Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phân tích được ý nghĩa của giấc ngủ, lao động nghỉ ngơi hợp lý đối với sức khoẻ.

- Nêu rõ tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ nói chung và hệ thần kinh nói riêng

- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ.

2. Kỹ năng: - Tư duy, khả năng liên hệ thực tế. Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

b.Năng lực riêng: Liên hệ ví dụ người khỏe mạnh, thông minh và cách sống rèn luyện hệ thần kinh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh tác hại của ma tuý

- Bảng phụ phiếu học tập.

2. Học sinh: Kiến thức liên quan

III. Chuỗi các hoạt động học:

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 55
KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:30/04/2019
Ngày dạy: 01/04/2019
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Đánh giá, củng cố kiến thức đã học cho HS.
2.Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra theo hình thức: 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.
3.Thái độ: 
- GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra.
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: - Kiểm tra viết.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:- 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: 
- Ma trận đề, đề bài phù hợp với trình độ HS, đáp án, biểu điểm, thông kê điểm. 
2. Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức sinh học 8 đã học thật tốt.
V. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
1. Ổn định lớp: 
2. Giao đề bài cho HS: HS làm bài kiểm tra.
3. Trình tự bài kiểm tra:
* MA TRẬN, ĐỀ:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Bài tiết
Biết cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết và cấu tạo của thận.
15%
Câu
Số câu
Số điểm
1,2,3
3
1,5
1,2,3
3
1,5
Chương II: Da
Hiểu sự tiếp xúc trực tiếp của da với môi trường ngoài, các bệnh về da và vệ sinh da
15%
Câu
Số câu
Số điểm
4
1
1,5
4
1
1,5
Chương II: Thần kinh và giác quan
Cấu tạo và chức năng của trụ não
Hiểu được tại sao người say rượu thường đi không vững.
Hướng trục mắt về phía vật cần quan sát để nhìn cho rõ vật.
70%
Câu
Số câu
Số điểm
5
1
2
6
1
2
7
1
3
5,6,7
3
7
Tổng
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1,2,3,5
4
3,5
35%
4,6
2
3,5
35%
7
1
3
30%
1-7
7
10
100%
ĐỀ :
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(3ĐIỂM):
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu đúng nhất: 
Câu 1: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
Thận
Bóng đái
Ống dẫn nước tiểu
Ống đái
 Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
Thận, bóng đái, ống đái
Thận, ống thận, bóng đái
Thận, cầu thận, bóng đái
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Câu 3: Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
Cầu thận, nang cầu thận
Cầu thận, nang cầu thận, ống thận
Cầu thận, ống thận
Nang cầu thận, ống thận.
Câu 4: Chọn các từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống....thay cho các số 1,2,3,4,5,6 để hoàn chỉnh nội dung các đoạn câu sau:
Da là cơ quan thường xuyên.........................(1) với môi trường. Vì vậy, nếu không giữ cho da sạch sẽ thì dễ.............................(2) các bệnh ngoài da như ghẻ lở,..............................(3). Đặc biệt các............................(4) ở chân dễ tiếp xúc với bùn, đất bẩn có thể mắc bệnh uốn ván. Cần đề phòng tránh bị bỏng nhiệt, bỏng do vôi tôi, do hóa chất, do điện. Để phòng bệnh, cần vệ sinh cơ thể..............................(5), tránh làm da bị............................(6), giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN(7ĐIỂM):
Câu 5(2 điểm): Nêu thành phần và chức năng của trụ não?
Câu 6(2điểm): Vì sao người sây rượu, bia thường đi không vững?
Câu 7(3 điểm): Tại sao muốn nhìn rõ một vật nào đó, ta phải hướng trục mắt về phía vật cần quan sát?
BÀI LÀM:
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM):
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
D
B
1.Tiếp xúc
2.Mắc
3.Hắc lào
4.Vết thương
5.Thường xuyên
6.Xây xát
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN(7ĐIỂM):
Câu
Đáp án
Điểm
5
Thành phần của trụ não là:
+ Là bộ phận trung gian nối liền tủy sống với bán cầu não lớn và tiểu não.
+ Trụ não gồm có: hành tủy, cầu não, não giữa
Chức năng của trụ não: 
+ Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa do các nhân xám đảm nhiệm.
+ Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên(cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống(vận động)
1
0,5
0,5
6
Người say rượu bia đi không vững vì: Do các chất trong rượu bia đã ngăn cản, ức chế dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào liên quan đến tiểu não điều khiển sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.
2
7
Hướng trục mắt về phía vật cần quan sát, hình ảnh của vật tập trung tại điểm vàng.
Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón là tế bào cảm thụ màu sắc.
Mỗi tế bào nón được liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác thông qua một tế bào lưỡng cực do đó nhìn rõ từng chi tiết của vật.
Các tế bào ở xung quanh càng xa điểm vàng càng không nhìn rõ vì phần lớn các tế bào que và một lượng lớn các tế bào que mới được liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác.
1,5
0,5
0,5
0,5
* THÔNG KÊ ĐIỂM:
LỚP
Tổng số HS
0-1,9
2-3,4
3,5-4,9
5-6,4
6,5-7,9
8-10
TB trở lên
8
38
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4. Thu bài và nhận xét: 
5. Dặn dò: 
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 29
Tiết 56
VỆ SINH HỆ THẦN KINH
Ngày soạn:02/04/2019
Ngày dạy: 04/04/2019
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân tích được ý nghĩa của giấc ngủ, lao động nghỉ ngơi hợp lý đối với sức khoẻ.
- Nêu rõ tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ nói chung và hệ thần kinh nói riêng
- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ.
2. Kỹ năng: - Tư duy, khả năng liên hệ thực tế. Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b.Năng lực riêng: Liên hệ ví dụ người khỏe mạnh, thông minh và cách sống rèn luyện hệ thần kinh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Tranh ảnh tác hại của ma tuý
- Bảng phụ phiếu học tập.
2. Học sinh: Kiến thức liên quan
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thần kinh luôn luôn hoạt động vậy phải làm gì cho hệ không bị mệt mỏi. Hôm nay ta nghiên cứu bài vệ sinh hệ thần kinh
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phát biểu các hướng giải quyết vấn đề ban đầu
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Ý nghĩa của giấc ngủ
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-V có thể cung cấp thông tin về giấc ngủ : 
Chó có thể nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại được những mất ngủ 10 – 12 ngày là chết . 
- GV yêu cầu học sinh thảo luận
+ Vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lý(sinh lý là một hoạt động sống)?
+Nếu ta làm việc suốt ngày đêm thì điều gì sẽ xảy ra?
+Giấc ngủ có một ý nghiã như thế nào đối với sức khoẻ ?
-GV thông báo bản chất về nhu cầu ngủ ở các độ tuổi khác nhau . 
-GV cho học sinh tiếp tục thảo luận 
+Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì ? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ ? 
GV chốt lại các biện pháp để có giấc ngủ tốt
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Lao động nghỉ ngơi hợp lí
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV : Hệ thần kinh là trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, nếu rối loạn con người sẽ mắc bệnh và thậm chí dẫn đến cái chết
+ Tại sao không nên làm việc quá sức
+ Vậy lao động và nghỉ ngơi hợp lý có tác dụng gì?
+ Tại sao phải vệ sinh hệ thần kinh?
+ Để bảo vệ hệ thần kinh cần phải làm gì?
+ Chế độ làm việc nghỉ ngơi như thế nào là hợp lý?
+ Thời gian làm, công việc, ...?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
III. Tránh lạm dụng chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV treo tranh về ma tuý học sinh quan sát và giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoàn thành.
- GV đặt vấn đề: Qua bảng trên em có suy nghỉ gì về các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Ý nghĩa của giấc ngủ
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-Học sinh dựa vào những hiểu biết của bản thân , thảo luận trong nhóm à thống nhất ý kiến .
+Ngủ là 1 đòi hỏi tự nhiên của cơ thể , cần hơn ăn 
+Ngủ để phục hồi hoạt động của cơ thể . 
-Học sinh dựa vào cảm nhận của bản thân , thảo luận thống nhất câu trả lời -Ngủ đúng giờ . 
Tránh các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ . Chất kích thích , phòng ngủ , áo quần , giường ngủ 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Lao động nghỉ ngơi hợp lí
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thời gian làm việc khoa học 8- 10 h/ngày.
+ Tuỳ vào tính chất và độ tuổi có thời gian hợp lý.
+ Thời gian nghỉ ngơi bao gồm: Ăn uống, tắm giặt, thể dục thể thao, vui chơi, giải
- Học sinh nêu được : Để tránh gây căng thẳng , mết mỏi cho hệ thần kinh .
- Học sinh ghi nhớ thông tin ¢ 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
III. Tránh lạm dụng chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoàn thành bảng và trả lời câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I.Ý nghĩa của giấc ngủ
1. Ý nghĩa: 
- Ngủ là một đòi hỏi sinh lí giúp con người phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc.
- Theo Pap lốp bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế toàn bộ vỏ não. Là lúc cơ thể hoàn toàn ở trạng thái nghỉ ngơi.
2. Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon.
- Trước khi ngủ cần:
+ Cơ thể sảng khoái
+ Chỗ ngủ thuận tiện
+ Không dùng những chất kích thích trước khi bước vào giấc ngủ.
+ Người già khó ngủ cần ngâm chân vào nước ấm 15- 30 phút trước lúc ngủ.
+ Tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.
II. Lao động nghỉ ngơi hợp lí
- Bảo vệ hệ thần kinh cần:
+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng.
+ Luôn giữ cho tâm hồn luôn thanh thản trước những việc vui buồn xảy ra trong cuôc sống.
+ Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
III. Tránh lạm dụng chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
Bảng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh
Loại chất
Tên chất
Tác hại
Các chất kích thích
Rượu, chè, ca phê
Làm thần kinh căng thẳng
Các chất gây nghiện
Heroin, cần xa
Gây tê liệt thần kinh, ăn ngủ kém.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Đọc kết luận sgk.
- Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ, muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần làm gì?
- Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh quan trọng nhất vấn đề gì? Vì sao?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc ghi nhớ
HS trả lời và cho ví dụ
HS giải thích
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học bài theo nội dung sách giáo khoa
- Tự xây dựng cho bản thân một kế hoạch làm việc, học tập nghỉ ngơi hợp
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại bài học và phát biểu, trình bày kế hoạch cho bản thân tốt nhất
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi trong SBT

File đính kèm:

  • docxTUAN29.docx
Giáo án liên quan