Giáo án Sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra toàn quốc, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng

Cục diện chiến tranh sau trận Cầu Giấy.

* Về phía Pháp:

- Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.

- Lúc này, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tăng viện, quân Pháp lúng túng hoảng hốt , dự tính rút khỏi Bắc Kì.

* Về phía ta:

- Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân hăng hái chống giặc, , rào làng kháng chiến, nhiều đội nghĩa binh thành lập

- Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp.

Sau trận Cầu Giấy, cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta, quân Pháp đứng trước tình thế khó khăn, có thể bị tiêu diệt ở Bắc Kì, nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt giặc, ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước 1874, nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra toàn quốc, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận.
-Pháp hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874. Theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
-Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
Nhân dân đã nổi dậy kháng chiến và phối hợp với quân cờ đen giết được Gác-ni-ê ở trận Cầu Giấy ngày 16-12-1874 Quân Pháp rút khỏi thành Hà Nội (Tranh do người Pháp họa lại cảnh quân Pháp rút khỏi thành Hà Nội). Ảnh: tư liệu
            Ô Quan Chưởng: Đây là một trong những cửa Ô còn sót lại của toà thành Thăng Long   cũ, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) , đến năm Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay (cho HS xem ảnh của Ô Quan Chưởng hoặc trình chiếu Powerpoint ). Hiện ở cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Bên trên cửa lớn có ghi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” tức là cửa ô Đông Hà. Sở dĩ  cửa ô còn có tên gọi là Ô Quan Chưởng vì ngày 20.11.1873 Pháp đánh thành Hà Nội, khi đến cửa ô Đông Hà  chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của 100 binh sĩ triều đình do một viên quan Chưởng cơ chỉ huy anh dũng chặn giặc, kết cục viên Chưởng cơ cùng toàn thể 100 binh sĩ đều anh dũng hy sinh. Để tỏ lòng ngưỡng mộ người chưởng cơ anh dũng , nhân dân đổi tên cửa ô là Ô Quan Chưởng. Từ bấy đến nay người ta vẫn chưa xác minh được tên gọi của vị chưởng cơ anh hùng. Vì vậy tên Ô Quan Chưởng vẫn còn đó như một tồn nghi của lịch sử.
Ô Quan Chưởng - một trong năm cửa ô của  thành Thăng Long xưa (Hà Nội nay).
Gác-ni-ê tử trận  tại Cầu Giấy(21/12/1873 .
II. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI (1882). CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884.
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì và Trung kì trong những năm 1882 và 1884.
         - Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì.
        - Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.
   - Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.
  - Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:
     + Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.
     + Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.
Trận Cầu Giấy 19-5-1883 Ri-vi-e tử trận. Ảnh: tư liệu
III. THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ 1884..
Pháp tấn công cửa biển Thuận An (Huế)
Chiến trường Huế 1883-1885
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
- Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục vua Tự Đức mất, Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
- Ngày 18/08/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến chiều tối20.8.1883  , toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.
2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883). Nội dung: :
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
        + Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
        + Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
        + Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
- Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
- Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứ.
- Ngày 06/06/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước  Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu  dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.
Thái độ của triều đình Huế  và nhân dân trong cuộc kháng  chiến  chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1885)
Tham khảo :
1. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) và ảnh hưởng của nó đến cục diện chiến tranh?
            a. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
            - Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
            - Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Sơn Tây phối hợp với quân của Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về bao vây thành Hà Nội. Gác-ni-ê phải kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội.
            - Sáng ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại trận.
b. Cục diện chiến tranh sau trận Cầu Giấy.
* Về phía Pháp:
- Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.
- Lúc này, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tăng viện, quân Pháp lúng túng hoảng hốt , dự tính rút khỏi Bắc Kì.
* Về phía ta:
- Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân hăng hái chống giặc, , rào làng kháng chiến, nhiều đội nghĩa binh thành lập
- Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp.
Sau trận Cầu Giấy, cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta, quân Pháp đứng trước tình thế khó khăn, có thể bị tiêu diệt ở Bắc Kì, nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt giặc, ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước 1874, nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.
2. Nêu và nhận xét vê nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
- Theo Hiệp ước 1874, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
- Qua Hiệp ước, Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế ở Bắc Kì, qua đó, đặt cơ sở cho việc xâm chiếm Bắc Kì lần hai.
- Với Hiệp ước 1874, chủ quyền ngoại giao của Việt Nam bị xâm phạm nguyên trọng, là nguyên cớ cho Pháp lợi dụng đánh chiếm Bắc Kì lần hai.
- Về lãnh thổ, chủ quyền triều Nguyễn bị thu hẹp, quyền chiếm đóng của Pháp ở Nam Kì lục tỉnh đã được thừa nhận
- Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
3. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?
            - Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân chống Pháp nhưng đã nhanh chóng thất bại. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù vần còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản)
            - Về lực lượng: ngoài quân đội triều đình còn có đông đảo các tầng lớp nhân dân.
            - Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, đạt một số thành tựu (trận Cầu Giấy), nhưng còn phân tán, thiếu thống nhất.
            - Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. Lúc đầu là triều đình lãnh đạo nhân dân chống Pháp, sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
4. Nguyên nhân nào làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 – 1884 bị thất bại?
Trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta, giặc Pháp đã vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân dân ta chiến đấu dưới ngọn cờ triều đình. Có lúc, giặc đã lâm vào tình thế nguy ngập, phải tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt. Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.
- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu  thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp , gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, về lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
- Là thế lực cầm quyền trị nước, nhà Nguyễn không thể không nhận lãnh trách nhiệm để mất nước vào tay Pháp. Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã không tìm được những chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác.
Đường lối của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cho thấy từ vị thế lãnh đạo nhân dân chống giặc, họ đã đi những bước lùi nghiêm trọng sang chủ trương “thủ để hòa” rồi đi đến “chủ hòa” và “đầu hàng”. Họ đã không có khả năng đoàn kết toàn dân nhằm phát động một cuộc chiến tranh nhân dân chống giặc mà thậm chí còn phá hoại cuộc kháng chiến của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Họ đã dần dần từ bỏ vị trí lãnh đạo, để mặc người dân Việt phải tự vẫy vùng tìm lối thoát riêng cho mình bằng các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy chống cả Pháp lẫn triều Huế, buộc Pháp phải mất gần 30 năm mới chinh phục và đô hộ được Việt Nam.
5. Dựa vào bài học, lập bảng thống kê (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1884.
Giai đoạn
Diễn biến chính
Tên nhân vật tiêu biểu
1858 – 1862
- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định, nhân dân đã cùng triều đình chống giặc, là thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, ..
1863 đến trước 1873
- Sau Hiệp ước 1862, Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,.
Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm
1873 - 1884
- Pháp 2 lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh. chống giặc.
- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị
 Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883, trong đó: Trần Đình Túc (ngồi đầu bên trái),  Francois Jules Harmand  (thứ 3 bên trái) và Nguyễn Trọng Hợp   (người đứng bên phải).
Hiệp ước Giáp Tuất  bao gồm 22 khoản với các khoản chính sau:
Điều 2: “Tổng thống nước cộng hòa Pháp thừa nhận chủ quyền của vua An Nam và quyền hoàn toàn độc lập của nhà vua đối với tất cả các cướng quốc khác, hứa giúp đỡ nhà vua, và hễ khi nhà vua yêu cầuthì, không đòi tổn phí, Pháp sẵn sàng giúp nhà vua để giữ gìn trật tự và an ninh trong nước, để bảo vệ nhà vua khỏi một cuộc tiến công và để tiêu diệt kẻ cướp đường phá hoại một phần duyên hải của vương quốc”.
Nói một cách khác hơn, Pháp có thể lấy cớ đánh giặc bể và gìn giữ trị an giùm mà đem binh vào Trung Bắc nhất là Bắc, điều ấy chúng sẽ tự tiện làm về sau, lúc chúng quyết định chinh phục cả nước Việt Nam, chúng sẽ viện cớ là đem quân vào đánh quân Lưu Vĩnh Phúc. Theo điều 2 này, Tự Đức đã mất một phần quyền nội chính. Hơn nữa câu “Độc lập của nhà vua đối với tất cả các cường quốc” trong trí của Pháp, có ý nghĩa là Tự Đức được coi như là hoàn toàn không tùy thuộc gì đối với triều đình Bắc Kinh.
Điều 3: “Để trả ơn cho sự bảo hộ đó, nhà vua An Nam cam kết là chính sách ngoại giao của Pháp, nhà vua cũng cam kết không thay đổi trong quan hệ ngoại giao hiện tại”.
Nhà vua không được kí thương ước với nước nào trái với ý muốn của Pháp mà không cho Pháp biết trước.
Như hết là nếu thi hành hòa ước 1874 thì, về mặt ngoại, triều đình Tự đức đã làm chư hầu của Pháp rồi. Và thị trường Việt Nam bị bắt đầu thành ra nơi giành riêng cho tư bản Pháp.
-Điều 4: nói rằng “Pháp sẽ biếu cho Tự Đức 1.000 tay súng, nhưng mỗi khẩu chỉ có 500 viên đạn, 100 đại bác nhưng mỗi khẩu chỉ có 200 viên đạn và 5 tầu máy nhỏ, lẽ tất nhiên đó chỉ là miếng mồi để nhử Tự Đức phải nhận dùng võ quan Pháp để huấn luyện bộ đội, dùng thủy quân Pháp để trong nom tầu, và hơn nữa, dùng chuyên gia về tài chính để tổ chức thuế vụ, dùng giáo sư Pháp để lập trường trung học ở Huế.
Đó là cách hay nhất để nắm tài chính và quân đội”
-Điều 5: Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp trên tất cả Nam Kì lục tỉnh (Ta nhớ rằng tới nay triều đình chưa thừa nhận việc Pháp chính chiếm chiếm ban tỉnh miền Tây Nam Kì). Điều này thật là quá ý muốn của Đuy-pơ-rê, tên này nghĩa rằng có thể “trả” lại ba tỉnh miền Tây nếu Tự Đức nhận kí hiệp ước đặt quyền bảo hộ của Pháp.
-Điều 8: Nói rằng triều đình Huế phải ân xá tất cả những người Việt Nam đã cộng tác với Pháp
-Điều 9: Triều đình thừa nhận quyền tự do đi lại truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây, vào làng ra xóm khỏi phải trình, quyền tự do theo đạo và làm lễ của người Việt Nam, triều đình không được thống kê người theo đạo, người theo đạo được quyền đi thi cử, được quyền làm các chức vụ, triều đình không được dùng lời lẽ thóa mạ công giáo. Họ đạo có quyền lập nhà thờ trường học,
Bằng 8 điều này, thực dân pháp tiếp tục chuẩn bị những điều kiện chính trị để hành động mạnh hơn khi có thời cơ thuận lợi hơn nay.
-Điều 11: Triều đình cam kết mở cảng Thị Nại (Quy Nhơn) ở Bình Định, Ninh Hải (tức Hải Phòng), ở Hải Dương mở thương cảng Hà Nội, mở sông Nhị Hà. Và tùy theo tình thế về sau, sẽ mở thêm nhiều sông rạch và thương cảng khác
Điều 12: Ở các tỉnh thành đã kể trên, người Pháp được tự do làm thương mại hay kỹ nghệ mà triều đinh phải cung cấp đất cát cho họ cất kho làm nhà. Họ được tự do buôn bán với Vân Nam, được tự do mướn người Việt Nam vào các công việc của họ
-Điều thứ 13: Ở mỗi nơi khai phóng cho thương mại thì người lãnh sự hay viên đại lý Pháp có quyền tối đa 100 quân lính riêng
Như thế Pháp có khả năng có nhiều quân ở Trung Bắc hơn là hồi Gác-nhê hoành hành.
-Điều thứ 15: Người Pháp hay người ngoại quốc nào muốn đi vào nội địa Việt Nam phải có giấy thông hành của Pháp cho, và họ không có quyền buôn bán, nếu buôn bán thì hàng hóa bị tịch thu.
Rõ ràng là Pháp muốn dành hẳn thị trường này cho Pháp, Pháp cố ngăn trở không cho triều đình Huế giao thiệp với nước khác trừ nước Pháp.
-Điều thứ 16 : Có sự kiện cáo của người Việt Nam và người Pháp tòa án Việt Nam không có quyền tự ý xử người Pháp, và ngay trên đất Trung và Bắc của Việt Nam, người Việt Nam và người Pháp có gì xung đột nhau thì chỉ có tòa án Pháp có quyền phân xử mà thôi.
Đó là nhận quyền trị ngoại, đó là cầm cố chủ quyền của đất nước rồi.
Hòa ước 25-8-1883
(Hiệp ước Hác - Măng)
Trong tình hình rối loạn của triều đình sau khi vua Tự Đức chết, trong tình hình thất bại ở Thuận An dồn dập đến, triều đình Huế bị áp lực của súng đồng phải làm hòa ước mới. Giữa lúc đó tin thắng trận ở ngoại thành Hà Nội không làm triều đình phấn khởi chút nào. Triều đình sai Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp làm chính và phó toàn quyền đến quán sứ Pháp, nói thương thuyết, chớ kì thật là đến nhận điều kiện của Hác Măng.
Theo hòa ước này thì triều đình Huế hoàn toàn thừa nhận sự đô hộ của Pháp. Tỉnh Bình Thuận bị sát nhập vào Nam Kì lục tỉnh (thuộc địa). Quân Pháp vĩnh viễn chiếm đóng phòng tuyến Thuận An và các pháo đài ở cửa sông Hương. Triều đình thừa nhận Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kì và Thanh Hóa, Nghệ An, một viên công sự, có một đội quân Pháp trợ uy (ý định của Pháp từ nay đã tỏ rõ chia cắt Việt Nam ra làm ba, Nghệ Tĩnh trở ra Bình Thuận trở vào là thuộc địa, triều đình Huế còn lại một số tỉnh nghèo nàn, ít dân thì bị “bảo hộ”, mở cảng Xuân Đài và Đà Nẵng. Tất cả thuế thương chính của toàn bộ Việt Nam về tay Pháp quản trị. Pháp có quyền lập dây thép từ Sài Gòn đến Hà Nội qua các tỉnh. Ở Huế có một khâm sứ giám sát mọi việc của triều đình. Vua phải trực tiếp với Khâm sứ. Triều đình giao tỉnh Bình Thuận nhập vào Nam Kì thì khỏi phải trả chiến phí. Nhưng ít ra thì mỗi năm, nhà vua được lĩnh lương 2 triệu lấy trong số tiền thuế và chính thương ở Bắc Kì. Sứ giả Pháp không quên ông Bầu của sự xâm lăng: tiền của nhà băng Đông Dương đã lưu hành Nam Kì nay được lưu hành cả nước Việt Nam
Hác Măng liền trở ra Bắc Kì để tiếp tục chiến tranh. Trước khi đi, hắn xin pháp gắn huân chương cho vua Hiệp Hòa và giao cho hai sứ giả của triều đình và Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hiệp (bộ trưởng bộ nội vụ và bộ trưởng ngoại giao), xin gắn huân chương cho cố Cát-pa – những kẻ “có công” với Pháp trong việc lập hòa ước nô lệ 1883 (cũng gọi là hiệp ước Hác Măng)
Hòa ước này chứng tỏ thái độ đầu hàng của phần đông bọn cầm quyền ở Huế, trừ số đông của cánh cửa quan muốn đánh. Hòa ước này không khỏi làm nhụt một phần chí khí chiến đấu của quan quân và nhân dân ở các nơi. Tuy nhiên quân dân ngoài Bắc vẫn quyết tâm đánh giặc và nhân dân Trung Nam, mặc dù không lệnh khởi nghĩa, đã tụ hợp nhau để ứng phó làm cho hòa ước Hắc Măng không được thực hiện đầy đủ (ví như ở Bình Thuận ở Thanh Nghệ Pháp không đặt công sứ được)
[Trần Văn Giàu, 2001, Chống Xâm lăng, tr 432 -433
Hiệp ước Pa-tơ-nốt(Gồm 19 khoản).Đây là khoản cơ bản nhất
Khoản 1- Nước Đại Nam tự nhận quyền nước Đại Pháp bảo hộ. Do đó, nếu Đại Nam có cùng giao thông với ngoại quốc nào thì nước Pháp che chở làm hộ cho công việc ấy, người Nam cư trú ở nước ngoài thì thuộc quyền bảo hộ của nước Pháp.
Khoản 2- Quân Pháp chiếm đóng đồn Thuận An từ Thuận An suốt đến kinh thành, mọi đồn lũy, mọi công sự phòng bị ở ven sông đều phải bỏ hết.
Khoản 3- Địa giới nước Đại Nam từ giáp giới ở tỉnh Biên Hòa (Nam Kì) tới giáp giới với tỉnh Ninh Bình (Bắc Kì), các quan viên đều làm việc cai trị như cũ. Trừ các việc thương chính và tạo tác cần có quan Pháp cai trị, thì những việc thường khác nếu có dùng người Pháp hay bác vật, những người này chỉ làm quản đốc thôi.
Khoản 4- Từ giáp biên giới Biên Hòa đến giáp Ninh Bình, trong mọi tỉnh, trừ bến Thị Nại đã mở buôn bán rồi, nay hai bến Đà Nẵng thuộc Quãng Nam và Xuân Đài thuộc Phú Yên, phải khai mở buôn bán, ngoài ra mọi bến từ nay về sau nếu xét ra có lợi thì cùng hội nghị bàn khai thương thêm đó. Các quan ấy đều tuân theo mạng lệnh của trú kinh khâm sứ đại thần.
Khoản 5- Trú kinh khâm sứ đại thần của đại Pháp chuyên giữ việc bảo hộ  Đại Nam, giao thiệp với ngoại quốc, không dự vào việc chính trị các tỉnh của các tỉnh trong giới hạn của khoản 3, khâm sứ đại thần ấy lại được vào điện tâu với Hoàng đế Đại Nam. Tại kinh thành, quan khâm sứ ấy có Pháp tùy tùng.
Khoàn 6- Nước Đại Nam từ giáp Ninh Bình vào giáp Biên Hòa, tỉnh nào mà xét thấy có việc cần kíp thì

File đính kèm:

  • doclich_su_11_20150726_021931.doc
Giáo án liên quan