Giáo án Số học lớp 6 - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp. phần tử của tập hợp
Khi đó cách ghi : A = {0; 1; 2; 3; 4} ta gọi là liệt kê các phần tử của tập hợp
Khi ghi : A = ta gọi là cách ghi : Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử là x N và x < 5.
Muốn ghi một tập hợp ta có thể
ghi như thế nào?
Tuần 1 Tiết1 CHƯƠNG I : ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN Bài 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP A. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: HS được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống . HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước . 2. Kỹ năng: HS biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu ;. 3. Nhận thức: Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp. B. CHUẨN BỊ : GV: Thước, phấn màu, bảng phụ . HS: Dụng cụ học tập C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH : I. Ổn định: Trật tự, kiểm tra sĩ số . Lớp Ngày dạy Sĩ số Học sinh vắng 6/5 II. KTBC: (Thay cho việc giới thiệu bộ môn, chương, bài và phương pháp học tập bộ môn). III. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Một số VD về tập hợp - GV lấy một số VD về tập hợp: tập hợp học sinh lớp 6A,..; Tập hợp các số tự nhiên;….. - GV cho học sinh lấy một số VD tại chỗ. VD tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5 gồm những số nào? - Để tiện cho việc viết, thể hiện, tính toán người ta thường kí hiệu tập hợp bởi các chữ cái in hoa: A, B, C…. Hoạt động 2: Cách viết, kí hiệu, khái niệm. - GV lấy VD và minh hoạ cách ghi một tập hợp các khái niệm. Tương tự : các chữ cái a, b, c gọi là gì của tập hợp B? Kí hiệu "" đọc là “ thuộc” "" đọc là "không thuộc" 1 A ? 5A ? vì sao? GV : Chú ý cho học sinh cách ghi một tập hợp, ghi các phần tử trong tập hợp. -Nếu ghi : A = {0; 1; 3; 2; 4; 2} được không? Vì sao? Nghĩa là khi ghi tập hợp mỗi phần tử được ghi như thế nào? (mấy lần?) - A = {0; 1; 2; 3; 4} có thể ghi bằng cách nào khác? - Ở đây x = ? - Khi đó cách ghi : A = {0; 1; 2; 3; 4} ta gọi là liệt kê các phần tử của tập hợp Khi ghi : A = ta gọi là cách ghi : Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử là x N và x < 5. Muốn ghi một tập hợp ta có thể ghi như thế nào? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn để thực hiện (?1) và (?2). 0;1; 2; 3; 4 - Phần tử của tập hợp B. - Thuộc - Không thuộc vì : Tập hợp A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5. - Không vì hai phần tử 2 trùng nhau. - Một lần. A = x = 0; 1; 2; 3; 4 -Liệt kê các phần tử của tập hợp - Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử - Thực hiện rồi trình bày. 1.Các ví dụ: - Tập hợp học sinh lớp 6A. - Tập hợp các số tự nhiên. - Người ta thường kí hiệu tập hợp bởi các chữ cái in hoa: A, B, C…. 2. Các viết , các kí hiệu: VD: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4} Hay : A = {2; 1; 4; 3; 0}, … VD: Tập hợp B các chữ cái a, b, c Ta viết: B = …. - Các số 0; 1; 2; 3; 4 gọi là các phần tử của tập hợp A; các chữ cái a, b, c gọi là các phần tử của tập hợp B. Kí hiệu: 1A đọc là 1 thuộc A hay 1 là phần tử của A. 5a đọc là 5 không thuộc A hay 5 không là phần tử của A. Chú ý: - Các phần tử của một tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn, cách nhau bởi dấu (;) nếu là số hoặc dấu (,). - Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự tùy ý. Tóm lại: Để ghi một tập hợp, thường có hai cách ghi: - Liệt kê các phần tử của tập hợp - Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. IV. Hoạt động 3: Củng cố - Giải các bài tập 1; 2; 4 SGK trang 6. V. Hoạt động 5: Dặn dò: - Về nhà tự lấy một số VD về tập hợp và xác định vài phần tử thuộc và không thuộc tập hợp. - Xem kĩ lại lí thuyết. - Xem trước bài 2 tiết sau học. * Nhận xét và xếp loại tiết học. --------------------
File đính kèm:
- TIET 1.DOC