Giáo án Sinh học lớp 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng
*HĐ1: ( 20 phút)Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen
MT: HS biết được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng và nhận xét kết quả thí nghiệm của Men đen.
Tiến hành:
-GV: Treo H 4 hướng dẫn HS QS
*HS: Tóm tắt TN: Menđen lai 2 thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản hạt vàng vỏ trơn và hạt xanh vỏ nhăn F1 thu được hạt vàng vỏ trơn.
Ông cho 15 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 556 hạt với 4 loại KH 315 vàng trơn; 108 xanh trơn; 101 vàng nhăn; 32 xanh nhăn.(lai thuận nghịch, lặp lại nhiều lần)
-GV: Yêu cầu HS QS H4, TLN hoàn thàng bảng 4
Tuần: 2-Tiết PPCT: 4 LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG ND: 3/9 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: -HĐ1: HS biết được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng và nhận xét kết quả thí nghiệm của Men đen -HĐ2: HS hiểu được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen 1.2.Kỹ năng: -HĐ1: HS thực hiện được kỹ năng: QS tranh, viết sơ đồ lai, phân tích, suy đoán, giải thích kết quả TN. -HĐ2: HS thực hiện được thành thạo kỹ năng: Tự tin trình bày ý kiến trước lớp, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác nhóm. 1.3.Thái độ: -HĐ1: Thói quen: Tìm tòi nghiên cứu, phân tích thí nghiệm -HĐ2: Tính cách: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán lai 2. Nội dung học tập -Thí nghiệm Menđen -Biến dị tổ hợp 3.Chuẩn bị: 3.1.GV: Tranh H4 SGK/14 3.2.HS: Xem kỹ nội dung bài, soạn bảng 4 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1.................. 9A3.. 9A2.....9A4. 4.2.Kiểm tra miệng: Nêu nội dung của phép lai phân tích? Viết sơ đồ lai? Thế nào là lai 2 cặp tính trạng?(10đ) TL: -Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG là đồng hợp trội. Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có KG là dị hợp. -P Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa G A a F1 Aa 100% hoa đỏ P Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa G A,a a F1 Aa , aa 50% hoa đỏ; 50 hoa trắng * Lai 2 cặp tính trạng: 2 đặc điểm khác nhau... 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học ( 1 phút) Vào bài: ?Thế nào là lai 2 cặp tính trạng? (hình dạng, màu sắc hạt) *HĐ1: ( 20 phút)Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen MT: HS biết được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng và nhận xét kết quả thí nghiệm của Men đen. Tiến hành: -GV: Treo H 4 hướng dẫn HS QS *HS: Tóm tắt TN: Menđen lai 2 thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản hạt vàng vỏ trơn và hạt xanh vỏ nhăn F1 thu được hạt vàng vỏ trơn. Ông cho 15 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 556 hạt với 4 loại KH 315 vàng trơn; 108 xanh trơn; 101 vàng nhăn; 32 xanh nhăn.(lai thuận nghịch, lặp lại nhiều lần) -GV: Yêu cầu HS QS H4, TLN hoàn thàng bảng 4 *HS: KH F2 Số hạt Tỉ lệ KH F2 Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2 Vàng, trơn Vàng, nhăn Xanh, trơn Xanh, nhăn 315 101 108 32 9 V,T 3 V, N 3 X, T 1 X, N Vàng = 9 +3 = 3 Xanh 3+ 1 1 Trơn = 9 +3 = 3 Nhăn 3+ 1 1 -GV: Tỉ lệ các cặp TT là 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn => 3 vàng (3 trơn + 1 nhăn) + 1 xanh (3 trơn + 1 nhăn) = (3 vàng: 1 xanh) (3 trơn: 1 nhăn) ? Dựa vào kết quả trên cho biết tỉ lệ hạt vàng trơn là bao nhiêu? Tỉ lệ hạt xanh nhăn chiếm bao nhiêu? *HS: 3/4 vàng, 3/4 trơn = 9/16; 1/4 xanh, 1/4 nhăn =1/16 ( từng loại tính trạng vàng trơn chiếm 3/4; từng loại tính trạng xanh nhăn chiếm 1/4) -GV: Hạt vàng, trơn = 3/4 V x 3/4T = 9/16 Hạt vàng, nhăn = 3/4V x 1/4N = 3/16 Hạt xanh, trơn = 1/4X x 3/4T = 3/16 Hạt xanh, nhăn =1/4X x 1/4N = 1/16 ? Từ mối tương quan trên Menđen thấy rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt như thế nào? *HS: Xét từng cặp tính trạng vẫn tuân theo ĐL phân li 3:1. Tỉ lệ ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các tính trạng tương phản àcó sự phân li độc lập. ? Dựa vào kết quả hãy điền cụm từ còn thiếu nội dung qui luật phân li độc lập? *HS: Tích tỉ lệ *HĐ2: ( 14 phút) Tìm hiểu khái niệm biến dị tổ hợp MT: HS hiểu được biến dị tổ hợp: cho vd, nêu ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. Tiến hành -GV: Ở F2 bên cạnh KH giống bố mẹ, còn xuất hiện các KH khác P đó gọi là biến dị tổ hợp VD1 P Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1 Vàng trơn F2 9V-T, 3V-N, 3X-T, 1X-N ? KH nào là biến dị tổ hợp? *HS: 3V-N, 3X-T chiếm 6/16 tổ hợp VD2 P Vàng, nhăn x Xanh, trơn F1 Vàng trơn F2 9V-T, 3V-N, 3X-T, 1X-N ? KH nào không là biến dị tổ hợp? *HS: 9V-T, 1X-N chiếm 10/16 tổ hợp ? Biến dị tổ hợp là gì? Được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Vì sao có biến dị tổ hợp? *HS: Sinh sản hữu tính. Vì có sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã diễn ra sự tổ hợp lại các tính trạng của P I.Thí nghiệm của Menđen 1.Thí nghiệm: P t/c: HV,VT x HX,VN F1 : 100% HV,VT F1 x F1 F2 4 KH (bảng 4) 9 V,T 3 V, N ; 3 X, T; 1 X, N 2. Kết luận: -Tỉ lệ phân li KH ở F2 của từng cặp tính trạng là 3 :1 vẫn tuân theo ĐL phân li - Tỉ lệ ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nóàcó sự phân li độc lập. * Định luật PLĐL : SGK/15 II.Biến dị tổ hợp -Biến dị tổ hợp là các KH khác với P do sự tổ hợp lại 1 cách ngẫu nhiên của các tính trạng phân li độc lập. 4.4.Tổng kết: Câu 1 : Câu 1 SGK/25 TL : Căn cứ vào tỉ lệ mỗi KH ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.Menđen đã xác định các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau Câu 2 : Câu 2 SGK/25 TL : Biến dị tổ hợp là các KH khác với P. Nó được xuất hiện với hình thức sinh sản hữu tính (giao phối) Câu 3 : Câu 3 SGK/16 TL : b, d 4.5. Hướng dẫn HS học tập: *Đối với bài học này: - Học thuộc bài theo câu hỏi SGK/16 *Đối với bài học tiếp theo: - Soạn bài 5, QS kỹ H5 để hoàn thành bảng 5SGK/17 5. Phụ lục
File đính kèm:
- Bai_4_Lai_hai_cap_tinh_trang_20150726_110231.doc