Giáo án Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

+ Kiến thức

- Học sinh hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen.

- Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.

+Kỹ Năng

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

+ Thái độ

- HS Biết vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn và cuộc sống.

2. Phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to hình 5 SGK.

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 5.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ôn định lớp .

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?

( Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình F2 bảng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó).

? Biến dị tổ hợp là gì? nó xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Vì sao?

3. Bài mới:

HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn:

 

doc209 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các tính trạng số lượng liên quan đến năng suất có lợi và hại gì trong sản suất?
- GV nhấn mạnh cho HS: KH là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môI trường. Muốn có năng suất nông nghiệp cần chú ý bón phân hợp lý cho cây à Vì vậy cần phảI bảo vệ môi trường.
- Từ những VD ở mục 1 và thông tin ở mục 2, HS nêu được:
+ Kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường.
+ HS rút ra kết luận.
+ Đúng quy trình sẽ làm năng suất tăng.
+ Sai quy trình " năng suất giảm.
- Nghe nhớ và hiểu thêm
III. Mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
+ Các tính trạng chất lượngphụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
+ Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều vào môi trường.
c) Kết luận của GV: -Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
HOẠT ĐỘNG 4: Mức phản ứng (7’)
a) Mục đích của hoạt động: Mức phản ứng
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- GV yêu cầu HS đọc VD SGK và trả lời câu hỏi:
? Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 do đâu?
? Giới hạn năng suất do giống hay kĩ thuật trồng trọt quy định?
? Mức phản ứng là gì?
- GV nói thêm: tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- HS đọc kĩ VD SGK, vận dụng kiến thức mục 2 và nêu được:
+ Do kĩ thuật chăm sóc.
+ Do kiểu gen quy định.
- Trả lời.
- Nghe nhớ
- Đọc
IV. Mức phản ứng
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
* Ghi nhớ SGK_73
c) Kết luận của GV: Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghiệm.
Thời lượng: 15 phút
a) Mục đích của hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
 Sản phẩm hoạt động của học sinh:
Chọn câu trả lời đúng: Ngày nay trong nông nghiệp người ta đưa biện pháp kĩ thuật nào đặt lên hàng đầu?
a. Cung cấp nước, phân bón, cải tạo đồng ruộng.
b. Gieo trồng đúng thời vụ.
c. Phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc đồng ruộng.
d. Giống tốt.
Trả lời
(đáp án d).
c) Kết luận của GV: Nhận xét
HĐ4: Hoạt động vận dụng mở rộng.
4. Hướng dẩn về nhà, hoạt động tiếp nối: (2 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2. 
- Chuẩn bị bài mới
 IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC (2 phút)
GV: Qua tiết học các em cần nắm được các nội dung gì ?
GV: Đánh giá tổng kết về kết quả giờ học.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
GV:.............................................................................................................
....................................................................................................................................
HS: ..........................................................................................................
....................................................................................................................................
 Ký duyệt, ngày tháng năm 2019
Ngày soạn : 13/10/2019
Tiết: 27 đến tiết 27 Tuần :14
Bài 26. THỰC HÀNH
NHẬN DẠNG MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức 
- Học sinh nhận biết 1 số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.
- Nhận biết được một số hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản .
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành.
c. Thái độ
- Biết một số dạng đột biến trong tự nhiên.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực đọc hiểu, tự học.
- Năng lực giải thích hiện tượng, trình bày, trao đổi thông tin.
- Năng lực thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Tranh ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, bông, hạt ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa chuột và người.
- HS : Xem trước bài thực hành
III. TỔ CHƯC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra 15’
? Phân biệt thường biến và đột biến?
Trả lời:
*Thường biến
+ Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
+ Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật.
*Đột biến
+ Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được.
+ Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật.
3. Bài mới
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (Tình huống xuất phát/ Mở đầu/ Khởi động ): 
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức:
* Kiến thức 1: Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái (8’)
a) Mục đích của hoạt động: Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái
 b) Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến, nhận biết các dạng đột biến gen.
- HS quan sát kĩ các tranh, ảnh chụp. So sánh với các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến, ghi nhận xét vào bảng.
 Bảng 1
Bảng 1: nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái 
Đối tượng quan sát
Dạng gốc
Dạng đột biến
1. Lá lúa (màu sắc)
2. Lông chuột (màu sắc)
c) Kết luận của GV:
KT 2: Nhận biết các đột biến cấu trúc NST (8’)
a) Mục đích của hoạt động: Nhận biết các đột biến cấu trúc NST
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS nhận biết qua tranh về các kiểu đột biến cấu trúc NST.
- Yêu cầu HS nhận biết qua tiêu bản hiển vi về đột biến cấu trúc NST.
- GV kiểm tra trên tiêu bản, xác nhận kết quả của nhóm.
- HS quan sát tranh câm các dạng đột biến cấu trúc NST và phân biệt từng dạng.
- 1 HS lên chỉ tranh, gọi tên từng dạng đột biến.
- Các nhóm quan sát dưới kính hiển vi.
- lưu ý: quan sát ở bội giác bé rồi chuyển sang quan sát ở bội giác lớn.
- Vẽ lại hình đã quan sát được,
c) Kết luận của GV:
KT 3: Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST (8’)
a) Mục đích của hoạt động: Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh: bộ NST người bình thường và của bệnh nhân Đao.
- GV hướng dẫn các nhóm quan sát tiêu bản hiển vi bộ NST ở người và bệnh nhân Đao (nếu có).
- So sánh ảnh chụp hiển vi bộ NST ở dưa hấu.
- So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội.
- HS quan sát, chú ý số lượng NST ở cặp 21.
- Các nhóm sử dụng kính hiển vi, quan sát tiêu bản, đối chiếu với ảnh chụp và nhận biết cặp NST bị đột biến.
- HS quan sát, so sánh bộ NST ở thể lưỡng bội với thể đa bội.
- HS quan sát ghi nhận xét vào bảng theo mẫu.
Đối tượng quan sát
Đặc điểm hình thái
Thể lưỡng bội
Thể đa bội
1.
2.
3.
c) Kết luận của GV:
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghiệm.
Thời lượng: 15 phút
a) Mục đích của hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
 Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm.
- Nhận xét chung kết quả giờ thực hành.
- Thu dọn và vệ sinh
Trả lời
c) Kết luận của GV: Đánh giá
HĐ4: Hoạt động vận dụng mở rộng.
4. Hướng dẩn về nhà, hoạt động tiếp nối: (2 phút)
- Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 26 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ thường biến.
- Mang mẫu vật: mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài ánh sáng. Thân cây dừa nước mọc ở mô đất cao và trải trên mặt nước
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC (2 phút)
GV: Qua tiết học các em cần nắm được các nội dung gì ?
GV: Đánh giá tổng kết về kết quả giờ học.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
GV:.............................................................................................................
....................................................................................................................................
HS: ..........................................................................................................
....................................................................................................................................
 Ngày soạn : 13/10/2019
Tiết: 28 đến tiết 28 Tuần :14
 Bài 27. THỰC HÀNH QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức 
- Học sinh nhận biết một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp qua tranh, ảnh và mẫu vật sống và phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
- Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được: Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường. Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
b. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành.
c. Thái độ
- Học sinh có thái độ tích cực khi thực hành
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực đọc hiểu, tự học.
- Năng lực giải thích hiện tượng, trình bày, trao đổi thông tin.
- Năng lực thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ.
GV: - Tranh ảnh minh hoạ thường biến.
- Ảnh chụp thường biến.
HS: - Mẫu vật: 	+ Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng.
	+ 1 thân cây rau dừa nước từ mô đất bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra ( không)
 3. Bài mới
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (Tình huống xuất phát/ Mở đầu/ Khởi động ): 
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức:
* Kiến thức 1: Nhận biết một số thường biến (14’)
a) Mục đích của hoạt động: Nhận biết một số thường biến
 b) Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, mẫu vật các đối tượng và:
+ Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.
- GV chốt đáp án.
- HS quan sát kĩ các tranh, ảnh và mẫu vật: Mầm khoai lang, cây rau dừa nước.
- Thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày
I. Nhận biết một số thường biến
Nội dung bảng sau
Đối tượng
Điều kiện môi trường
Kiểu hình tương ứng
Nhân tố tác động
1. Mầm khoai
- Có ánh sáng
- Trong tối
- Mầm lá có màu xanh
- Mầm lá có màu vàng
- Ánh sáng
2. Cây rau dừa nước
- Trên cạn
- Ven bờ
- Trên mặt nước
- Thân lá nhỏ
- Thân lá lớn
- Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao.
- Độ ẩm
3. Cây mạ
- Trong bóng tối
- Ngoài sáng
- Thân lá màu vàng nhạt.
- Thân lá có màu xanh
- Ánh sáng
c) Kết luận của GV:
KT 2: Phân biệt thường biến và đột biến (13’)
a) Mục đích của hoạt động: Phân biệt thường biến và đột biến
 b) Cách thức tổ chức hoạt động
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- GV hướng dẫn HS quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ven bờ và trong ruộng, thảo luận:
? Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở 2 vị trí khác nhau ở vụ thứ 1 thuộc thế hệ nào?
? Các cây lúa được gieo từ hạt của 2 cây trên có khác nhau không? Rút ra kết luận gì?
? Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển không tốt bằng cây mạ trong ruộng?
- GV yêu cầu HS phân biệt thường biến và đột biến.
- Các nhóm quan sát tranh, thảo luận và nêu được:
+ 2 cây mạ thuộc thế hệ thứ 1 (biến dị trong đời cá thể)
+ Con của chúng giống nhau (biến dị không di truyền)
+ Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau.
- 1 vài HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Phân biệt thường biến và đột biến
c) Kết luận của GV:
HOẠT ĐỘNG 3: Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng (13’)
a) Mục đích của hoạt động: Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2 luống su hào của cùng 1 giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.
? Hình dạng củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào?
- Rút ra nhận xét
- HS quan sát à trả lời
+ Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng).
+ Chăm sóc tốt " củ to. Chăm sóc không tốt " củ nhỏ (tính trạng số lượng)
- Nhận xét: tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen, tính trạng số lượng phụ thuộc điều kiện sống
III. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
c) Kết luận của GV:
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghiệm.
Thời lượng: 15 phút
a) Mục đích của hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
 Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm. Nhận xét chung giờ thực hành.
- Nhắc HS thu dọn vệ sinh lớp học.
Trả lời
c) Kết luận của GV: 
HĐ4: Hoạt động vận dụng mở rộng.
4. Hướng dẩn về nhà, hoạt động tiếp nối: (2 phút)
- Viết báo cáo thu hoạch.
- Đọc trước bài 28.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC (2 phút)
GV: Qua tiết học các em cần nắm được các nội dung gì ?
GV: Đánh giá tổng kết về kết quả giờ học.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
GV:.............................................................................................................
....................................................................................................................................
HS: ..........................................................................................................
....................................................................................................................................
 Ký duyệt, ngày tháng năm 2019
Ngày soạn : 13/10/2019
Tiết: 29 đến tiết 29 Tuần :15
CHƯƠNG V - DI TRUYỀN HỌC
Bài 28. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến Thức
- Học sinh phải sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền 1 vài tính trạng hay đột biến ở người.
- Phân biệt được 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền từ đó giải thích được 1 số trường hợp thường gặp.
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành, kỹ năng hoạt động nhóm
c. Thái độ
- Học sinh nghiêm túc tìm hiểu từ đó hiểu về di truyền người hơn.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực đọc hiểu, tự học.
- Năng lực giải thích hiện tượng, trình bày, trao đổi thông tin.
- Năng lực thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Tranh phóng to hình 28.2 và 28.2 SGK.; ảnh về trường hợp sinh đôi.
- HS: Xem trước bài ở nhà
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (Tình huống xuất phát/ Mở đầu/ Khởi động ): 
Thời lượng: 2 phút
a) Mục đích của hoạt động:Tạo sự chú ý cho học sinh.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
 Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- GV: Giới thiệu
Ở người cũng có hiện tượng di truyền và biến dị. Việc nghiên cứu di truyền người gặp 2 khó khăn chính:
+ Người sinh sản chậm, đẻ ít con.
+ Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến để nghiên cứu.
=> Người ta đưa ra phương pháp thích hợp, thông dụng và đơn giản: phương pháp phả hệ và phương pháp trẻ đồng sinh. Ngoài ra còn một số phương pháp khác như nghiên cứu tế bào, di truyền phân tử, di truyền hoá sinh....
HS: Lắng nghe
Theo dõi SGK
c) Kết luận của GV: Ghi tựa bài
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức:
* Kiến thức 1: Nghiên cứu phả hệ (20’)
a) Mục đích của hoạt động: Nghiên cứu phả hệ
 b) Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- GV giải thích từ phả hệ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục I và trả lời câu hỏi:
? Em hiểu các kí hiệu như thế nào?
? Giải thích các kí hiệu:
? Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu để chỉ sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về 1 tính trạng?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1, quan sát H 28.2 SGK. 
- Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi sau:
? Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội? Vì sao?
? Sự di truyền màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Viết sơ đồ lai minh họa.
- GV yêu cầu HS tiếp tục đọc VD2 và:
? Lập sơ đồ phả hệ của VD2 từ P đến F1?
? Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?
? Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính không? tại sao?
- Yêu cầu HS viết sơ đồ lai minh hoạ.
-Từ VD1 và VD2 hãy cho biết:
? Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
? Phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì?
- Nghe nhớ
- HS nghiên cứu SGK
- HS trình bày ý kiến.
- 1 HS lên giải thích kí hiệu.
 Nam
Hai trạng thái đối lập của cùng một tính trạng 
 Nữ
+ Biểu thị kết hôn hat cặp vợ chồng.
+ 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập " 4 kiểu kết hợp.
- HS quan sát kĩ hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm, nêu được:
+ F1 toàn mắt nâu, con trai và gái mắt nâu lấy vợ hoặc chồng mắt nâu đều cho các cháu mắt nâu hoặc đen " Mắt nâu là trội. 
+ Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan tới giới tình vì màu mắt nâu và đen đều có cả ở nam và nữ.
Nên gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.
P:
+ Bệnh máu khó đông do gen lặn quy địhn.
+ Sự di truyền bệnh máu khó đông liên quan đến giới tính vì chỉ xuất hiện ở nam " gen gây bệnh nằm trên NST X, không có gen tương ứng trên Y.
+ Kí hiệu gen a- mắc bệnh; A- không mắc bệnh ta có sơ đồ lai:
P: XAXa x XAY
GP: XA, Xa XA, Y
Con: XAXA ;XAXa ;XAY (không mắc)
 XaY (mắc bệnh)
- HS thảo luận, dựa vào thông tin SGK và trả lời
I. Nghiên cứu phả hệ.
- Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ.
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất đinhnj trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ.
- Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên kết với giới tính hay không.
c) Kết luận của GV: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ.
KT 2: Nghiên cứu trẻ đồng sinh (20’)
a) Mục đích của hoạt động: Nghiên cứu trẻ đồng sinh
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
	Hoạt động GV 
Hoạt động HS
Sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Yêu càu HS nghiên cứu thông tin àtrả lời câu hỏi
? Thế nào là trẻ đồng sinh?
- Cho HS nghiên cứu H 28.2 SGK
- Giải thích sơ đồ a, b?
Thảo luận:
? Sơ đồ 28.2a và 28.2b giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV phát phiếu học tập để HS hoàn thành.
- GV đưa ra đáp án.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
- HS nghiên cứu kĩ H 28.2
- HS nghiên cứu H 28.2, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
- Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh.
- Đồng sinh cùng trứng sinh ra từ 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng, có cùng kiểu gen nên bao giờ cũng đồng giới.
- Đồng sinh khác trứng là trẻ sinh ra từ các trứng khác nhau, mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng, có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
- Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh:
+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
+ Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
Phiếu học tập: So sánh sơ đồ 28.2a và 28.2b
+ Giống nhau: đều minh hoạ quá trình phát triển từ giai đoạn trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phân bào phát triển thành phôi.
+ Khác nhau:
Đồng sinh cùng trứng
Đồng sinh khác trứng
- 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử.
- Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, 2 phôi bào tách rời nhau, mỗi phôi bào phát triển thành 1 cơ thể riêng rẽ.
- Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên kiểu gen giống nhau, luôn cùng giới.
- 2 trứng đư

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_2019.doc