Giáo án Số học 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế. Luyện tập

Hoạt động của GV

- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu ?1

? Quan sát H.50 rút ra kết luận gì

?* Khi cân thăng bằng nếu cho thêm hai vật có khối lượng như nhau vào hai đĩa cân thì hai đĩa cân như thế nào

? Nếu bớt ở hai đĩa cân đi hai vật có khối lượng bằng nhau thì hai đĩa cân như thế nào

- GV giới thiệu các tính chất của qui tắc

- GV lấy ví dụ minh hoạ

? Cho biết các vế của đẳng thức trên

?* Làm thế nào để VT của đẳng thức chỉ còn x

? Hãy thực hiện

- Cho HS đọc và xác định ?2

? Cho biết các vế của đẳng thức trên

?* Làm thế nào để VT của đẳng thức chỉ còn x

- Yêu cầu HS làm ?2, theo nhóm đôi (3 phút)

- Gọi HS báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá và nhận xét

?* Rút ra nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế. Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59: QUY TẮC CHUYỂN VẾ. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu vận dụng đúng các tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại, nếu a = b thì b = a
2. Kỹ năng
- Bước đầu vận dụng được quy tắc chuyển vế vào giải bài tập.
 	- Làm được các bài tập trong SGK.
3. Thái độ
- Hợp tác, chính xác Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
 	1. GV: Chiếc cân bàn hai quả cân 1kg, hai nhóm vật có khối lượng bằng nhau. Bảng phụ ví dụ
 	2. HS: SGK
III. Phương pháp dạy và học
- Phương pháp phân tích, dự doán. Phương pháp tư duy động não. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học tích cực.
IV. Tổ chức giờ học
 	1. Ổn định tổ chức.
 	2. Khởi động.
 	3. Bài mới.
*ĐVĐ: Như mở đầu của SGK
3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của đẳng thức (15 phút)
 a) Mục tiêu: Hiểu vận dụng đúng các tính chất: 	
 Nếu a = b thì a+c = b+c và ngược lại, nếu a = b thì b=a
b) Tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu ?1
? Quan sát H.50 rút ra kết luận gì
?* Khi cân thăng bằng nếu cho thêm hai vật có khối lượng như nhau vào hai đĩa cân thì hai đĩa cân như thế nào 
? Nếu bớt ở hai đĩa cân đi hai vật có khối lượng bằng nhau thì hai đĩa cân như thế nào 
- GV giới thiệu các tính chất của qui tắc
- GV lấy ví dụ minh hoạ
? Cho biết các vế của đẳng thức trên
?* Làm thế nào để VT của đẳng thức chỉ còn x
? Hãy thực hiện
- Cho HS đọc và xác định ?2
? Cho biết các vế của đẳng thức trên
?* Làm thế nào để VT của đẳng thức chỉ còn x
- Yêu cầu HS làm ?2, theo nhóm đôi (3 phút) 
- Gọi HS báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá và nhận xét
?* Rút ra nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức.
- HS đọc và xác định yêu cầu ?1
- HS quan sát hình trả lời
- Khi cân thăng bằng nếu thêm hai vật có khối lượng bằng nhau vào hai đã cân thì cân vẫn thăng bằng 
- Nếu bớt đồng thời ở hai đĩa cân hai vật bằng nhau thì cân vẫn thăng bằng
- HS lắng nghe
VT = x – 3; VP = 4
- Thêm 3 vào hai vế
- HS đứng tại chỗ trình bày
- HS đọc và xác định yêu cầu ?2
VT = x + 4
VP = -2
- Thêm -4 vào hai vế
- HS làm việc theo nhóm, báo cáo và chia sẻ.
- HS ghi nhớ.
- Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia thì phải đổi dấu số hạng đó 
1. Tính chất của đẳng thức
?1
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a
2. Ví dụ:
 Tìm số nguyên x biết:
 x – 3 = 4
Giải:
x - 3 = 4
x – 3 + 3 = 4 + 3
x = 7
?2 Tìm số nguyên x, biết:
 x + 4 = -2
 x + 4 – 4 = -2 – 4
 x = - 6
 3.2. Hoạt động 2: Quy tắc chuyển vế (15 phút)
 a) Mục tiêu: Bước đầu vận dụng được quy tắc chuyển vế vào giải bài tập.
 b) Tiến hành:
- Gọi HS đọc quy tắc chuyển vế
- GV treo bảng phụ ví dụ minh hoạ, yêu cầu HS nghiên cứu theo cá nhân (2 phút) và nêu cách làm ví dụ
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu ?3
?* Nhận xét gì về VP của đẳng thức
? Hãy thực hiện phép tính
?* Tính x như thế nào.
- Yêu cầu HS làm ?2, theo nhóm đôi (3 phút) 
- Gọi HS báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá và nhận xét
- HS đọc quy tắc chuyển vế
- HS báo cáo cách làm và chia sẻ
- HS đọc và xác định yêu cầu ?3
- VP là phép cộng 2 số nguyên khác dấu
 x + 8 = -1
- Áp dụng quy tắc chuyển vế
- HS làm việc theo nhóm, báo cáo và chia sẻ.
- HS ghi nhớ.
3. Quy tắc chuyển vế
* Quy tắc (SGK)
Ví dụ: Tìm số nguyên x biết: x – (-3) = 4
 Giải
x - (-3) = 4	 x - 3 = -5
x + 3 = 4 x = -5 + 3
x = 4 – 3 x = -(5-3)
x = 1 x = -2
?3 Tìm số nguyên x
x + 8 = (-5) + 4
x + 8 = -1
x = -1 – 8 
x = -9
* Nhận xét ( SGK – 86)
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập trong SGK
b) Tiến hành:
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài 61 
? Muốn chuyến một số từ vế này sang vế kia của đẳng thức làm như thế nào 
? VP đẳng thức là phép tính gì
? Hãy thực hiện phép tính 
?* Tim x như thế nào
- Phần b làm tương tự
- Yêu cầu HS làm bài 61, theo nhóm 4 (6 phút) 
- Gọi HS báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá và nhận xét 
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 61 
- Ta phải đổi dấu các số hạng: + - và - +
- VP là phép trừ 2 số nguyên
 7 – x = 8 + 7
 7 – x = 15
- Áp dụng quy tắc chuyển vế
- Các nhóm báo cáo, nhận xét, chia sẻ.
- HS ghi bài
4. Luyện tập
Bài 61/87
Tìm số nguyên x biết 
a) 7 – x = 8 – (-7)
 7 – x = 15
 -x = 15 – 7
 -x = 8
 x = -8
b) x – 8 = (-3) – 8
 x = (-3) – 8 + 8
 x = -3
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (5 phút)
a) Tổng kết
- ? Nêu quy tắc chuyển vế.
b) Hướng dẫn về nhà:
* Đối với HSTB: 
- Học thuộc quy tắc chuyển vế
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài 63 (SGK – 87)
 	 * Hướng dẫn: Bài 63: 3 + (-2) +x = 5 Tìm x dựa vào quy tắc chuyển vế
	 Bài 67: áp dụng quy tắc cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu và khác dấu
- Đọc và chuẩn bị trước bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
* Đối với HSK: 
- Làm bài 63 (SGK – 87)
 	 * Hướng dẫn: Bài 67: áp dụng quy tắc cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu và khác dấu

File đính kèm:

  • doctiet_59.doc