Giáo án Sinh lớp 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

-Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng

+Hệ hô hấp từ chưa phân hóa, trao đổi qua toàn bộ da, mang đơn giản, mang, da và phổi, hoàn toàn bằng phổi.

+Hệ tuần hoàn: chưa có tim, tim chưa có ngăn, tim có 2 ngăn, 3 ngăn, 4 ngăn.

+Hệ thần kinh từ chưa phân hóa đến thần kinh mạng lưới chuỗi hạch đơn giản chuỗi hạch phân hóa (não, hầu, bụng ) hình ống phân hóa bộ não, tủy sống.

+Hệ sinh dục: Chưa phân hóa tuyến sinh dục không có ống dẫn tuyến sinh dục có ống dẫn.

-HS trả lời.

+ Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của động vật thể hiện ở sự phân hóa và hoàn chỉnh về cấu tạo, chuyên hóa về chức năng

+Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn. Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh lớp 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28	Ngày soạn: 14/03/2015
Tiết: 56	Ngày dạy: 16/03/2015
Bài 54: TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các nghành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở sự phức tạp hóa trong tổ chức cơ thể, từ thấp đến cao
2.Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng lấp bảng so sánh rút ra nhận xét, phân tích, tư duy.
3.Thái độ: 
- Có ý thức học tập yêu thích bộ môn.	
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, các mảnh bìa.
2.Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức về các ngành động vật đã học. HS kẻ bảng SGK tr.176.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1
 7A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở bài : Tong quá trình tiến hóa, các hệ cơ quan của động vật được hình thành và hòan chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hóa nghĩa là ở các hệ cơ quan có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo cho chức năng sinh lí phức tạp thích nghi được với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật 
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1: SO SÁNH MỘT SỐ HỆ CƠ QUAN CỦA ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV chiếu H541 SGK T177. Hướng dẫn HS quan sát.
- Yêu cầu HS nhắc lại một số đặc điểm nổi bất về trùng biến hình, thủy tức, giun đất, châu chấu, cá chép, thỏ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng: so sánh một số hệ cơ quan của động vật và các mảnh bìa
- Yêu cầu đại diện một số nhóm lên hoàn gắn các mảnh bìa trên bảng phụ.
-GV nhận xét, chốt lại đáp án
-HS quan sát trang thu thập kiến thức
- HS nhắc lại kiến thức đã học
- Các nhóm trao đổi lựa chọn câu trả lời đúng ghi vào mảnh bìa
-Đại diện các nhóm gắn mảnh bìa trên bảng phụ. Nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS theo dõi và tự sữa chữa.
Bảng kiến thức chuẩn:
Tên ĐV
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
ĐVNS
Chưa phân hóa
Chưa có
Chưa phân hóa
Chưa phân hóa
Thủy tức
Ruột khoang
Chưa phân hóa
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến SD không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng)
Tuyến SD có ống dẫn
Châu chấu
Chân khớp
Hệ ống khí
Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch (hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng)
Tuyến SD có ống dẫn
Cá chép
ĐVCXS
Mang
Tim có tâm nhĩ và tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch
Tuyến SD có ống dẫn
Ếch đồng trưởng thành
ĐVCXS
Da và phổi
Tim có tâm nhĩ và tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến SD có ống dẫn
Thằn lằn bóng
ĐVCXS
Phổi
Tim có tâm nhĩ và tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến SD có ống dẫn
Chim bồ câu
ĐVCXS
Phổi và túi khí
Tim có tâm nhĩ và tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến SD có ống dẫn
Thỏ
ĐVCXS
Phổi
Tim có tâm nhĩ và tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến SD có ống dẫn
Hoạt động 2: SỰ PHỨC TẠP HÓA TỔ CHỨC CƠ THỂ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu HS xem lại lại nội dung bảng trả lời câu hỏi:
+Sự phức tạp hóa các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học?
-GV ghi tóm tắt ý kiến của HS và phần bổ sung lên bảng.
+ Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của động vật được thể hiện như thê nào?
+Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì?
- GV nhận xét chốt lại nội dung chính
-Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng
+Hệ hô hấp từ chưa phân hóa, trao đổi qua toàn bộ da, mang đơn giản, mang, da và phổi, hoàn toàn bằng phổi.
+Hệ tuần hoàn: chưa có tim, tim chưa có ngăn, tim có 2 ngăn, 3 ngăn, 4 ngăn.
+Hệ thần kinh từ chưa phân hóa đến thần kinh mạng lưới chuỗi hạch đơn giản chuỗi hạch phân hóa (não, hầu, bụng) hình ống phân hóa bộ não, tủy sống.
+Hệ sinh dục: Chưa phân hóa tuyến sinh dục không có ống dẫn tuyến sinh dục có ống dẫn.
-HS trả lời.
+ Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của động vật thể hiện ở sự phân hóa và hoàn chỉnh về cấu tạo, chuyên hóa về chức năng
+Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn. Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
Tiểu kết: 
- Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng. 
- Ý nghĩa: + Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn
 + Giúp cơ thể thích nghi với môi trường
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK. Làm bài tập củng cố trên máy chiếu.
2/ Dặn dò:
-Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
-HS kẻ bảng 1 và 2 vào vở bài tập.
Bảng 1. So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính
Hình thức sinh sản
Số cá thể tham gia
Thừa kế đặc điểm của
1 cá thể
2 cá thể
Vô tính
Hữu tính
Bảng 2. Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật (SGK tr. 180)
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docbai_54_tien_hoa_ve_to_chuc_co_the_20150726_105946.doc