Giáo án Sinh học lớp 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng (tt)
Lai phân tích:
-KH: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể biểu hiện ra bên ngoài.
-KG: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
-Thể đồng hợp: KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau
-Thể dị hợp: KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT) Tuần: 2-Tiết PPCT: 3 ND: 1/9 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: -HĐ1: HS biết được các khái niệm KG, KH, thể đồng hợp, thể dị hợp, cho Vd minh họa, lai phân tích và nêu ý nghĩa lai phân tích. -HĐ2: HS biết được phép lai phân tích dùng để xác định độ thuần chủng của giống. 1.2. Kỹ năng: -HĐ1: HS thực hiện được kỹ năng: Tự tin trình bày ý kiến trước lớp, lắng nghe tích cực, QS sơ đồ lai -HĐ2: HS thực hiện được thành thạo kỹ năng: Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK. 1.3.Thái độ: -HĐ1: Thói quen: Viết sơ đồ lai 1 cặp tính trạng -HĐ2: Tính cách: Giải thích được hiện tượng di truyền trong cuộc sống thực tế 2. Nội dung học tập - Lai phân tích -Ý nghĩa tương quan trội lặn 3.Chuẩn bị: 3.1.GV: 3.2.HS: Soạn BT SGK/11, 12 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1.................. 9A3.. 9A2.....9A4. 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà lan như thế nào? Kết quả F2 hoa đỏ có KG là gì? (10đ) TL: Các NTDT (gen) đã xác định các tính trạng, mỗi tính trạng được chi phối bởi 1 cặp NTDT tương ứng, gen trội xác định tính trạng trội, gen lặn xác định tính trạng lặn. - Trong quá trình phát sinh giao tử do sự phân li cặp gen Aa ở F1 tạo ra 2 loại giao tử A: a - Quá trình thụ tinh các loại giao tử được tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra 4 tổ hợp. * Kết quả F2 hoa đỏ có KG là AA, Aa Câu 2: Phát biểu nội dung của qui luật phân li? Viết sơ đồ lai từ P đến F2 trong TN của Menđen? (10đ) TL: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi NTDT trong cặp NTDT phân l về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Sơ đồ lai P AA x aa Gp A a F1 Aa F1x F1 Aa x Aa GF1 A, a, A, a F2 AA, Aa, Aa, aa 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học (2 phút)Vào bài: ? Làm thế nào để biết được quả đỏ trong TN của Menđen là thuần chủng hay không TC? Ta tiến hành lai phân tích. Lai phân tích là phép lai như thế nào? Vào bài *HĐ1: (20 phút)Tìm hiểu về phép lai phân tích MT: HS biết được các khái niệm KG, KH, thể đồng hợp, thể dị hợp, cho Vd minh họa, lai phân tích và nêu ý nghĩa lai phân tích. Tiến hành: ? Nhắc lại khái niệm KH là gì? VD? *HS: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể biểu hiện ra bên ngoài. Vd thân cao, quả lục -GV: Dựa vào kiến thức đã học và TT SGK/11 cho biết: ? KG là gì? Cho VD? *HS: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể Vd AA, Aa, aa ? Thế nào là thể đồng hợp ? Thể dị hợp ? *HS: KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp (đồng hợp trội AA, BB; đồng hợp lặn aa, bb). KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau gọi là thể dị hợp; (Aa, Bb) -GV: Cho HS TLN thực hiện lệnh tam giác SGK/11 *HS: P Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa G A a F1 Aa 100% hoa đỏ P Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa G A,a a F1 Aa , aa 50% hoa đỏ; 50 hoa trắng -GV: Trong TN của Menđen tính trạng trội ( hoa đỏ) có 2 KG qui định AA, Aa cùng biểu hiện ? Làm thế nào để xác định được KG của cá thể mang tính trạng là trội? *HS: Lai phân tích. Cho lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là 100% thì đối tượng có KG là đồng hợp. Nếu kết quả phép lai là 50%, 50% thì đối tượng có KG là dị hợp. P : X ( T2 trội cần xác định KG ) ´ aa -GV: F1: TH1 100% T2 trội à KG của X là t/c (đồng hợp tử trội) AA TH2 50% T2 trội: 50% T2 lặn à KG của X là không t/c (dị hợp tử) Aa Yêu cầu HS hoàn thành BT điền từ: *HS: 1 trội, 2 KG, 3 lặn, 4 đồng hợp trội, 5 dị hợp Các nhóm nhận xét, KL -GV: Đồng hợp trội = đồng hợp tử; dị hợp tử ? Thế nào là phép lai phân tích? Nó có ý nghĩa gì trong sản xuất? *HS: Ý nghĩa: Nhằm mục đích kiểm tra KG của đối tượng cần kiểm tra, điều này có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất. *HĐ2: (13phút)Tìm hiểu ý nghĩa tương quan trội lặn MT: HS biết được phép lai phân tích dùng để xác định độ thuần chủng của giống. Tiến hành -GV: VD1 ở cà chua quả đỏ nhẵn, thân cao là trội còn quả vàng có lông tơ, thân lùn là lặn. VD2 ở chuột Lang các Tính trạng lông đen, lông ngắn là trội, còn lông trắng, dài là lặn. ? Cho biết tính trạng trội là tính trạng như thế nào? Tính trạng lặn là tính trạng như thế nào? *HS: Tính trạng trội là tính trạng tốt; tính trạng lặn là tính trạng xấu. ? Việc xác định tính trạng trội và lặn nhằm mục đích gì? *HS: Để tập trung nhiều gen trội quý vào 1 KG, tạo giống có ý nghĩa kinh tế. ? Để xác định được độ thuần chủng của giống cần phải thực hiện phép lai nào? *HS: Phép lai phân tích (TT trội lai cá thể mang TT lặn) ? Nếu kết quả phép lai ở F2 là 3:1 thì tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn? *HS: 3/4 tính trạng trội có KG là đồng hợp trội, 1/4 là tính trạng lặn. ? Trong sản xuất để tránh sự phân li diễn ra phải làm gì? *HS: Kiểm tra độ thuần chủng của giống, tránh sự phân li tính trạng làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng đến phẩm chất và năng suất giống. III. Lai phân tích: -KH: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể biểu hiện ra bên ngoài. -KG: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể -Thể đồng hợp: KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau -Thể dị hợp: KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau *Phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG là đồng hợp trội. + Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có KG là dị hợp. IV.Ý nghĩa tương quan trội lặn - Thông thường tính trạng trội là tính trạng tốt; tính trạng lặn là tính trạng xấu - Để xác định độ thuần chủng của giống ta cho lai phân tích 4.4.Tổng kết: Câu 1/ BT 4 SGK/13 TL: / b Câu 2/ BT 2 SGK/13 TL: Là hiện tượng phổ biến ở thế giới SV, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 KG nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. Câu 3/ BT 1 SGK/13 TL: Muốn xác định được KG của cá thể mang tính trạng là trội dùng phép lai phân tích 4.5. Hướng dẫn HS học tập: *Đối với bài học này: - Học thuộc bài theo câu hỏi SGK/13, làm BT trong vở BT *Đối với bài học tiếp theo: - Soạn bài 4, chuẩn bị nội dung bảng 4 SGK/15 5. Phụ lục
File đính kèm:
- Bai_3_Lai_mot_cap_tinh_trang_tiep_theo_20150726_110235.doc