Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 20 đến 24

I. Mục tiêu. ý

1, Kiến thức:

. Hs trình bày được:

+ Các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi

+ Cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào

2, Kỹ năng

 Rèn những kỹ năng:

. Quan sát tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.

. Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế

. Hoạt động nhóm

3, Thái độ

. Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt

II. Chuẩn bị

1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm

2. Đồ dùng dạy học:

Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình21. 1, 2, 3 sgk.

Mô hình sự thay đổi thể tích lồng ngực

III. Tiến trình bài giảng

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

 Hệ hô hấp gồm các cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?

3. Bài mới

Gv gọi 1 hs đứng tại chỗ trả lời

? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? (có 3 giai đoạn)

? Vậy những giai đoạn này có mối liên quan với nhau như thế nào?

(liên quan về chức năng)

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu các giai đoạn đó diễn ra như thế nào?

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 20 đến 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu?
? Biểu hiện tóm tắt các dạng chảy máu
Các dạng
Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch
2. Chảy máu tĩnh mạch
3. Chảy máu động mạch
Gv nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh bảng
Vậy ở mỗi dạng cần có biện pháp sơ cứu như thế nào ?
Hs liên hệ thực tế -> Thảo luận nhóm thống nhất đáp án. Cử đại diện lên bảng trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung
Các dạng
Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch
2. Chảy máu tĩnh mạch
3. Chảy máu động mạch
Máu chảy chậm
Máu chảy nhanh hơn
Máu chảy thành tia
Hs :Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch ( máu chảy nhỏ ) có thể dùng băng , gạc , băng dán -> máu có thể tự cầm
Chảy máu động mạch ( máu chảy mạnh thành tia, khó đông ) phải buộc ga rô cầm máu -> đưa đi cấp cứu
Hoạt động 2. tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay
Hoạt của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv nêu câu hỏi
Các dạng vết thương ở lòng bàn tay ?
Các bước tiến hành băng bó ?
Gv chốt, giải thích các bước, lưu ý cách băng bó ở tùng vị trí
Yêu cầu hs thực hành theo nhóm
Gv nhận xét thao tác, sản phẩm của các nhóm
+ Yêu cầu: Mẫu băng phải đủ các bước, gọn đẹp, không quá chặt, cũng không quá lỏng.
* Lưu ý: Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu -> Đưa nạn nhân đến bệnh viện
Hs liên hệ thực tế -> trả lời
Hs nghiên cứu thông tin SGK nêu các bước tiến hành
Hs tiến hành theo nhóm
Đại diện một số nhóm trình bày các thao tác và trình bày sản phẩm thực hành của nhóm
 Các nhóm đánh giá chéo kết quả mẫu thực hành của nhau
Hoạt động 3. Tập băng vết thương ở cổ tay
Hoạt của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv nêu câu hỏi
Đặc điểm của vết thương cổ tay ?
Tiến hành có gì khác vết thương ở lòng bàn tay ?
Gv treo tranh19.1 hướng dẫn học sinh tiến hành
Yêu cầu hs thực hành theo nhóm. Gv theo dõi uốn nắn các thao tác
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
Gv nhận xét đánh giá kết quả các nhóm
Yêu cầu:
+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn đẹp, không quá chặt, cũng không quá lỏng.
+ Vị tí dây garô cách vết thương không quá gần > 5 cm cũng không quá xa
Lưu ý:
+ Vết thương chảy máu động mạch ở tay, chân mới buộc dây garô
+ Cứ 15 phút nới dây garô ra và buộc lại.
+ Vết thương ở vị trí khác, ấn vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên 
Hs liên hệ thực tế -> trả lời
Máu chảy lớn do đứt động mạch -> cần buộc garo
Hs tiến hành thực hành theo các bước hướng dẫn
Các nhóm trình bày mẫu băng trước lớp để cả lớp và gv đánh giá
Các nhóm đánh giá chéo kết quả mẫu thực hành của nhau
4. Củng cố
Gv nhận xét ý thức các nhóm giờ thực hành
Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm
Hướng dẫn học sinh về nhà viết bài thu hoạch theo nội dung SGK
5. Hướng dẫn về nhà: 
 Thu dọn vệ sinh phòng học 
 Chuẩn bị bài 20 . Tìm hiểu về cơ quan hô hấp
 Chương IV 
Tiết 21: 
I. Mục tiêu‎
1, Kiến thức: 
. Hs trình bày được: 
+ Khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống
+ Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ỏ người và nêu được chức năng của chúng
2, Kỹ năng
 Rèn những kỹ năng:
. Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức.
. Hoạt động nhóm
3, Thái độ
. Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp 
II. Chuẩn bị	
1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm
2. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình 1, 2, 3 sgk. Mô hình cấu tạo chi tiết của phế nang; Cấu tạo hệ hô hấp; bảng phụ, tranh phản xạ nuốt 
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : lồng trong bài
 3. Bài mới 
Gv : Nhờ đâu máu lấy được 02 cung cấp cho các tế bào và thải C02 ra khỏi cơ thể (nhờ hô hấp) . Vậy hô hấp là gì ? Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học
Hoạt động 1. khái niệm hô hấp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv treo hình 20.1 hướng dẫn hs quan sát
Gv nêu câu hỏi
? Hô hấp là gì?
Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi sgk
? Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
Gv nhận xét kết quả thảo luận các nhóm -> chốt đáp án đúng
Hs đọc thông tin sgk, quan sát xử lí thông tin trên hình vẽ
Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 3, 7 để trả lời
. Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp 02 cho các tế bào của cơ thể và loại C02 do các TB thải ra khỏi cơ thể.
Thảo luận nhóm câu hỏi hoạt động
Cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét, góp ý ‎
. Hô hấp cung cấp 02 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng (ATP) cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải loại C02 ra khỏi cơ thể.
. Hô hấp gồm 3 giai đoạn:
+ Sự thở (thông khí ở phổi) => Tạo điều kiện cho TĐK diễn ra liên tục ở TB 
+ TĐK ở phổi
+ TĐK ở TB
Hs đánh giá kết quả thảo luận và điều chỉnh kiến thức
Hoạt động 2. các cơ quan trong hệ hô hấp của người
và chức năng của chúng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Treo tranh câm hinh 20.2; 20.3 - Yêu cầu hs hoàn thành tranh
Gv hướng dẫn hoạt động
Gv sử dụng mô hình cấu tạo trong của người
Yêu cầu một hs chỉ rõ các cơ quan hô hấp
Gv treo bảng: “các cơ quan và đặc điểm cấu tạo đặc trưng”
Nêu câu hỏi một sgk
Gv hướng dẫn hoạt động
Những đặc điểm cấu tạo nào có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí, bảo vệ phổi tránh tác nhân có hại ?
Gv nhận xét, chốt đáp án qua bảng phụ
Gv nêu tiếp câu hỏi
Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tivhs trao đổi khí ?
Nhận xét chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi ?
Giáo viên nhận xét, chốt kết luận chung
Hs quan sát kênh hình
Đại diện hs lên bảng điền các chú thích cho phù hợp
Hs quan sát bạn làm, nhận xét, bổ sung
1 Hs nêu và chỉ rõ các cơ quan, bộ phận của hệ hô hấp mà em quan sát được
Các cơ quan hô hấp
+ Đường dẫn khí: Gồm khoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản
+ Hai lá phổi: Đơn vị cấu tạo là phế nang
Hs đọc bảng
Thảo luận theo nhóm các câu hỏi hoạt động
Đại diện các nhóm trình bày đáp án câu hỏi 1 - Các nhóm có ý kiến khác bổ sung
+ Làm ẩm: Lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót trong đường dẫn khí
+ Làm ấm: Lớp mao mạch dày đặc (đặc biệt ở mũi, phế quản)
+ Bảo vệ phổi: Lông mũi (giữ hạt bụi lớn), Chất nhầy (giữ lại các hạt bụi nhỏ), Lớp lông rung (quyé‎t bụi ra khỏi khí quản), nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt
. Các tế bào lim phô ở hạch Amiđan, tuyến V.A tiết các kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm
Các nhóm thảo luận . Đại diện các nhóm trình bày đáp án 
. Số lượng phế nang nhiều => Tăng diện tích bề mặt TĐK
. Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra phổi, làm ấm, làm ẩm không khí vào phổi, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại
. 2 lá phổi: Trực tiếp trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi
4.Củng cố
Gv yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau:
Hô hấp là quá trình không ngừng ................................................. cho các TB của cơ thể và loại ............................ khỏi cơ thể ........................................
Quá trình hô hấp gồm ........................., ..........................................
Đường dẫn khí có chức năng: ......................................................, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi. Phổi là nơi TĐK giữa cơ thể và môi trường ngoài
Gv đưa lên bàn mô hình: Cơ thể người, yêu cầu xác định, chỉ rõ các cơ quan hô hấp trên mô hình
? Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3- 5 phút thì máu qua phổi chẳng có gì để mà nhận.
Gọi 1 hs đọc kết luận chung cuối bài
5. Hướng dẫn về nhà
 Học bài cũ
 Hoàn thành bài tập sgk.
 Đọc em có biết
Tiết 22: 
I. Mục tiêu. ‎
1, Kiến thức: 
. Hs trình bày được: 
+ Các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi
+ Cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào
2, Kỹ năng
 Rèn những kỹ năng:
. Quan sát tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.
. Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế 
. Hoạt động nhóm
3, Thái độ
. Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt 
II. Chuẩn bị	
1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm
2. Đồ dùng dạy học: 
Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình21. 1, 2, 3 sgk. 
Mô hình sự thay đổi thể tích lồng ngực
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
 Hệ hô hấp gồm các cơ quan nào? Chúng có chức năng gì? 
3. Bài mới 
Gv gọi 1 hs đứng tại chỗ trả lời 
? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? (có 3 giai đoạn)
? Vậy những giai đoạn này có mối liên quan với nhau như thế nào?
(liên quan về chức năng)
Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu các giai đoạn đó diễn ra như thế nào?
Hoạt động 1. thông khí ở phổi (sự thở)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv nêu câu hỏi:
 Sự thở gồm những hoạt động nào?
 Hít vào và thở ra nhịp nhàng có ý nghĩa gì ?
Gv yêu cầu học sinh trình bày:
 Khi nào được xem là một cử động hô hấp, nhịp hô hấp?
Gv treo tranh 1 yêu cầu hs làm động tác hít vào và thở ra. Nhận xét sự thay đổi thể tích lồng ngực?
Gv hướng dẫn hs quan sát tranh vẽ, mô hình
Nêu câu hỏi hoạt động
? Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra
Gv nhận xét, chốt kiến thúc trên tranh
Gv giới thiệu các kiểu thở
. Trẻ sơ sinh: Thở bụng => Cơ liên sườn chưa phát triển
. Nam giới: Thở phần ngực dưới => Giúp lồng ngực thay đổi lớn về dung tích
. Nữ giới: Ngực trên => Dung tích lồng ngực thay đổi ít nhưng thích hợp khi có thai
Gv treo tranh 2 giải thích các số liệu, thông tin. Nêu câu hỏi hoạt động
? Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Gv nhận xét hoạt động và chốt đáp án
Gv nêu câu hỏi kết luận:
Sự thông khí ở phổi được diễn ra như thế nào?
Gv nhận xét , chốt kết luận
Hs đọc tìm hiểu thông tin sgk qua kênh chữ, xử lí thông tin 
Hs nêu được:
- Sự thở gồm động tác hít vào và thở ra
-> Giúp cho phổi thường xuyên được thông khí
Hs n/c SGK trả lời
1 cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và một lần thở ra
Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong 1 phút
1 hs lên trước lớp làm động tác hít vào và thở ra. Lớp quan sát
Hs nhận xét
. Hít vào: Thể tích lồng ngực tăng
. Thở ra: Thể tích lồng ngực giảm
Thảo luận nhóm
Đại diện trả lời câu hỏi, các nhóm có ý kiến khác bổ sung
Cơ liên sườn ngoài co làm xương sườn chuyển động theo hai hướng lên trên và sang 2 bên -> làm lồng ngực nở rông sang 2 bên
Cơ hoành co làm lồng ngực mổ rộng thêm về phía dưới
Cơ hoành và cơ liên sườn dãn làm lồng ngực thu nhỏ về vị trí cũ
Thảo luận nhóm - Trình bày kết quả. Các nhóm bổ sung để thống nhất theo sự hướng dẫn của gv
. Dung tích phổiphụ thuộc vào
+ Tầm vóc (Thể tích lồng ngực)
+ Giới tính
+ Tình trạng sức khỏe, bệnh tật
+ Sự luyện tập
Hs rút ra kết luận
KL :Nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
 Hoạt động 2. trao đổi khí ở phổi và tế bào
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv giới thiệu tranh 21.3 hướng dẫn hs quan sát. 
Treo bảng 21. Nêu câu hỏi:
? Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?
Gv điều khiển hoạt động
Gv giới thiệu cơ chế khuyếch tán: Từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp
Treo tranh 21.4 
? Mô tả về sự khuếch tán của 02; C02?
Gv nhận xét, chốt kiến thức
Cá nhân đọc thông tin, xử lí thông tin qua bảng
Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày , lớp bổ sung
Nêu được:
. % C02 trong khí hít vào thấp, thở ra cao 
. % 02 trong khíhít vào cao, thở ra thấp 
. Hơi nước bão hòa trong khí thở ra được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy
Quan sát hình 21.4
Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. Các ý kiến khác bổ sung, góp ý
 Sự TĐC diễn ra theo cơ chế khuyếch tán
+ ở phổi
. 02 từ phế nang vào máu và liên kết với hồng cầu
. C02 từ máu vào phế nang
+ ở tế bào:
. 02 từ máu vào tế bào 
. C02 từ tế bào vào máu 
Hs tự hoàn thiện kiến thức vào vở
4.Củng cố
Gv yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập
Đánh dấu vào trước chữ cái câu trả lời đúng
1. Sự thông khí ở phổi do:
a) Lồng ngực nâng lên, hạ xuống
b) Cử động hô hấp hít vào, thở ra
c) Thay đổi thể tích lồng ngực
d) Cả a, b, c Đáp án: b
2. Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là:
a) Sự tiêu dùng 02 ở tế bào cơ thể
b) Sự thay đổi nồng độ các chất khí
c) Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuyếch tán
d) Cả a, b, c Đáp án: c
 Nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào mà không khí ở phổi thường xuyên được đổi mới ?
 Tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người?
Gọi 1 hs đọc kết luận chung cuối bài
5. Hướng dẫn về nhà
Hoàn thành bài tập sgk
Đọc em có biết
Sưu tầm các số liệu, tranh ảnh về hoạt động gây ô nhiễm không khí của con người và tác hại của nó
Các số liệu hình ảnh về những con người đã đạt được những thành tích cao trong rèn luyện hô hấp
Tiết 23: 
I. Mục tiêu. 
1, Kiến thức: 
+ Hs trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp
+ Giải thích cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách
+ Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏa mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí
2, Kỹ năng
 Rèn những kỹ năng:
. Vận dụng kiến thức vào thực tế 
. Hoạt động nhóm
3, Thái độ
. Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp 
. ‎ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị	
1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm
2. Đồ dùng dạy học: 
 Gv : Các số liệu, tranh ảnh....
 Bảng phụ: Bảng 22 sgk, Tóm tắt biện pháp và tác dụng nhằm bảo vệ...
 Phiếu học tập: Giải thích qua ví dụ
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 Tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người? 
 Bài tập 3 sgk 
3. Bài mới 
Tìm những ví dụ về tổn thương ở hệ hô hấp mà em biết?
Vậy nguyên nhân gây ra các hậu quả tai hại đó là gì?
Hoạt động 1. cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv treo bảng 22 lên bảng (Để trống mục 1)
Gọi 1 số học sinh lên bảng hoàn thành mục 1
Gv sử dụng tranh ảnh, tài liệu có được để hs tham khảo
Không khí có thể bị ô nhiểm và gây hại tới hoạt động hô hấp. Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp ?
Gv nhận xét, chốt đáp án và đưa ra một số vd thực tế
Vd: 1 xe ôtô du lịch thải ra trung bình 1 ngày 1kg khí C02, N0, anđêhít, S02, chì ....
-> Đều gây hại cho hệ hô hấp của người và động vật
Có khoảng 200 loại virút, vi khuẩn có thể gây bệnh
Trong số các bệnh nhân đến khám bác sĩ có đến > 25% mắc bệnh hô hấp
Gv yêu cầu hs
? Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Gv treo kết quả trên bảng phụ 2 để hs tự kiểm chứng, đánh giá câu trả lời của nhóm mình 
Hs đọc tìm hiểu thông tin hoàn thành bảng theo hướng dẫn của gv
Cá nhân trả lời câu hỏi hoạt động
Nêu được: 
Tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
. Bụi
. Các khí độc hại
. Các chất độc hại
. Các vi sinh vật gây bệnh
Thảo luận nhóm đề ra các biện pháp
Đại diện trình bày, các nhóm có ý‎ kiến bổ sung
Trồng nhiều cây xanh (hấp thụ CO2,bụi)
Đeo khẩu trang những nơi nhiều bụi bậm
Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đủ nắng gió...
Không hút thuốc lá, vận động mọi người không hút thuốc lá.
Không khạc nhổ bừa bãi
Hoạt động 2. cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv nêu câu hỏi hoạt động	
-Dung tích sống là gì ?
-Dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào ?
-Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách đều dặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng ?
Gv nhận xét, tóm tắt qua bảng phụ
Yêu cầu hs hoàn thành phiếu học tập
 giải thích qua ví dụ sau:
- Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí
+ Khí lưu thông/phút: 400ml x18 = .............
+ Khí vô ích ở khoảng chết:150ml x18 = ....
+ Khí hữu ích vào tới phế nang: ................
- Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600ml
+ Khí lưu thông/phút: 600ml x12 = .............
+ Khí vô ích ở khoảng chết:150ml x12 = ....
+ Khí hữu ích vào tới phế nang: .................
Gv nhận xét, chốt đáp án. Nêu câu hỏi
Vì sao thở sâu và giảm nhịp thở trong 1 phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?
Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh ?
Cá nhân đọc thông tin, xử lí thông tin
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi hoạt động
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi .
 Các nhóm khác bổ sung
. Dung tích sống là thể tích lớn nhất của không khí trong một cử động hô hấp của cơ thể
. Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn
. Mà dung tích phổi lại phụ thuộc vào dung tích của lồng ngực
. Dung tích lồng ngực lại phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn
=> ở độ tuổi phát triển, tập luyện thì khung xương sườn mở rộng. Sau tuổi đó thì không phát triển nữa
. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé
Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng phụ
1 đại diện nhóm hoàn thành, lớp bổ sung
Hs sinh dựa vào kết quả thảo luận trả lời
Nêu được 
Thở sâu làm tăng lượng khí hữu ích tới phế nang -> Thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp
Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên, đều đặn, từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.
4.Củng cố
Gv yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập
Phải làm gì để chúng ta được sống trong một bầu không khí trong lành với một hệ hô hấp khỏe mạnh?
? Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi bảo vệ phổi mà khi lao động, vệ sinh hay đi đường vẫn cần khẩu trang chống bụi?
? Hãy đánh dấu x vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất?
Hút thuốc lá gây những tác hại cho hệ hô hấp như sau:
a) Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí.
b) Có thể gây ung thư phổi.
c) Dễ mắc các bệnh về phổi
d) Cả a, b, c Đáp án: d
Gọi 1 hs đọc kết luận chung cuối bài
5. Hướng dẫn về nhà
	 Học bài cũ
 Hoàn thành bài tập 1,2,3 sgk
 Đọc em có biết
Tiết 24: 
I. Mục tiêu. 
. Hs cần phân biệt được các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo
. Thực hành các thao tác hô hấp nhân tạo
. Có ‎ý thức giúp đỡ cộng đồng khi gặp tình huống cần được hô hấp nhân tạo
II. Chuẩn bị	
1. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành , hoạt động nhóm
2. Đồ dùng dạy học : Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình 1, 2, 3 sgk. Bảng phụ bảng 23. Tranh ảnh sưu tầm các tình huống cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp. 
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Vì sao phải bảo vệ hệ hô hấp ?
Các biện phấp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ mạnh ?
3. Bài mới 
 Nếu cơ thể bị ngừng hô hấp đột ngột có thể dẫn tới hậu quả tai hại tới sức khỏe và mạng sống như thế nào?
Khi gặp những tình huống như vậy ta sẽ cấp cứu nạn nhân
Hoạt động 1. các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv yêu cầu học sinh thảo luận trả lời
? Có những tình huống nào cần được hô hấp nhân tạo mà em biết? Biểu hiện của những tình huống đó ? 
Gv treo bảng
Các tình huống
Biểu hiện
- Chết đuối
- Điện giật
- Bị lâm vào môi trường ô nhiễm hay thiếu khí
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên hoàn thành bảng
Gv nhận xét và chốt đáp án chuẩn
Hs nêu 1 số trướng hợp cần được hô hấp nhân tạo
Hs tìm hiểu thông tin. Thảo luận nhóm 
hoàn thành bảng theo hướng dẫn của gv
Cử đại diện lần lượt lên bảng điền vào ô trống
Các nhóm có ý‎ kiến bổ sung
Hs tự đánh giá kiến thức của nhóm
Hoạt động 2. thực hành cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv treo tranh 1, 2 hướng dẫn học sinh trình tự các bước tiến hành
? Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành như thế nào ?
Gv làm mẫu động tác. Nêu các chú ý
? Phương pháp ấn lồng ngực được tiến hành như thế nào ?
Gv làm mẫu động tác. 
Lưu ý: Cả 2 phương pháp đều tiến hành thông khí ở phổi nạn nhân 12 - 20 lần/phút. Lưu lượng khí trao đổi phải đạt ít nhất 200ml mới đạt hiệu quả
- Khi thao tác cho trẻ thì cần phải nhẹ nhàng hơn đề phòng rách phổi khi hà hơ

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_20_den_24.doc