Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

Hoạt động của HS Nội dung

- HS tự nghiên cứu H 41.1, chú thích.

- Đại diện 2 nhóm lên dán chú thích, các HS khác nhận xét, đánh giá kết quả của 2 đôi chơi.

- Đại diện nhóm lên hoàn thành sơ đồ dùng mũi tên đánh vào sơ đồ chỉ các thành phần cấu tạo của các lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới dI.

 - Da cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.

+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết: 41
Bài 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Bài 40: VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nọi dung
10
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục I, quan sát H 39.1 để tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? diễn ra ở đâu?
.
- HS đọc và sử lí thông tin.
+ Quan sát tranh và nội dung chú thích H 39.1 SGK (hoặc trên bảng).
+ Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- 1 HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
+ Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình.....
.
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
	+ Qua trình lọc máu ở cầu thận: 
	+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận:
	+ Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thải nước tiểu
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? (dùng hình vẽ để minh hoạ).
- GV lưu ý HS: Trẻ sơ sinh, bài tiết nươcs tiểu là phản xạ không điều kiện, ở người trưởng thành đây là phản xạ có điều kiện do vỏ não điều khiển.
- Cho HS đọc kết luận.
- HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi, rút ra kết luận:
+ Nước tiểu tích trữ ở trong bóng đái lên tới 200 ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu, lúc đó mới bài tiết nước tiểu ra ngoài.
- Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, sau đó được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ bóng đái và cơ bụng.
Hoạt động 3: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’’
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- GV bổ sung: vi khuẩn gây viêm tai, mũi, họng gián tiếp gây viêm cầu thận do các kháng thể củacơ thể tấn công vi khuẩn này (theo đường máu ở cầu thận) tấn công nhầm làm cho hư cấu trúc cầu thận.
- HS nghiên cứu, xử lí thông tin, thu nhận kiến thức, vận dụng hiểu biết của mình để liệt kê các tác nhân có hại.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu:
	+ Vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh tai, mũi, họng ...)
	+ Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thuốc, thức ăn ôi thiu ...
	+ Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận.
Hoạt động 4: Xây dựng thói quen sống khoa học
để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
- GV treo bảng phụ: Bảng 40.
Yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành thông tin vào bảng.
- GV tập hợp ý kiến HS, chốt lại kiến thức.
- HS thu nhận thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 40.
- Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bảng 40
Bảng 40
STT
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
2
- Khẩu phần ăn uống hợp lí
+ Không ăn quá nhiều P, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Hạn chế tác hại của chất độc hại.
- Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được liên tục.
3
- Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.
- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.
4. Củng cố, luyện tập (3’)
	- HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu câu đúng:
Nước tiểu đầu được hình thành là do:
I. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận.
b. Quá trình lọc máu xảy ra ở nang cầu thận.
c. Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận.
II. Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận.
Câu 2: Đánh dấu X vào ô đúng trong bảng dưới đây:
STT
Nội dung
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
1
2
3
4
5
6
Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc.
Nồng độ các chất hoà tan loãng.
Nồng độ các chất cặn bã và chất độc thấp.
Nồng độ các chất cặn bã và chất độc cao.
Nồng độ các chất dinh dưỡng cao.
Nồng độ các chất dinh dưỡng rất thấp.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
	- Học bài và làm bài tập trong SBT.
	*Soạn trước bài 41 theo các câu hỏi:
	- Mô tả cấu tạo của da ?
	- Nêu mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da ?
Tuần: 22
Tiết: 42
CHƯƠNG VII- DA
Bài 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
Bài 42: VỆ SINH DA
1. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo da
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10
- Yêu cầu HS quan sát H 41.1, đọc kĩ chú thích và ghi nhớ.
- GV treo tranh sơ đồ câm H 41.1, yêu cầu HS lên bảng dán chú thích.
(GV có thể treo 2 tranh câm cho 2 nhóm thi dán chú thích).
- GV cho HS dùng mũi tên chỉ các thành phần cấu tạo của da
(Bài tập - Tr 132 SGK).
- Nêu cấu tạo của da?
- GV dùng mô hình minh hoạ, yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS tự nghiên cứu H 41.1, chú thích.
- Đại diện 2 nhóm lên dán chú thích, các HS khác nhận xét, đánh giá kết quả của 2 đôi chơi.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành sơ đồ dùng mũi tên đánh vào sơ đồ chỉ các thành phần cấu tạo của các lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới dI.
- Da cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.
+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của da
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
- Yêu cầu HS thảo luận để trả lời các câu hỏi mục s SGK – Tr 133.
- Da có những chức năng gì?
- Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
- Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận kích thích?
- Bộ phận nào của da giúp da thực hiện chức năng bài tiết?
- Da điều hoà thân nhiệt bằng cách nào?
- HS trả lời dựa vào bài tập ở mục I của bài, nêu được 4 chức năng của dI.
- Tìm hiểu được nguyên nhân của từng chức năng.
- Tự rút ra kết luận.
	Chức năng của da:
	- Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Đó là do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiét ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.
	- Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.
	- Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm.
	- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
	- Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con ngườiy
Hoạt động 3: Bảo vệ da
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi mục s SGK.
- Da bẩn có hại như thế nào?
- Da bị xây xát có hại như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I.
? Giữ gìn da sạch bằng cách nào?
- Yêu cầu HS đề ra các biện pháp bảo vệ dI.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin, cùng với hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tự đề ra các biện pháp.
- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi, hạn chế khả năng diệt khuẩn của dI.
- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng, nhiễm trùng máu, uốn ván.
	Các biện pháp bảo vệ da:
- Thường xuyên tắm rửI.
- Thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ.
- Không nên nặn trứng cá.
- Tránh lạm dụng mĩ phẩm...
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách rèn luyện da ( Học sinh tự đọc SGK)
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách phòng chống bệnh ngoài da
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 42.2.
- Yêu cầu HS nêu kết quả, GV nhận xét.
- Cho HS đọc thông tin mục III SGK- Tr 135
? Kể tên các bệnh ngoài da mà em biết, nêu cách phòng chống?
- GV đưa ra 1 số tranh ảnh về bệnh ngoài da để HS quan sát. Đưa thông tin về phòng bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh và người mẹ bằng tiêm phòng. Diệt bọ mò, bọ chó bằng cách vệ sinh, sử dụng thuốc diệt phun vào ổ rác, bụi cây.
BVMT :
Giáo dực ý thức giữ gìn vẹ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình về các bệnh ngoài da, trao đổi nhóm để hoàn thành bài tập.
- 1 vài đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- HS tiếp thu kiến thức.
- Các bệnh ngoài da: ghẻ lở, hắc lào, nấm, chốc, mụn nhọt, chấy rận, bỏng....
- Phòng chữa:
+ Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát.
+ Khi mắc bệnh cần chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Khi bị bỏng nhẹ: ngâm phần bỏng vào nước lạnh sạch, bôi thuốc mỡ chống bỏng. Bị nặng cần đưa đi bệnh viện.
2. Củng cố, luyện tập(3’)
	? Vì sao phải bảo vệ và giữ gìn vệ sinh da?
	? Rèn luyện da bằng cách nào?
	? Vì sao nói giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp cũng là bảo vệ da? 
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’)
	- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
	- Đọc mục “Em có biết”.
	- Thường xuyên thực hiện theo bài tập 2.
	- Ôn lại bài phản xạ.
* Soạn trước bài Giới thiệu chung hệ thần kinh theo các câu hỏi sau:
- Trình bày cấu tạo và chức năng của Nơron , đồng thời xác định rõ nơrơn là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh ?
- Nêu các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng ?
- Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh ?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_22_nam_hoc_2019_2020.docx