Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương

Thời gian: 9 phút

Mục tiêu: Nêu được: xương to ra nhờ các tế bào màng xương, dài nhờ sụn tăng trưởng.

Phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác, vấn đáp,

Năng lực hướng tới: Năng lực quan sát, năng lực giao tiếp,

Học sinh thảo luận nhóm, và trả lời câu hỏi.

Yêu cầu:

- Khoảng cách giữa các đinh A&B, C&D dài ra, khoảng cách giữa các đinh B&C không thay đổi.

- Xương to ra là do sự phân chia của tế bào màng xương. Xương dài ra là do các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.

Đại diện lên thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét.

1 học sinh nhắc lại.

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 - BÀI 8 – CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
Mục tiêu tiết học
Sau khi học xong tiết học này, học sinh đạt được:
Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của xương dài;
- Nêu được cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt;
- Giải thích được sự to ra và dài ra của xương;
- Xác định được các thành phần hóa học của xương;
- Chứng minh được khả năng đàn hồi và cứng rắn của xương.
Kĩ năng:
- Kĩ năng hợp tác: thảo luận, làm việc nhóm;
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin sách giáo khoa;
- Kĩ năng giải thích vấn đề.
Thái độ:
- Có thái độ yêu thích môn học;
- Có ý thức bảo vệ xương;
- Có chế độ ăn uống và rèn luyện sức khỏe hợp lí để đảm bảo sự phát triển của xương.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: hợp tác, tự học,
- Năng lực chuyên biệt: Tri thức sinh học, quan sát,
Chuẩn bị của thầy, trò
1.	Chuẩn bị của giáo viên: 
- Hình 8-1, 8-2, 8-3, 8-4, 8-5, 8-6, 8-7 sgk 8;
- Phòng máy, video về thí nghiệm tính chất của xương ếch.
2.	Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, bút, vở;
Phương pháp dạy học
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn đáp;
- Phương pháp dạy học hợp tác;
- Phương pháp dạy học trực quan.
Nội dung và tiến trình tiết dạy
Ổn định tổ chức (1 phút)
Tiến trình tiết dạy
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu 1: Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần được cấu tạo từ những xương nào?
Đáp án: 
Gồm 3 phần: 
- Xương đầu: Xương hộp sọ, xương mặt;
- Xương thân: Xương sống, xương sườn, xương ức;
- Xương chi: Xương tay, xương chân.
Câu 2: Phân biệt các loại khớp xương? Cho ví dụ từng loại khớp xương?
Đáp án: 
Học sinh phân biệt và cho ví dụ: 
- Khớp động: Khớp đầu gối;
- Khớp bán động: Khớp cột sống;
- Khớp bất động: Khớp ở hộp sọ.
b) Bài mới
* Mở bài: (1 phút) Cơ thể một người bình thường có khối lượng 50kg, có thể gánh được khối lượng lớn hơn cơ thể (ví dụ bao gạo nặng 70 -80kg). Để có thể làm được điều đó, chính là dựa vào độ bền và chắc của xương. Vậy để tìm hiểu xương có cấu tạo thế nào để có được tính chất như vậy, các em sẽ cùng vào bài học ngày hôm nay. 
“Bài 8 – Cấu tạo và tính chất của xương”
* Phát triển bài: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của xương
Thời gian: 15 phút
*Mục tiêu: Chỉ ra được cấu tạo của xương dài, xương dẹt và chức năng của nó.
* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan,
* Năng lực hướng tới: Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, giao tiếp,
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa, đọc mục ■, kết hợp nghiên cứu hình 8-1, 8-2 ghi nhớ cấu tạo của xương dài trong 2 phút.
Hết 2 phút, giáo viên yêu cầu học sinh đóng sách giáo khoa.
Giáo viên chiếu hình cấu tạo xương dài không chú thích, yêu cầu 1 vài học sinh lên bảng chú thích và thuyết trình về cấu tạo của xương dài.
Giáo viên lắng nghe, nhận xét, bổ sung và đưa ra kiến thức đúng.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nhắc lại về cấu tạo của xương dài.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp trong 3 phút và trả lời lệnh ▼:
“Cấu tạo xương hình ống, nan xương ở đầu xếp vòng cung có ý nghĩa gì với chức năng nâng đỡ?”
Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
Giáo viên yêu cầu liên hệ thực tế: “Với cấu tạo hình trụ rỗng, phần đầu có nan hình vòng cung tạo các ô giúp các em liên tưởng tới kiến trúc nào trong đời sống?”
Giáo viên hoàn chỉnh nội dung: trong xây dựng người ta vận dụng kiểu cấu tạo này khi làm vòm cửa, trụ cầu, => tiết kiệm vật liệu vừa đảm bảo tính vững chắc. 
Với cấu tạo như vậy, xương dài thực hiện chức năng gì, các em sẽ cùng tìm hiểu ở phần 2.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng 8-1 sách giáo khoa trong 2 phút và ghi nhớ nội dung.
Hết 2 phút, giáo viên yêu cầu học sinh đóng sách giáo khoa.
Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 15 phiếu ghi chức năng của xương dài (có đáp án đúng và đáp án sai). Tổ chức trò chơi tiếp sức chủ đề “Chức năng của xương dài” trong 3 phút. 
Luật chơi: Học sinh lên bảng dán phiếu chức năng tương ứng với cấu tạo của xương dài sao cho chính xác, mỗi học sinh chỉ mang 1 phiếu lên dán 1 lần. 
Giáo viên quan sát, điều khiển trò chơi.
Hết 3 phút, giáo viên và học sinh cả lớp cùng kiểm tra lại kết quả trò chơi và tuyên bố nhóm giành chiến thắng.
Giáo viên nhận xét và đưa ra kiến thức đúng.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nhắc lại chức năng của xương dài.
“Bộ xương của cơ thể người không chỉ được cấu tạo từ xương dài, mà còn được cấu tạo từ xương ngắn và xương dẹt điển hình như xương đốt sống. Vậy để tìm hiểu về cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt, chúng ta cùng sang phần 3.
Giáo viên chiếu hình cấu tạo xương ngắn và xương dẹt. Yêu cầu học sinh quan sát và mô tả cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt.
Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nhắc lại cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và ghi nhớ thông tin.
1 vài học sinh lên bảng chú thích và thuyết trình, những học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
1 học sinh nhắc lại.
Học sinh thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. Sau đó, 1 đại diện phát biểu, những học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét.
Yêu cầu: 
“Cấu tạo xương hình ống ® nhẹ, vững chắc; nang xương xếp hình vòng cung ® phân tán lực tác động nhằm tăng khả năng chịu lực của xương.” 
Học sinh trả lời: Tháp Epphen, vòm nhà thờ.
Học sinh đọc sách giáo khoa và ghi nhớ nội dung.
Học sinh tham gia chơi trò chơi.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh quan sát tranh kết hợp nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi. 
Yêu cầu: không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp.
Học sinh nhắc lại.
Cấu tạo của xương: 
Cấu tạo xương dài
Xương dài có cấu tạo gồm:
- Đầu xương.
- Thân xương.
Chức năng của xương dài.
Bảng 8-1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài.
Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt.
- Ngoài là mô xương cứng ® bảo vệ và chịu lực.
- Trong là mô xương xốp ® chứa tuỷ đỏ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương
Thời gian: 9 phút
Mục tiêu: Nêu được: xương to ra nhờ các tế bào màng xương, dài nhờ sụn tăng trưởng.
Phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác, vấn đáp,
Năng lực hướng tới: Năng lực quan sát, năng lực giao tiếp,
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục ■ trong 2 phút.
Hết 2 phút giáo viên yêu cầu học sinh đóng sách giáo khoa.
Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm, chiếu hình phóng to hình 8-4, 8-5. 
Giáo viên mô tả thí nghiệm.
Yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận nội dung:
- Nhận xét khoảng cách giữa đinh B & C; A & B; C & D.
- Xương to ra và dài ra do đâu?
Giáo viên mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày (chỉ hình phóng to và thuyết trình), các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và bổ sung và đưa ra kiến thức đúng.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nhắc lại sự to ra và dài ra của xương: “Vậy xương to ra và dài ra do đâu?”
Giáo viên mở rộng: 
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí, giấc ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tập luyện thể thao vừa sức giúp trẻ phát triển cân đối. 
- Thiếu hoocmon tăng trưởng dẫn đến vóc dáng thấp,bé. Hiện nay, để cải thiện vóc dáng và chiều cao ngườu ta có thể tiêm hoocmon tăng trưởng trước 15 tuổi với trẻ nữ và trước 16 tuổi với trẻ nam. 
Học sinh thảo luận nhóm, và trả lời câu hỏi.
Yêu cầu: 
- Khoảng cách giữa các đinh A&B, C&D dài ra, khoảng cách giữa các đinh B&C không thay đổi.
- Xương to ra là do sự phân chia của tế bào màng xương. Xương dài ra là do các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.
Đại diện lên thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét.
1 học sinh nhắc lại.
II. Sự to và dài ra của xương: 
- Xương to ra về bề ngang nhờ các tế bào màng xương phân chia. 
- Xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương
Thời gian: 8 phút
Mục tiêu: Qua thí nghiệm học sinh chỉ ra được 2 thành phần chính của xương là cốt giao và khoáng chất.
Phương pháp dạy học: Dạy học trực quan,
Năng lực hướng tới: Năng lực quan sát, năng lực giải quyết vấn đề,
Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm.
Thí nghiệm 1: Giáo viên cho các nhóm học sinh quan sát video thí nghiệm ngâm xương ếch trong axit HCl 10 %.
Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi: 
- Bọt khí nổi lên khi ngâm xương đó là khí gì?
- Tại sao sau khi ngâm trong dung dịch HCl 10% xương lại bị mềm đi?
Giáo viên lắng nghe, nhận xét và bổ sung và đưa ra kiến thức đúng.
Thí nghiệm 2: Giáo viên cho các nhóm học sinh quan sát video thí nghiệm đốt xương ếch, sau đó đặt lên giấy gõ nhẹ. 
Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi: 
- Dự đoán mùi của xương cháy.
- Tại sao xương cháy lại có mùi như vậy?
- Vì sao xương sau khi đốt lại giòn và dễ vỡ vụn?
Giáo viên lắng nghe, nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh thảo luận đưa ra tính chất của xương.
Giáo viên mời đại diện 1 nhóm học sinh lên trình bày tính chất của xương.
Giáo viên nhận xét và đưa ra kiến thức đúng.
Giáo viên mở rộng: Tỉ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong xương thay đổi theo độ tuổi.
Nhóm học sinh quan sát.
Học sinh quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
- Bọt khí nổi lên khi ngâm là CO2.
- Xương bị mất phần rắn do các chất vô cơ là chất khoáng bị hòa vào dd HCl 10% (phần rắn chứa Ca2+).
Học sinh quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
- Xương cháy có mùi khét.
- Phần cháy của xương có mùi khét là các chất hữu cơ.
- Sau khi đốt xương giòn và dễ vỡ vụn do các chất hữu cơ đã cháy hết, không còn sự liên kết giữa Ca2+ và các chất hữu cơ.
Nhóm học sinh thảo luận.
Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu: Xương có tính chất bền chắc và mềm dẻo.
III. Thành phần hoá học và tính chất xương: 
- Thành phần hoá học: 
+ Chất vô cơ: muối Ca2+ (khoáng chất) (CaCO3)
+ Chất hữu cơ: cốt giao 
- Tính chất: xương có tính chất bền chắc và mềm dẻo.
Củng cố (4 phút)
Đầu xương
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư suy hệ thống hóa lại kiến thức bài học.
Cấu tạo xương
Sơ đồ:
Thân xương
Rắn chắc
Đàn hồi
Tính chất 
Cấu tạo và tính chất của xương
Màng xương
Sự to ra của xương
Sụn tăng trưởng
Khoáng chất
Cốt giao
Sự dài ra của xương
Thành phần hóa học của xương
d) Dặn dò: (2 phút)
- Học bài cũ, xem trước bài 9.
- Chú ý tư thế ngồi học đúng và chế độ ăn uống phù hợp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_8_bai_8_cau_tao_va_tinh_chat_cua.docx