Giáo án Số học 6 - Tiết 44, Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu - Nguyễn Văn Giáp

- GV: Nhiệt độ ban đầu là -30 C, tăng lên -20 C ta dùng thì ta dùng phép tính gì?

- GV: Là tổng của hai số nào? - GV: Dùng trục số biểu diễnkết quả của phép tính: (-3) + (-2)

- GV: Vậy nhiệt độ cùng ngày là bao nhiêu độ C?

- GV: Cho HS làm ?1.

- GV: Chốt lại bằng quy tắc trong SGK.

- GV: Cùng HS làm VD.

- GV: Cho hai HS làm ?2.

- GV: Chốt ý.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 44, Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu - Nguyễn Văn Giáp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết: 44
Ngày Soạn: 29 /11/2015
Ngày dạy: 02/12/2015
§4. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. Mục Tiêu:
 	1. Kiến thức: - Hiểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
 	2. Kĩ năng: - HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu
	 - Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.
 	3. Thái độ: - Liên lệ với thực tế các kiến thức đã học.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Hình vẽ một trục số, thước thẳng.
- HS: Đọc trước bài.
III. Phương Pháp: 
	- Trực quan, đặt và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp. 
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’) 6A2 : 	
	2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
 	- Thế nào là trị tuyệt đối của một sô nguyên?.
 - Hãy tính: 	
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (8’)
- GV: Số nguyên dương cũng chính là số gì ta đã được học trước đây?
- GV: Giới thiệu cách cộng hai số nguyên dương như cộng hai số tự nhiên khác 0.
- GV: Cho VD minh họa.
- GV: Vẽ trục số minh họa cho HS hiểu hơn.
- GV: Chốt ý.
Hoạt động 2: (20’)
- GV: Giới thiệu người ta thường dùng số âm để chỉ độ sâu hoặc nhiệt độ giảm hay số tiền nợ 
- GV: Nhiệt đô giảm 20 C có nghĩa là tăng bao nhiêu độ?
- HS: Số tự nhiên khác 0.
- HS: Chú ý theo dõi
- HS: Cùng GV làm VD
- HS: Chú ý.
- HS: Chú ý theo dõi.
- HS: Tăng -20 C
1. Cộng hai số nguyên dương:
 Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
VD 1: (+4) + (+2) = 4+2 = 6
 -1 0 1 2 3 4 5 6
 . . . . . . . .
2. Cộng hai số nguyên âm:
VD 2: (SGK)
Ta coi giảm 20 C có nghĩa là tăng -20 C nên ta cần tính: (-3) + (-2) = -5
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
GHI BẢNG
- GV: Nhiệt độ ban đầu là -30 C, tăng lên -20 C ta dùng thì ta dùng phép tính gì? 
- GV: Là tổng của hai số nào? - GV: Dùng trục số biểu diễnkết quả của phép tính: (-3) + (-2)
- GV: Vậy nhiệt độ cùng ngày là bao nhiêu độ C?
- GV: Cho HS làm ?1.
- GV: Chốt lại bằng quy tắc trong SGK.
- GV: Cùng HS làm VD.
- GV: Cho hai HS làm ?2.
- GV: Chốt ý.
- HS: Dùng phép cộng.	
- HS: (-3) + (-2)
- HS: Chú ý theo dõi.
- HS: -5 0 C.
- HS: Hai HS đứng tại chỗ làm ?1, các em khác theo dõi và nhận xét.
- HS: Theo dõi và nhắc lại quy tắc trong SGK.
- HS: Làm VD.
- HS: Hai HS lên bảng, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1
 . . . . . . . . 
Vậy: nhiệt đô cùng ngày là -5 0 C.
?1: Tính và nhận xét kết quả:
a) (-4) + (-5) = -9
b) = 4 + 5 = 9
Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả.
VD: (-8) + (-6) = -(8+6) = -14
?2: 	a) (+37) + (+81) = 118
	b) (-23) + (-17) = -40
 4. Củng Cố: ( 8’)
 	- GV cho HS làm bài tập 23, 26.
 5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhà: ( 2’)
 	- Về nhà xem lại các VD và làm các bài tập 24,25.
	- Xem trước bài 5.
 6. Rút Kinh NghiệmTiết Dạy: 	

File đính kèm:

  • docT15_Tiet_44_Cong_hai_so_nguyen_cung_dau.doc
Giáo án liên quan