lớp, cá nhân
GV dùng bản đồ, yêu cầu HS khái quát những diễn biến chính của cách mạng tháng 8/1945.
HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
1- Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố :
+ Ngày 9-8-1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật. 
+ Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. 
+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố "Quân lệnh số 1", phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 
+ Các ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. 
+ Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. 
2- Nhận biết đây là thời cơ "ngàn năm có một" cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi :
+ Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế.
+ Thời cơ "ngàn năm có một" chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9-1945). 
+ Chúng ta kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh – Pháp – Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu.
Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám 
+ Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
+ Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
+ Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính..., khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. 
+ Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-8-1945), Sài Gòn (25-8-1945).
+ Thắng lợi ở Hà Nội – Huế – Sài Gòn đã tác động mạnh đến các địa phương trong cả nước khởi nghĩa giành chính quyền, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8-1945. 
4. Củng cố: 
- Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng tám năm 1945
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài cũ và đọc trước bài mới ở nhà.
Ký duyệt của TTCM ngày: 
Tiết 19. Chuyên đề
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Ngày soạn : 01/12/2014
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức: 
 Hiểu rõ:
 - Công cuộc chuẩn bị, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
 - Bồi dưỡng tinh thần nhiệt tình cách mạng; noi gương tinh thần Cách mạng tháng Tám của ông cha, trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả Cách mạng tháng Tám.
3. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
GV : tư liệu
Hs : đọc sách trước
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: Trình bày khái quát những nội dung sẽ học trong bài.
3. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động1 : Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bước 1: cả lớp, cá nhân
? trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8/1945?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý:
Bước 2 : 
Ý nghĩa lịch sử của CMT8 – 1945 ?
Bước 3 :
Bài học kinh nghiệm của CMT8 – 1945 ?
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
a) Nguyên nhân thắng lợi
- Nguyên nhân chủ quan: 
+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc ; vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.
+ Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao. Các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ.
- Nguyên nhân khách quan: Quân Đồng minh đánh thắng phát xít, tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công.
b) Ý nghĩa lịch sử
- Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5 năm, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...
- Mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
- Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít ; cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng.
c)Bài học kinh nghiệm 
- Phải có đường lối đúng dắn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin vào thực tiễn Việt Nam. Thay đổi chủ trương, chiến lược phù hợp. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
- Tập hợp lực lượng trong một mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nông.
- Triệt để phân hoá và cô lập kể thù rồi tiến lên đánh bại chúng. 
- Linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị, tiến tới Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
4. Củng cố: 
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nhiệm của CMT8 – 1945?
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài cũ và đọc trước bài mới ở nhà.
Tiết 20. Chuyên đề:
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG NƯỚC
Ngày soạn : 01/01/2015
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
 - Những thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám.
 - Sự lãnh của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn đưa đất nước thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, chống lại thù trong giặc ngoài.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.
 - Ảnh trong SGK.
 - Tài liệu tham khảo trong SGV.
 - Tham khảo thêm giáo trình sử Việt Nam 1945 – 1975.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng – Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 5/1941.
- Diễn biến của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945?
- Ýnghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám?
2. Bài mới: Đặt câu hỏi gợi mở tư duy cho HS.
 Thành quả mà Cách mạng tháng Tám năm 1945đã giành được là gì? Nhân dân ta phải tiếp tục làm gì đối với nền độc lập và chính quyền vừa giành được?
3. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần nắm
Hoạt động1 : TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Bước 1: cả lớp, cá nhân
GV dùng bản đồ Việt Nam, khái quát tình hình khó khăn của nước VNDCCH sau ngày độc lập, cần chỉ rõ vị chí của vĩ tuyến 16 (ranh giới Huế và Đà Nẵng), rồi nêu câu hỏi:
? Hãy nêu những khó khăn trong đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày độc lập?
HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chốt ý.
Đối nội:
- Hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 vẫn còn đe dọa.
- Hơn 90% dân số mù chữ, tồn tại nhiều tệ nạn xã hội.
- Ngân quỹ nhà nước trống rỗng, lạm phát tăng, ngoài ra quân Tưởng ép ta dùng tiền (Quan Kim và Quốc Tệ), làm cho tình hình tài chính thêm rối loạn.
- Bọn phản cách mạng : Việt Quốc, Việt Cách ra sức chống phá
Đối ngoại:
- Miền Bắc: Hơn 20 vạn quân Tưởng và tay sai với danh nghĩa quân Đồng minh tràn vào miền Bắc, gây khó khăn cho chính quyền cách mạng.
- Miền Nam : Quân Anh kéo vào giải giáp quân Nhật, đã tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta .
HS nghe và ghi chép.
Bước 2 :
Những thuận lợi... ?
Hoạt động2: BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH
Bươc1
GV khái quát tình hình khó khăn thù trong, giặc ngoài như vậy, đặc biệt trước nạn đói, dốt và khó khăn về tài chính, trước tiên đảng ta có những biện pháp gì nhằm củng cố chính quyền cánh mạng, để đủ cơ sở pháp lý đấu tranh với địch ta phải tiến hành các công việc như:
- Ngày 6/1/1946 tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc Hội (333 đại biểu).
- Ngày 2/3/1946 thành lập chính phủ chính thức do chủ tịch Hồ chí Minh đứng đầu và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp .
- Ngày 9/11/1946, QH Thông qua Hiến Pháp đầu tiên của nước VNDCCH.
- Lực lượng vũ trang Quốc gia được củng cố và phát triển.
Sau đó giáo viên nêu câu hỏi:
- Đảng chính phủ và Chủ Tịch Hồ chí Minh có những biện pháp gì nhằm giải quyết khó khăn?
HS trả lời câu hỏi GV nhận xét và chốt ý.
Nạn đói.
- Biện pháp trước mắt Hồ chủ Tịch keo gọi nhân dân nhường cơm sẻ áo, thực hiện “hủ gạo tiết kiệm”, 
- Biện pháp lâu dài là tăng gia sản xuất, giảm tô 25%, thuế 25%, đồng thời đầu tư phát triển nông nghiệp.
Nạn dốt.
- Ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập “Nha Bình dân học vụ” và phát động phong trào xoá nạn mù chữ trong toàn dân.
- Đến cuối 1946 cả nước tổ chức được 76000 lớp học, xoá mù cho 2,5 triệu người ,các trường học phát triển.
Giải quyết khó khăn về tài chính.
- Phát động phong trào xây dựng “Quỹ độc lập”, “ Tuần lễ vàng”.
- Phát hành đồng tiền Việt Nam (23/11/1946 QH cho phép lưu hành tiền Việt Nam)
HS nghe và ghi chép.
Bước 2,3,4
Biện pháp giai quyết những khó khăn trong nước của Đảng,CP ?
I.TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1. Khó khăn 
- Sau cách mạng tháng Tám, nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Quân đội các nước dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật lũ lượt kéo vào nước ta.
- Bắc vĩ tuyến 16: Gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai với danh nghĩa quân Đồng minh tràn vào miền Bắc, gây khó khăn cho chính quyền cách mạng.
- Nam vĩ tuyến 16: Hơn 1 vạn quân Anh kéo vào giải giáp quân Nhật, đã tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta .
- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chóng phá cách mạng.
- Chính quyền cách mạng non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
- Hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 vẫn còn đe dọa.
- Hơn 90% dân số mù chữ, tồn tại nhiều tệ nạn xã hội.
- Ngân quỹ nhà nước trống rỗng, lạm phát tăng, ngoài ra quân Trung Hoa Dân quốc ép ta dùng tiền (Quan Kim và Quốc Tệ), làm cho tình hình tài chính thêm rối loạn.
- Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
2. Thuận lợi.
- Có Đảng, Bác Hồ và nhân dân đang đà phấn khởi sau cách mạng tháng tám, họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những thành quả của cách mạng.
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng Việt Nam.
II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
a. Về chính trị
- Ngày 6 – 1 – 1946, hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu Bầu cử Quốc hội đầu tiên, cả nước bầu được 333 đại biểu. Sau đó bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. 
- Ngày 2 – 3 – 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập Ban dự thảo Hiến pháp.
- Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua ngày 9 – 11 - 1946. 
 b. Về quân sự
Lực lượng vũ trang được xây dựng: Vệ Quốc đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam ngày 22 – 5 – 1946. Lực lượng dân quân, tự vệ củng cố và phát triển.
- Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế.
2. Giải quyết nạn đói
Biện pháp cấp thời: Tổ chức quyên góp thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”.
Biện pháp lâu dài: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nữa!”; bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nhân dân, chia lại ruộng đất công.
Kết quả: Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi.
3. Giải quyết nạn dốt.
- Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. 
- Từ tháng 9 – 1945 đến 9 – 1946, toàn quốc tổ chức gần 76.000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Các cấp học được khai giảng sớm. Nội dung, phương pháp đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. 
- Ý nghĩa: Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, đẩy lùi từng bước các tệ nạn xã hộ

File đính kèm:

  • docgiao_an_su_12_tu_chon_20150726_021703.doc
Giáo án liên quan