Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 61: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

I. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên:

1 Bảo vệ tài nguyên sinh vật:

Gv treo tranh 59 SGK

Ở đâu có rừng đầu nguồn, vườn quốc gia nổi tiếng nào? Biện pháp nào bảo vệ tài nguyên sinh vật ? - Ở các tỉnh miền núi, hiện nay đều có chủ trương bảo vệ rừng già đầu nguồn.

- Hiện nay ta đã có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn như: Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Cát Bà, Bạch Mã,.

- Ở nhiều địa phương còn có phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.

- Hiện nay đã cấm săn bắn nhiều loại chim thú.(Nhất là các động vật quý hiếm)

- Ứng dụng công nghệ sinh học như nhân bản vô tính nhiều thứ cây trồng có giá trị để bảo tồn và nhân rộng các nguồn gen quý hiếm.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 61: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:61 KHÔI PHỤC MÔI TRƯƠNG VÀ GIỮ GÌN
THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Học sinh hiểu và giải thích được vì sao phải khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy lôgích, tổng hợp kiến thức, hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên 
II Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về rừng quốc gia, khu bảo tồn, trồng rừng. . . 
IV Hoạt động dạy - học 
1 Kiểm tra 
Hãy phân biệt các dạng tài nguyên? Cho ví dụ: 
Tại sao phải phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên 
Hoạt động dạy - học :
Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã:
Vì sao phải khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Tại sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã góp phần cân bằng hệ sinh thái ?
Bảo vệ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật, môi trường sống của sinh vật không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên do đó giữ cân bằng hệ sinh thái 
 Kết luận: Bảo vệ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ: 
Các loài sinh vật và môi trường sống của sinh vật 
Không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên 
Giữ cân bằng hệ sinh thái 
Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: 
1 Bảo vệ tài nguyên sinh vật: 
Gv treo tranh 59 SGK 
Ở đâu có rừng đầu nguồn, vườn quốc gia nổi tiếng nào? Biện pháp nào bảo vệ tài nguyên sinh vật ?
- Ở các tỉnh miền núi, hiện nay đều có chủ trương bảo vệ rừng già đầu nguồn.
- Hiện nay ta đã có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn như: Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Cát Bà, Bạch Mã,...
- Ở nhiều địa phương còn có phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
- Hiện nay đã cấm săn bắn nhiều loại chim thú.(Nhất là các động vật quý hiếm)
- Ứng dụng công nghệ sinh học như nhân bản vô tính nhiều thứ cây trồng có giá trị để bảo tồn và nhân rộng các nguồn gen quý hiếm.
 Kết luận: Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm:
+ Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
+ Trồng cây gây rừng.
+ Xây dựng khu bảo tồn giữ nguồn gen quý.
+ Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.
2.Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá. 
Các biện pháp
Hiệu quả
Đối với những vùng đất trống đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.
Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu...
Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí.
Góp phần điều hoà lượng nước, hạn chế lũ lụt hạn hán, mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng... 
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh đồi đất trống bỏ hoang hoá. Bón phân hữu cơ(đã xử lí) không mang mầm bệnh.
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.
Làm cho đất không bị cạn kiệt dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng
Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp có năng suất cao.
Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ có điều kiện đầu tư cho cải tạo đất.
Kết luận: 
- Đối với những vùng đất trống đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất. 
- Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lí.
- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
- Thay đổi các loại cây trồng hợp lí. 
3. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên:
Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?
- Mọi học sinh đều phải có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Các việc làm phải thiết thực phù hợp với điều kiện từng địa phương. Ví dụ như ở miền núi thì bảo vệ rừng đầu nguồn, ở vùng trung du thì trồng cây gây rừng,cấm săn bắn động vật.
Kết luận: - Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
Nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người học sinh về bảo vệ thiên nhiên.
IV Kiểm tra đánh giá: 
Trình bày các biện pháp bảo vệ thiên nhiên 
Em làm gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Câu 1:Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên này, cần phải:
A. khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.
B. đánh bắt hải sản bằng chất nổ.
C. tăng cường đánh bắt ở ven bờ.
D. dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản.
Câu 2:Để làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất – tăng năng suất cây trồng, ta cần phải: 
A. trồng một loại cây nhất định trên vùng đất đó
B. thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh, trồng xen kẽ).
C. trồng cây kết hợp bón phân.
D. trồng các loại giống mới.
Câu 3:Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây? 
A. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
B. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.
C. Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm.
D. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
Câu 4:Em hãy cho biết công việc của chúng ta đã làm để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật:
A. khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. xây dựng các khu rừng quốc gia ,bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ.
C. chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ.
D. sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hóa chất.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Bài cũ: Học bài và trả lời câu hỏi:1,2/180.
-Bài mới : Tìm hiểu các hệ sinh thái trong tự nhiên và các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái.
-------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_61_khoi_phuc_moi_truong_va_giu_g.docx