Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời mô cơ vân. Quan sát và vẽ các tế bào trong tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt các bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất, tế bào chất và nhân.

 - Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.

2. Kĩ năng: HS thành thạo kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng mổ, tách tế bào.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, bảo vệ máy, vệ sinh phòng học sau khi làm.

4. Năng lực, phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thể chất, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.

4.2. Phẩm chất:

 - Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

 - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại

 - Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

5. Tích hợp theo đặc trưng của bộ môn, bài dạy:

 Lồng ghép nội dung bảo vệ sức khỏe

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

 

doc39 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trả lời câu hỏi:
- Cho biết thành phần hoá học chính của tế bào?
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên tế bào có ở đâu?
- Tại sao trong khẩu phần ăn mỗi người cần có đủ prôtêin, gluxit, lipit, vitamin, muối khoáng và nước?
- HS dựa vào £ SGK .
- Trao đổi nhóm để trả lời, đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Các nguyên tố hoá học đó đều có trong tự nhiên.
+ Ăn đủ chất để xây dựng tế bào giúp cơ thể phát triển tốt.
III: Thành phần hoá học của tế bào 
- Tế bào là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ
a. Chất hữu cơ:
+ Prôtêin: C, H, O, S, N.
+ Gluxit: C, H, O (tỉ lệ 1C:2H: 1O)
+ Lipit: C, H, O (tỉ lệ O thay đổi tuỳ loại)
+ Axit nuclêic: ADN, ARN.
b. Chất vô cơ: Muối khoáng chứa Ca, Na, K, Fe ... và nước.
Hoạt động 4: Hoạt động sống của tế bào
PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan, dạy học nhóm nhỏ.
KT: Kĩ thuật đặt câu, hoạt động nhóm.
- NL chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực phân tích.
- NL chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học.
- PC: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ sơ đồ H 3.2 SGK hoạt động nhóm nhỏ 2 bàn 1 làm 1 nhóm để trả lời câu hỏi sau trong thời gian 5 phút.
- Hằng ngày cơ thể và môi trường có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Kể tên các hoạt động sống diễn ra trong tế bào.
- Hoạt động sống của tế bào có liên quan gì đến hoạt động sống của cơ thể?
- Qua H3.2 hãy cho biết chức năng của tế bào là gì?
- Nghiên cứu kĩ H 3.2, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm đứng lên trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV góp ý giúp học sinh tự rút ra kết luận.
+ Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxi, chất hữu cơ, nước, muối khoáng cung cấp cho tế bào trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và thải cacbonic, chất bài tiết.
+ HS rút ra kết luận.
IV: Hoạt động sống của tế bào
- Hoạt động của tế bào gồm: trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
- Hoạt động sống của tế bào liên quan đến hoạt động sống của cơ thể 
+ Trao đổi chất của tế bào là cơ sở trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
+ Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.
+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.
=> Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
3. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- KT: Đặt câu hỏi
- NL: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phân tích.
- NL chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực phân tích.
- NL chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học.
- PC:Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- HS đọc kl sgk
Câu 1: Cho HS làm bài tập 1 (Tr 13 – SGK)
Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng:
Nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì: 
a. Các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi tế bào.
b. Các hoạt động sống của tế boà là cơ sở cho các hoạt động của cơ thể.
c. Khi toàn bộ các tế bào chết thì cơ thể sẽ chết.
d. a và b đúng. 
Câu 1: (đáp án d đúng)
Câu 2: 
2.4. Hoạt động vận dụng:
	- Học bài và trả lời câu hỏi 2 (Tr13- SGK)
	- Đọc mục “Em có biết”
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	- Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào vào vở, học thuộc tên và chức năng.
	- Nghiên cứu trước bài học tiếp
Ngày soạn : 20 tháng 8 năm 2019
	 Ngày dạy : 28 tháng 8 năm 2019
Tiết 4 – Bài 4: MÔ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- HS trình bày được khái niệm mô. 
	- Phân biệt được các loại mô chính, cấu tạo và chức năng các loại mô.
2. Kỹ năng:	 Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh. Rèn luyện khả năng khái quát hoá, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực: 
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thể chất, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học.
4.2. Phẩm chất: 
	- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
	- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
	- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
5. Tích hợp theo đặc trưng của bộ môn, bài dạy:
	Lồng ghép nội dung bảo vệ sức khỏe
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 4.1 " 4.4 SGK
	 - Phiếu học tập.
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước
	- Đäc vµ t×m hiÓu tr­íc bµi, s­u tÇm tµi liÖu, tranh ¶nh liªn quan.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. æn ®Þnh tổ chức : 
- Ổn định lớp : 8A..............8B...............
- Kiểm tra bài cũ: + Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào?
	 + Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
TL: - Hoạt động của tế bào gồm: trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
 - Hoạt động sống của tế bào liên quan đến hoạt động sống của cơ thể 
+ Trao đổi chất của tế bào là cơ sở trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
+ Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.
+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.
=> Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
2.1. Khởi động: 
- GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi
	Trong cơ thể có rất nhiều tế bào, tuy nhiên xét về chức năng, người ta có thể xếp loại thành những nhóm tế bào có nhiệm vụ giống nhau, các nhóm đó gọi chung là mô. 
	+ Vậy mô là gì? Trong cơ thể ta có những loại mô nào?
- GV gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khái niệm mô
PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan, dạy học nhóm nhỏ.
KT: Kĩ thuật đặt câu, hoạt động nhóm.
- NL chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- NL chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học.
- PC: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- Yêu cầu HS đọc £ mục I SGK và trả lời câu hỏi:
- Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết?
- Giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau?
- Cá nhân đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ 2 bàn làm 1 nhóm hoàn thành phần bài tập s.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nahanj xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- Dựa vào mục “Em có biết” ở bài trước để trả lời.
- Vì chức năng khác nhau.
- GV phân tích: chính do chức năng khác nhau mà tế bào phân hoá có hình dạng, kích thước khác nhau. Sự phân hoá diễn ra ngay ở giai đoạn phôi.
- Vậy mô là gì?
I: Khái niệm mô
Mô là một tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định, một số loại mô còn có các yếu tố không có cầu trúc tế bào.
Hoạt động 2: Các loại mô
PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan, dạy học nhóm nhỏ.
KT: Kĩ thuật đặt câu, hoạt động nhóm.
- NL chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- NL chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học.
- PC: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc £ mục II SGK. 
- Quan sát H 4.1 và nhận xét về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì, vị trí, cấu tạo, chức năng. Hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
- GV treo tranh H 4.1 cho HS nhận xét kết quả.
- Kẻ sẵn phiếu học tập vào vở.
- Nghiên cứu kĩ hình vẽ kết hợp với £ SGK, trao đổi nhóm để hoàn thành vào phiếu học tập của nhóm.
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- GV treo H 4.2 cho HS nhận xét. GV đặt câu hỏi:
- Máu thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?
- Mô sụn, mô xương có đặc điểm gì? Nó nằm ở phần nào?
- GV nhận xét, đưa kết quả đúng.
- Yêu cầu HS đọc kĩ £ mục III SGK kết hợp quan sát H 4.3 và trả lời câu hỏi:
- Hình dạng tế bào cơ vân và cơ tim giống và khác nhau ở điểm nào?
- Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành tiếp vào phiếu học tập.
- GV nhận xét kết quả, đưa đáp án.
- Yêu cầu HS đọc kĩ £ mục 4 kết
hợp quan sát H 4.4 để hoàn thành tiếp nội dung phiếu học tập.
- GV nhận xét, đưa kết quả đúng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác.
II: Các loại mô
Kết luận: Cấu tạo, chức năng các loại mô
Tên các loại mô
Vị trí
Chức năng
Cấu tạo
1. Mô biểu bì
- Biểu bì bao phủ
- Biểu bì tuyến
- Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng.
- Nằm trong các tuyến của cơ thể.
- Bảo vệ. che chở, hấp thụ.
- Tiết các chất.
- Chủ yếu là tế bào, các tế bào xếp xít nhau, không có phi bào.
2. Mô liên kết
- Mô sợi
- Mô sụn
- Mô xương
- Mô mỡ
- Mô máu và bạch huyết.
Có ở khắp nơi như:
- Dây chằng
- Đầu xương
- Bộ xương
- Mỡ
- Hệ tuần hoàn và bạch huyết.
 Nâng đỡ, liên kết các cơ quan hoặc là đệm cơ học.
- Cung cấp chất dinh dưỡng.
Chủ yếu là chất phi bào, các tế bào nằm rải rác.
3. Mô cơ
- Mô cơ vân
- Mô cơ tim
- Mô cơ trơn
- Gắn vào xương
- Cấu tạo nên thành tim
- Thành nội quan
Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể.
- Hoạt động theo ý muốn.
- Hoạt động không theo ý muốn.
- Hoạt động không theo ý muốn.
Chủ yếu là tế bào, phi bào ít. Các tế bào cơ dài, xếp thành bó, lớp.
- Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
- Tế bào phân nhánh, có nhiều nhân, có vân ngang.
- Tế bào có hình thoi, đầu nhọn, có 1 nhân.
4. Mô thần kinh
- Nằm ở não, tuỷ sống, có các dây thần kinh chạy đến các hệ cơ quan.
- Tiếp nhận kích thích và sử lí thông tin, điều hoà và phối hợp hoạt động các cơ quan đảm bảo sự thích ứng của cơ thể với môi trường.
- Gồm các tế bào thần kinh (nơron và các tế bào thần kinh đệm).
- Nơron có thân nối với các sợi nhánh và sợi trục.
3. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- KT: Đặt câu hỏi
- NL chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, , năng lực phân tích.
- NL chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học.
- PC: Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
Câu 1:Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu đúng nhất:
1. Chức năng của mô biểu bì là: 
a. Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể.
b. Bảo vệ, che chở và tiết các chất.
c. Co dãn và che chở cho cơ thể.
2. Mô liên kết có cấu tạo:
	a. Chủ yếu là tế bào có hình dạng khác nhau.
	b. Các tế bào dài, tập trung thành bó.
	c. Gồm tế bào và phi bào (sợi đàn hồi, chất nền)
3. Mô thần kinh có chức năng:
	a. Liên kết các cơ quan trong cơ thể với nhau.
	b. Các tế bào dài, tập trung thành bó.
	c. Gồm tế bào và phi bào.
	d. Điều hoà hoạt động các cơ quan.
	e. Giúp các cơ quan hoạt động dễ dàng.
 (đáp án d đúng)
2.4. Hoạt động vận dụng:
	- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
	- Làm bài tập 4 vào vở.
2.5. HĐ tìm tòi mở rộng:
- Đọc và chuẩn bị trước bài 5 SGK.
, ngày 27 tháng 8 năm 2019
Đã kiểm tra
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
Tuần 3 Ngày soạn : 27 tháng 8 năm 2019
	 Ngày dạy : 04 tháng 9 năm 2019
Tiết 5 – Bài 5:
 THỰC HÀNH - QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời mô cơ vân. Quan sát và vẽ các tế bào trong tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt các bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất, tế bào chất và nhân. 
	- Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.
2. Kĩ năng: HS thành thạo kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng mổ, tách tế bào.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, bảo vệ máy, vệ sinh phòng học sau khi làm.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực: 
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thể chất, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
4.2. Phẩm chất: 
	- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
	- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
	- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
5. Tích hợp theo đặc trưng của bộ môn, bài dạy:
	Lồng ghép nội dung bảo vệ sức khỏe
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên: + Kính hiển vi, lam kính (2), lamen, bộ đồ mổ, khân lau, giấy thấm, kim mũi mác.
	 + 1 ếch đồng sống hoặc bắp thịt ở chân giò lợn.
	 + Dung dịch sinh lí 0,65% NaCl, côngtơhut, dung dịch axit axetic 1%.
	 + Bộ tiêu bản: mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn.
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước
	- Mỗi tổ 1 con ếch.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. æn ®Þnh tổ chức : 
- Ổn định lớp : 8A..............8B...............
	- Kiểm tra bài cũ: 
	+ So sánh mô biểu bì, mô liên kết về vị trí và sự sắp xếp các tế bào trong 2 loại mô đó.
	 + Cơ vân, cơ trơn và cơ tim có gì khác nhau về cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn.
TL: - Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
 - Tế bào phân nhánh, có nhiều nhân, có vân ngang.
 - Tế bào có hình thoi, đầu nhọn, có 1 nhân.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
2.1. Khởi động: 
- GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi
	- GV sử dụng câu hỏi phần kiểm tra bài cũ để học sinh tái hiện lại. Yêu cầu HS cho biets để kiểm chứng dược điều đó thì chúng ta sẽ phải làm như thế nào?( chúng ta tiến hành nghiên cứu đặc điểm các loại tế bào và mô.)
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của bài thực hành
PP: Nêu và giải quyết vấn đề, 
KT: Kĩ thuật đặt câu, kĩ thuật đọc tích cực.
- NL chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
- NL chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
- PC: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- GV gọi 1 HS đọc phần I: Mục tiêu của bài thực hành.
- GV nhấn mạnh yêu cầu quan sát và so sánh các loại mô.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan, dạy học nhóm .
KT: Kĩ thuật đặt câu, hoạt động nhóm.
- NL : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích.
- PC: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung các bước làm tiêu bản.
- Đọc cách tiến hành thí nghiệm : làm tiêu bản SGK.
- Nếu có điều kiện GV hướng dẫn trước cho nhóm HS yêu thích môn học các thao tác thực hiện.
- Phân công các nhóm thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành làm tiêu bản như hướng dẫn, yêu cầu:
+ Rạch bắp cơ phải thẳng.
+ Lấy sợi thật mảnh.
+ Không bị đứt.
+ Đậy lamen không có bọt khí.
- GV hướng dẫn cách đặt tế bào mô cơ vân lên lam kính và đặt lamen lên lam kính.
- Nhỏ 1 giọt axit axetic 1% vào cạnh lamen, dùng giấy thấm hút bớt dd sinh lí để axit thấm dưới lamen.
- Các nhóm nhỏ axit axetic 1%, hoàn thành tiêu bản đặt trên bàn để GV kiểm tra.
- GV kiểm tra các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu.
- Yêu cầu các nhóm điều chỉnh kính hiển vi.
- Các nhóm điều chỉnh kính, lấy ánh sáng để nhìn rõ mẫu.
- Đại diện các nhóm quan sát đến khi nhìn rõ tế bào.
- GV kiểm tra kết quả quan sát của HS, tránh nhầm lẫn hay mô tả theo SGK.
I: Nêu yêu cầu của bài thực hành
II: Hướng dẫn thực hành
- Cả nhóm quan sát, nhận xét: Thấy được: màng, nhân, vân ngang, tế bào dài.
3. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*. Quan sát tiêu bản các loại mô khác
PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan, dạy học nhóm nhỏ.
KT: Kĩ thuật đặt câu, hoạt động nhóm.
- NL chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thể chất, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- NL chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
- PC: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- GV phát tiêu bản cho các nhóm, yêu cầu HS quan sát các mô và vẽ hình vào vở.
- GV treo tranh các loại mô để HS đối chiếu.
- Các nhóm đặt tiêu bản, điều chỉnh kính để quan sát rõ.
Các thành viên lần lượt quan sát, vẽ hình và đối chiếu với hình vẽ SGK và hình trên bảng.
- Các nhóm đổi tiêu bản cho nhau để lần lượt quan sát 4 loại mô. Vẽ hình vào vở.
- Làm tiêu bản cơ vân, em gặp khó khăn gì?
- Em đã quan sát được những loại mô nào? Nêu sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo 3 loại mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ?
- GV nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh ngăn nắp, trật tự.
Quan sát tiêu bản các loại mô khác
- Mô biểu bì: tế bào xếp xít nhau.
- Mô sụn: chỉ có 2 đến 3 tế bào tạo thành nhóm.
- Mô xương: tế bào nhiều.
- Mô cơ: tế bào nhiều, dài.
2.4. Hoạt động vận dụng:
	- Mỗi HS viết 1 bản thu hoạch theo mẫu SGK.
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	- Ôn lại kiến thức về mô thần kinh.
, ngày 03 tháng 9 năm 2019
Đã kiểm tra
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
.................................................................................... ....................................................................................
.....................................................................................
Tuần 4:	Ngày soạn : 02 tháng 9 năm 2019
	 Ngày dạy : 10 tháng 9 năm 2019
Tiết 6 - Bài
PHẢN XẠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- HS nắm được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
	 - Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát kênh hình, thông tin nắm bắt kiến thức
	- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực: 
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thể chất, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học.
4.2. Phẩm chất: 
	- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
	- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên: + Tranh phóng to hình 6.1 – Nơron; H6.2 – Cung phản xạ SGK.
 + Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. æn ®Þnh tổ chức : 
- Ổn định lớp : 8A..............8B...............
- Kiểm tra bài cũ: Thu báo cáo của HS ở giờ trước.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
2.1. Khởi động: 
- GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi
	+ Vì sao khi sờ tay vào vật nóng, tay rụt lại?
	+ Nhìn thấy quả me, quả khế có hiện tượng tiết nước bọt?
	+ Đèn chiếu vào mắt, mắt nhắm lại?
	+ Hiện tượng trên là gì? Những thành phần nào tham gia vào? Cơ chế diễn ra như thế nào? Bài Phản xạ sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của nơron
PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan, dạy học nhóm .
KT: Kĩ thuật đặt câu, hoạt động nhóm.
- NL chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thể chất, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- NL chuyên biệt : Năng lực kiến thức sinh học.
- PC: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- Yêu cầu HS nghiên cứu £ mục I SGK kết hợp quan sát H 6.1 và trả lời câu hỏi:
- Nêu thà

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_1_den_5_nam_hoc_2019_2020.doc