Giáo án Sinh học lớp 9 bài 1: Menđen và di truyền học
I. Di truyền học:
-Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu
- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ
Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG 1: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN *Mục tiêu chương: 1.Kiến thức: - HS biết được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học. Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. - HS biết được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen, các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét. - HS hiểu được nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.Ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. - HS biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai 2 cặp tính trạng của menđen. Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống. 2.Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng QS, phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả TN theo quan điểm của Menđen. - Biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả Menđen. - Viết sơ đồ lai. 3.Thái độ: - GDHN cho HS giải thích được hiện tượng di truyền trong cuộc sống thực tế MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC Tuần: 1-Tiết PPCT: 1 ND: 18/8 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: -HĐ1: HS biết được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học. -HĐ2: HS biết được Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. -HĐ3: HS hiểu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. Hiểu 1 số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản. 1.2.Kỹ năng: -HĐ1: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng. -HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Tự tin khi trình bày ý kiến, tìm kiếm và xử lí thông tin -HĐ3: HS thực hiện được kỹ năng: Phát triển kĩ năng ghi nhớ, nhận biết kiến thức 1.3.Thái độ: -HĐ1: Thói quen: Am hiểu khoa học -HĐ2: Tính cách: GD cho HS biết Menđen là nhà khoa học vĩ đại của ngành di truyền học, chọn giống vật nuôi, cây trồng thuộc lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. -HĐ3: Thói quen: Tự học tự liên hệ thực tế 2. Nội dung học tập - Di truyền học - Menđen-người đặt nền móng cho di truyền học - Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học 3.Chuẩn bị: 3.1.GV: Tranh H 1.2 các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen 3.2.HS: Xem kỹ nội dung phần II, III 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1 9A2. 9A3........................................ 9A4. 4.2.Kiểm tra miệng: Không 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học ( 1 phút)Vào bài: -GV: Vì sao con được sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác với bố mẹ? Để trả lời câu hỏi đó ta vào bài 1 *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu về di truyền học MT: HS biết được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học. Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK/5 cho biết: ? Di truyền học là gì? *HS: Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con. ? Liên hệ thực tế cho VD về di truyền? *HS: Tóc xoăn giống bố, mũi cao giống mẹ ? Em hiểu biến dị là gì? Cho VD? *HS: Bố mẹ có 5 ngón tay nhưng con có 6 ngón... -GV: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. ?Vai trò của di truyền học? *HS: DTH trở thành 1 ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại, trở thành cơ sở lí thuyết khoa học chọn giống có vai trò trong y học và công nghệ sinh học. *HĐ2: ( 10 phút) Tìm hiểu về Menđen MT: Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. HS hiểu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. Tiến hành: -GV: Giới thiệu sơ lược về Menđen *HS: Nghiên cứu TT và QS H1.2 thảo luận nhóm ?Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai? *HS: Trả lời, nhận xét, KL ? Nêu nhận xét từng cặp tính trạng đem lai? *HS: Có tính tương phản, vd trơn nhăn, vàng lục, xám trắng ? Vì sao Menđen chọn đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu? *HS: Để phân biệt tính trạng tương phản, tự thụ phấn nghiêm ngặt nên tạo ra dòng thuần -GV: Mở rộng công trình của Menđen được công bố từ 1865 mãi đến nắm 1900 mới được thừa nhận, do dó lúc bấy giờ những hiểu biết về lĩnh vực DT học còn hạn chế *HĐ3:( 14 phút)Tìm hiểu 1 số thuận ngữ và kí hiệu cơ bản MT: HS biết được các thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học Tiến hành: -GV: Nêu vd thân cao, hạt xanh, tóc dài ..gọi là các tính trạng ? Tính trạng là gì? Cho vd? *HS: Trả lời, KL -GV:Vd Thân cao, thân thấp; hạt vàng, hạt xanhcặp tính trạng tương phản ? Cặp tính trạng tương phản là gì? *HS: Trả lời, KL -GV: Nêu vd màu sắc hoa, thân cao, thân lùn, quả trơn, quả nhăn .....là do nhân tố di truyền qui định ? Nhân tố di truyền (gen) là gì? *HS: Trả lời, KL -GV: Bố mẹ lông vàng sinh con ra lông vàng gọi là thuần chủng ? Thuần chủng là gì? *HS: Trả lời, KL -GV: Giới thiệu cho HS 1 số kí hiệu thường gặp ở SGK/7 I. Di truyền học: -Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu - Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ àBiến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản II.Menđen-người đặt nền móng cho di truyền học: -Grego Menđen 1822-1884 -Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai: + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền từng cặp tính trạng + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra qui luật di truyền III.Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học -Tính trạng: những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể -Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính trạng -Nhân tố di truyền(gen): qui định các tính trạng của sinh vật - Thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất 4.4.Tổng kết: Câu 1: Hãy lấy vd về các tính trạng ở trạng ở người? TL: Người cao- người thấp; da trắng, da đen; tóc thẳng - tóc xoăn. Câu 2: Cho biết khái niệm về di truyền và biến dị ? TL: Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ Câu 3:Nhân tố di truyền (gen) là gì? TL:Nhân tố di truyền(gen): qui định các tính trạng của sinh vật 4.5.Hướng dẫn HS học tập: *Đối với bài học này: - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK/7. Đọc mục: “em có biết” *Đối với bài học tiết tiếp theo: - Soạn bài 2, QS H2.1,2.2 để hoàn thành bảng 2 5. Phụ lục:
File đính kèm:
- Bai_1_Menden_va_Di_truyen_hoc_20150726_110244.doc