Giáo án Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trang Nguyễn Ngọc Lam
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen.
- Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, trình bày, lắng nghe tích cực viết sơ đồ lai.
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ, lớp
- Kĩ năng phân tích, suy đoán kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, dùng sơ đồ lai để giải thích phép lai
3. Thái độ
Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận. Giải thích được vì sao có hiện tượng biến dị
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Giáo án, sgk. Bảng phụ ghi nội dung bảng 5, tranh vẽ phóng to hình 5.
2. HS: Đọc trước nội dung bài mới, làm bài tập, kẻ bảng 5 vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm
- Giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp.
cân đối tỉ lệ nam/nữ ở tuổi trưởng thành. - Hs ghi bài. - HS dựa vào số liệu trong bảng và nêu được: + Nên sinh con ở độ tuổi 25 – 34 hợp lí. + Tuổi 17 – 18: chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất và tâm sinh lí để sinh và nuôi dạy con ngoan khoẻ. ở tuổi trên 35, tế bào bắt đầu lão hoá, quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào có thể bị rối loạn " phân li không bình thường " giao tử dị dạng -> hợp tử dị dạng - Hs liên hệ, trả lời câu hỏi. Tiểu kết : II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình: 1. Di truyền học với hôn nhân: - Di truyền học đã giải thích cơ sở khoa học của các quy định trong luật hôn nhân và gia đình. + Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau. + Hôn nhân 1 vợ 1 chồng. 2. Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình: - Phụ nữ sinh con độ tuổi 22 – 34 là hợp lí. Không nên sinh con quá sớm, quá muộn. Hoạt động 3: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và mục “Em có biết” trang 85. - Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền? Cho VD? - Làm thế nào để bảo vệ di truyền cho bản thân và con người? - Gv chốt lại kiến thức. Ghi bảng. -Là địa phương nông nghiệp, làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường và hạn chế hậu quả của ô nhiễm môi trường? - Gv chốt lại, nhấn mạnh các biện pháp cụ thể đối với đại phương. - HS xử lí thông tin và nêu được: + Các tác nhân vật lí, hoá học, các khí thải , nước thải của các nhà máy thải ra, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá mức gây đột biến gen, đột biến NST ở người " người bị bệnh tật di truyền. - Nhiều hs cho ý kiến. - Hs nêu được những biện pháp cụ thể: sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, khi phun thuốc mang đồ bảo hộ Tiểu kết : III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường - Các tác nhân: chất phóng xạ và các hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ô nhiễm môi trường -> tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền -> cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường. 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá *Câu hỏi dành cho Hs Tb, Y: - Di truyền y học tư vấn có chức năng gì ? - Di truyền học đã giải thích được những vấn đề nào trong hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình ? *Câu hỏi dành cho hs K, G: - Một thương binh sinh con đầu lòng bị dị dạng, trí tuệ chậm phát triển. Khi đi khám bác biết mình bị nhiễm chất độc màu da cam. Hãy tư vấn cho bác thương binh nói trên xem bác có nên sinh con tiếp hay không ? vì sao ? - Vì sao ở nhiều nước trên thế giới ngành di truyền y học tư vấn được đẩy mạnh phát triển và được nhiều người quan tâm ? 5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Tìm hiểu các thông tin về công nghệ tế bào. Đọc trước bài 31. * RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Tuần 18 Ngày soạn: Tiết 35 Ngày dạy ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức nghiêm túc, chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy: Giáo án, sgk. 2. Trò: Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Hoàn thành bảng 40.1- 40.5 vào vở bài tập. Chia lớp làm 5 tổ và phân công tổ làm bảng tương ứng đến tiết ôn tập các nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức cơ bản đã học trong chương trình kì 1 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV chia lớp thành 5 nhóm nhỏ và yêu cầu: +Cả lớp cùng nghiên cứu nội dung 5 bảng yêu cầu sgk . + Chia lớp thành 5 nhóm và phân công mỗi nhóm hoàn thành 1 bảng kiến thức từ 40.1 đến 40.5. các nhóm còn lại ngoài chuẩn bị hoàn thành bảng xem nội dung các bảng còn lại để tham gia tranh luận.( Phân công từ buổi học trước). - GV hướng dẫn các nhóm ghi kiến thức cơ bản ( Chuẩn bị từ trước ) - Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trên bảng, các nhóm nhận xét bổ xung - GV nhận xét, đánh giá giúp HS hoàn thiện kiến thức. - Các nhóm kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung các bảng. (Hoàn thành ở nhà). - Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS tự sửa chữa và ghi vào vở bài tập. - Hs các nhóm lần lượt trình bày trên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ xung. Bảng 40.1 Tóm tắt các quy luật di truyền Tên quy luật Nội dung Giải thích Ý nghĩa Phân li Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp. Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. - Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng. - Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt). Phân li độc lập Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Tạo biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết Các tính trạng do nhóm nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau. Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. Di truyền liên kết với giới tính ở các loài giao phối tỉ lệ đực; cái xấp xỉ 1:1 Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính. Điều khiển tỉ lệ đực: cái. Bảng 40.2 – Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động. NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo. NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). Kì giữa Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Kì cuối Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ. Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng 1 nửa ở tế bào mẹ. Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn). Bảng 40.3 – Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Các quá trình Bản chất Ý nghĩa Nguyên phân Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như mẹ. Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở loài sinh sản vô tính. Giảm phân Làm giảm số lượng NST đi 1 nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng 1/2 của tế bào mẹ. - Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. - Tạo bộ nhân đơn bội Thụ tinh Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n). - Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. - Khôi phục bộ nhân lưỡng bội Bảng 40.4 – Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN - Chuỗi xoắn kép - 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền. ARN - Chuỗi xoắn đơn - 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X - Truyền đạt thông tin di truyền - Vận chuyển axit amin - Tham gia cấu trúc ribôxôm. Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn - 20 loại aa. - Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim xúc tác quá trình trao đổi chất, hoocmon điều hoà hoạt động của các tuyến, vận chuyển, cung cấp năng lượng. Bảng 40.5 – Các dạng đột biến Các loại đột biến Khái niệm Các dạng đột biến Đột biến gen Những biến đổi trong cấu trúc cấu ADN thường tại 1 điểm nào đó Mất, thêm, thay thé, đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. Đột biến cấu trúc NST Những biến đổi trong cấu trúc NST. Mất, lặp, đảo đoạn, chyển đoạn. Đột biến số lượng NST Những biến đổi về số lượng NST. Dị bội thể và đa bội thể. Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 1, 2, 3, 4,5 SGK trang 117. - Cho HS thảo luận toàn lớp. - HS vận dụng các kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - Nhiều hs tham gia thảo luận; Hs khác nhận xét, bổ sung. 4. Nhận xét - đánh giá - GV nhận xét,đánh giá sự chuẩn bị của các nhóm, chất lượng làm bài của các nhóm. - Cho điểm các nhóm làm tốt, hỏi hs có gì thắc mắc qua bài ôn tập hôm nay. 5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà: - Hoàn thành các câu hỏi trang 117. - Ôn lại nội dung ở 5 chương đã học - Giờ sau kiểm tra học kì. * RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Tuần 18 Ngày soạn: Tiết 36 Ngày dạy KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học. Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Thái độ: GD ý thức trung thực, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ Ø Giáo viên: chuẩn bị đề kiểm tra. Ø Học sinh: Ôn tập kiến thức. III. TIẾN TRÌNH. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I SINH 9 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Các thí nghiệm của Menđen Bài tập lai 1 cặp tính trạng. Số câu: 1 1 Số điểm: 2đ (20%) 2(100%) Chủ đề 2 Nhiễm sắc thể. Biết được diễn biến của nhiễm sắc thể qua các kì nguyên phân. Hiểu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân. Số câu: 2 1 1 Số điểm : 3đ (30%) 2(66,67) 1(33,33) Chủ đề 3 ADN và Gen Biết được cấu trúc không gian của ADN. Số câu: 1 1 Số điểm : 2đ (20%) 2(100%) Chủ đề 4 Biến dị Hiểu được thể đa bội là gì và vì sao người ta sử dụng thể đa bội trong chọn giống cây trồng. Số câu: 1 1 Số điểm: 3đ (30%) 3(100%) Tổng câu 2 2 1 Tổng điểm 10(100%) 4(40%) 4(40%) 2(20%) PHOØNG GD KIEÂN HAÛI KIEÅM TRA CUOÁI HOÏC KYØ I Tröôøng THCS An Sôn Naêm hoïc : 2015 – 2016 Soá phaùch Moân : Sinh Học 9 Hoï vaø teân hoïc sinh :......Lôùp 9A .. Soá phaùch Ñieåm ghi baèng soá Ñieåm ghi baèng chöõ Ñeà baøi: Câu 1(2đ) Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Cho lai 2 cây cà chua thân đỏ thẫm ta thu được F1: 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục. Viết sơ đồ lai từ P đến F1. Câu 2 (3đ) Trình bày diễn biến của nhiễm sắc thể trong các kì nguyên phân?(2đ) Nêu ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh vật?(1đ) Câu 3 (2đ) Trình bày cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatxon và F.Crick? Câu 4 (3đ) Thể đa bội là gì?(1đ) Vì sao người ta lại ứng dụng thể đa bội vào trong chọn giống cây trồng?(2đ) BÀI LÀM ĐÁP ÁN Câu 1. Ta có : A quy định thân đỏ a quy định thân xanh lục F1: 75% thân đỏ: 25% thân xanh lục tương đương 3 : 1 Đây là kết quả của phép lai dị hợp 1 cặp tính trạng. Suy ra: bố và mẹ dị hợp Aa Sơ đồ lai: Aa x Aa G A,a A,a F1 AA: 2Aa: aa KH F1 3 thân đỏ: 1 thân xanh lục Câu 2. - Kì đầu: màng nhân và nhân con dần tiêu biến, NST kép bắt đầu co ngắn, trung tử và thoi phân bào xuất hiện. - Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kì sau: các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi chiếc tiến về 1 cực của tế bào. - Kì cuối: NST dãn xoắn, nằm gọn trong 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ. * Ý nghĩa nguyên phân: nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. Câu 3. ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục, gồm có 4 loại nucleotit: A, T, G, X. Các nucleotit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Câu 4. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n). Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt. Tuần 20 Ngày soạn: Tiết 37 Ngày dạy CHƯƠNG VI – ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công nghệ đó. - Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng nhận biết, kỹ năng hoạt động nhóm, đmả nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin, trình bày, phản hồi. 3. Thái độ - Có kiến thức, nhìn nhận đúng đắn đầy đủ về công nghệ tế bào. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy: Giáo án, sgk. Tranh phóng to hình 31 SGK. 2. Trò : Như dặn dò bài 30. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: *ĐVĐ: Di truyền học được ứng dụng trong khoa học chọn giống. Nhiệm vụ vủa ngành chọn giống là cải tiến giống hiện có tạo ra những giống mới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Bằng các phương pháp lai tạo giống và gây đột biến nhân tạo, đặc biệt là kĩ thuật gen các nhà chọn giống đã có thể chủ động tạo nguồn biến dị cho chọn giống đồng thời đề ra các phương pháp chọn lọc tốt nhất để củng cố và tăng cường những tính trạng mong muốn. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời: - Công nghệ tế bào là gì? - Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? - Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. Ghi bảng - HS nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức và nêu được: + Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. + Hs nêu được 2 công đoạn chủ yếu. + Vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc, có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép lại. Tiểu kết : I. Khái niệm công nghệ tế bào: - Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là: + Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo. + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ tế bào Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong sản xuất như thế nào? - Yêu cầu HS đọc kĩ thông tin mục II.1 kết hợp quan sát H 31 và trả lời câu hỏi: - Hãy nêu các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng? - GV nhận xét, treo H 31 yêu cầu học sinh lên trình bày trên tranh vẽ. - Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm? - Lưu ý: Tại sao trong nhân giống vô tính ở thực vật, người ta không tách tế bào già hay mô đã già? ( Nếu dùng các tế bào già đã qua phân hoá hoặc đã già thì khi nuôi cấy phải qua quá trình phản phân hoá, chúng mới phân bào và tái sinh. Như vậy tốn thời gian, hoá chất và kinh phí. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết người ta sử dụng tế bào già để duy trì các nguồn gen quy hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. ) - GV thông báo các khâu chính trong tạo giống cây trồng. + Tạo vật liệu mới để chọn lọc. + Chọn lọc, đánh giá và tạo giống mới cho sản xuất. - GV đặt câu hỏi: - Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? Cho VD? - GV đặt câu hỏi: - Nhân bản vô tính ở động vật có ý nghĩa như thế nào? - Nêu những thành tựu nhân bản ở Việt Nam và trên thế giới? - GV thông báo thêm: đại học Texas ở Mĩ nhân bản thành công ở hươu sao, lợn, Italia nhân bản thành công ở ngựa. Trung quốc 8/2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi - HS nêu được: + Nhân giống vô tính ở cây trồng. + Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. + Nhân bản vô tính ở động vật. - Cá nhân nghiên cứu SGK trang 89, ghi nhớ kiến thức. Quan sát H31 và trình bày. + Gồm 6 công đoạn: ( nêu như hình 31) + 1 HS trình bày. Hs khác nhận xét bổ xung. + ưu điểm (3 ý như nội dung hs ghi). Triển vọng: đang được quan tâm và đẩy mạnh nghiên cứu trên nhiều đối tượng. HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. HS nghe và ghi nhớ thông tin. - Nghiên cứu SGK trang 90 và trả lời: Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn lọc dòng tế bào xôma ( tế bào sinh dưỡng) biến dị. HS nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức đã biết và trả lời. +Nêu được như 2 ý như nội dung ghi bảng + Ở Việt Nam nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch. - Hs nghe và ghi nhớ Tiểu kết : II. Ứng dụng công nghệ tế bào: 1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng: - Quy trình nhân giống vô tính hình 31 a, b, c, d – SGK. - Ưu điểm: + Tăng nhanh số lượng cây giống. + Rút ngắn thời gian tạo các cây con. + Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm. - Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quý... 2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng - Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị. VD: + Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống lúa CR203. + Nuôi cấy để tạo giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt. 3. Nhân bản vô tính động vật + Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. + Tạo cơ quan nội tạng của động vật từ tế bào động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan. 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá - Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? - Nêu ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm? - Tại sao những động vật sinh ra từ phương pháp nhân giống vô tính sức sống lại kém hơn so với động vật sinh ra từ bố mẹ? 5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 91. Đọc mục “Em có biết”. - Đọc trước bài 32. Thử so sánh công nghệ gen với công nghệ tế bào * RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Tuần 20 Ngày soạn: Tiết 38 Ngày dạy Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen. - Học sinh nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học. - Từ kiến thức về khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học hs biết ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng quan sát , nhận biết. Ký năng thảo luận nhóm. 3. Thái độ - Giúp Hs có cái nhìn đầy đủ về công nghệ gen, có ý thức bảo vệ nguồn gen quý hiếm. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy: Giáo án, sgk. Tranh phóng to hình 32 SGK. 2. Trò: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 91. Đọc mục “Em có biết”. Đọc trước bài 32. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Công nghệ tế bào là gì? gồm những công đoạn thiết yếu nào? *ĐVĐ: Bài trước các em học về 1 công nghệ giữ nguyên bộ gen, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một công nghệ làm thay đổi bộ gen của loài tạo ra loài mới cơ bản giống loài ban đầu nhưng có nhiều phẩm chất tốt hơn loài gốc ban đầu. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu HS đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi: - Kĩ thuật gen là gì? mục đích của kĩ thuật gen? - Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào? - Công nghệ gen là gì? - Gv điều khiển thảo luậnnhóm và chốt lại đáp án, ghi bảng. - GV lưu ý: việc giải thích rõ việc chỉ huy tổng hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn ADN đó để chuyển sang phần ứng
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2015_2016_trang_nguyen_ngoc_l.doc