Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 14: Bạch cầu. Miễn dịch - Năm học 2019-2020

C. LUYỆN TẬP (5 phút)

1. Mục đích

- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan đến thực tiễn

2. Nội dung

Vấn đề:

Câu 1: Chức năng chung của bạch cầu?

Câu 2: Bản chất của vắc xin?

3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

- Bạch cầu là hàng rào bên trong bảo vệ cơ thể thông qua các hoạt động: thực bào mầm bệnh, tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, phát biện và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.

- Vắc xin có bản chất là mầm bệnh bị làm yếu, làm chết. Khi tiêm vào cơ thể chúng kích thích các bạch cầu đáp ứng miễn dịch, sinh ra các tế bào nhớ có khả năng đáp ứng nhanh mạnh hơn nhiều lần nếu mầm bệnh có cơ hội xâm nhập lần sau.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 14: Bạch cầu. Miễn dịch - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: Tuần hoàn
Tiết 14: Chủ đề: Bạch cầu- Miễn dịch
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS nêu được Bạch cầu có 5 loại, tham gia bảo vệ cơ thể qua 3 hoạt động chủ yếu: thực bào, tiết kháng thể chống lại kháng nguyên, phát hiện và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh. 
- Nêu được khái niệm miễn dịch và các loại miễn dịch (khái niệm, phân loại, ví dụ). 
- Liên hệ thực tế giải thích: Vì sao nên tiêm phòng VẮC XIN.
2. Kỹ năng
- phân tích kênh hình, làm việc nhóm, nghiên cứu tài liệu.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ
- Nhận thức ý nghĩa việc sét nghiệm máu, việc tiêm phòng mở rộng hiện nay.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực quan sát và phân tích hình ảnh,
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
- Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Tranh vẽ 3 hoạt động của bạch cầu bảo vệ cơ thể
- Phiếu học tập.
- Tài liệu phát tay “Thông tin cơ bản về các tế bào máu”
Các tranh ảnh thông tin liên quan bài học
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài: tìm hiểu về hoạt động của bạch cầu, miễn dịch để hoàn thành phiếu học tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kết nối kiến thức mới- cũ
2. Nội dung
- GV chuẩn bị bộ câu hỏi gợi ý cho 10 từ định sẵn liên quan bài học trước.
10 học sinh lên bảng đọc câu gợi ý và gọi bạn trả lời.
Lật từng từ khi có câu trả lời đúng.
Tiết 14: Bạch cầu- Miễn dịch.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Học sinh lắng nghe và giơ tay giành quyền trả lời.
- Sau phần khởi động, trên bảng có 10 từ khóa liên quan các kiến thức của bài học trước về máu và môi trường trong cơ thể.
4. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia nhóm thi đua trong suốt tiết học.
- Giáo viên chọn 10 bạn mắt tinh, đọc tốt của lớp.
- GV yêu cầu 10 bạn lên bảng, chia cho mỗi bạn một tấm flash card có gắn số.
+ HS khác chọn số (từ 0 đến 9) để được nghe câu hỏi rồi đoán từ.
+ 10 bạn HS trên bảng, bạn nào mang số được chọn thì đọc to câu gợi ý được in nhỏ phía dưới flash card. Khi bạn đoán đúng thì lật flash card lên bảng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hỏi- đáp
- HS lật các cụm từ trên bảng
Bước 3. Thảo luận
- Gọi tên các thành phần(các cụm từ) đã được tìm hiểu cấu tạo, chức năng trong tiết học trước.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV: Nhận xét việc tham gia của học sinh. Số điểm của mỗi nhóm sau phần khởi động.
- GV kết luận:Tiếp theo hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động chức năng của một loại huyết cầu đó là Bạch cầu.
Tiết 14: Bạch cầu- Miễn dịch.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh tóm tắt được 3 hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu.
- Phân biệt được kháng nguyên, kháng thể và giải thích cơ chế tương tác kháng nguyên- kháng thể.
- Vận dụng giải thích bản chất vắc- xin và ý nghĩa việc tiêm phòng bằng vắc-xin.
2. Nội dung (trong cột nội dung)
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Phiếu học tập bài 14
- Khái niệm miễn dịch và phân biệt miễn dịch
4. Kỹ thuật tổ chức (trong cột hoạt động GV và HS)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu hoạt động bảo vệ cơ thể của các loại bạch cầu (10’)
  Bước 1: Giao nhiệm vụ
HS dựa vào thông tin tài liệu phát tay và sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà theo nội dung phiếu học tập bài 14.
Thống nhất cả nhóm để điền vào phiếu nhóm.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các thành viên so sánh bài đã chuẩn bị ở nhà. Thống nhất đáp án trong nhóm và điền phiếu nhóm.
 Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
nhóm báo cáo kết quả 
nhóm khác bổ sung, nhận xét.
 Bước 4: Đánh giá kết quả
- GV: nhận xét, đánh giá kết quả, bổ sung.
Qua theo dõi HS làm BT đánh giá việc chuẩn bị bài, hiệu quả hoạt động của nhóm.
Khả năng nhớ của các bạch cầu lympho B và T là cơ sở các biệp pháp tiêm chủng phòng bệnh.
I. Hoạt động của bạch cầu bảo vệ cơ thể:
1) Khái niệm
-  Kháng nguyên:
- Kháng thể:
- Cơ chế tương tác kháng nguyên- kháng thể: cơ chế chìa khóa- ổ khóa.
2)Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu
- Thực bào(BC trung tính, BC mono)
- Tiết kháng thể chống lại kháng nguyên(BC lympho B)
- Phát hiện và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh(BC lympho T) 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Nội dung 2: Khái niệm miễn dịch
        Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Kể tên các bệnh em được tiêm chủng từ nhỏ đến giờ và so sánh với việc tiêm chủng mở rộng của các em bé ngày nay? Vì sao tiêm vắc-xin lại giúp phòng bệnh?
        Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đã tìm thông ở nhà. So sánh với kết quả của bạn. Bổ sung vào bài của mình và chuẩn bị báo cáo.
Từ việc báo cáo của học sinh có khái niệm miễn dịch nhân tạo, miễn dịch rồi miễn dịch tự nhiên.
        Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
nhóm HS trình bày:
+ Nhóm HS đăng kí báo cáo.
+ Một trong 3 nhóm còn lại
Các nhóm khác nghe và nhận xét.
        Bước 4: Đánh giá kết quả
HS ghi tên các loại miễn dịch.
Qua phần trình bày, đánh giá hoạt động chuẩn bị bài và hiệu quả hoạt động nhóm.
II. Miễn dịch
C. LUYỆN TẬP (5 phút)
1. Mục đích
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan đến thực tiễn
2. Nội dung
Vấn đề:
Câu 1: Chức năng chung của bạch cầu?
Câu 2: Bản chất của vắc xin? 
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Bạch cầu là hàng rào bên trong bảo vệ cơ thể thông qua các hoạt động: thực bào mầm bệnh, tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, phát biện và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.
- Vắc xin có bản chất là mầm bệnh bị làm yếu, làm chết. Khi tiêm vào cơ thể chúng kích thích các bạch cầu đáp ứng miễn dịch, sinh ra các tế bào nhớ có khả năng đáp ứng nhanh mạnh hơn nhiều lần nếu mầm bệnh có cơ hội xâm nhập lần sau.
4. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
HS ghi câu hỏi: 1: Chức năng chung của bạch cầu?
 2: Bản chất của vắc xin? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ độc lập, căn cứ các thông tin đã tìm hiểu, kiến thức đã hình thành ở hoạt động 2 để trả lời vào vở.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả
Nhận xét khả năng bao quát bài học của học sinh thông qua phần luyện tập
- Bạch cầu là hàng rào bên trong bảo vệ cơ thể thông qua các hoạt động: thực bào mầm bệnh, tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, phát biện và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.
- Vắc xin có bản chất là mầm bệnh bị làm yếu, làm chết. Khi tiêm vào cơ thể chúng kích thích các bạch cầu đáp ứng miễn dịch, sinh ra các tế bào nhớ có khả năng đáp ứng nhanh mạnh hơn nhiều lần nếu mầm bệnh có cơ hội xâm nhập lần sau.
D. VẬN DỤNG (4 phút)
1. Mục đích
- Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên để vận dụng các vấn đề trong cuộc sống thông qua các kiến thức đã học
2. Nội dung
- Nêu một số ví dụ về miễn dịch ở người và vật. Học sinh phân loại miễn dịch .
- Khi cơ thể viêm nhiễm do bạch vi khuẩn số lượng, thành phần các bạch cầu có thay đổi không? 
 Xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm phổ biến để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Nếu cần thiết người ta tiến hành thêm các xét nghiệm về thành phần, hàm lượng các kháng thể trong máu giúp tìm nguyên nhân bệnh.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS đưa ra câu trả lời cho cả hai câu hỏi hoặc về nhà nghiên cứu tiếp với nhiệm vụ 2.
4. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho các ví dụ sau, hãy xác định mỗi ví dụ thuộc loại miễn dịch nào?
Miễn dịch 
Miễn dịch nhân tạo 
Miễn dịch bẩm sinh 
Miễn dịch tập nhiễm 
1. Người không bao giờ mắc bệnh toi gà 
2. Người mắc bệnh thủy đậu thì sau đó không bao giờ mắc bệnh này. 
3. Người bị chó cắn phải tiêm phòng dại để tránh bị bệnh dại từ chó. 
4. Khỉ mặt xanh ở Châu phi chung sống với virus HIV (SIV) mà không bị suy giảm miễn dịch (AIDS) 
5. Người mới khỏi bệnh cúm không mắc cúm cùng loại 
6. Người dẫm phải đinh nên đi tiêm phòng uốn ván để không mắc bệnh uốn ván. 
7. Trong dịch tả lợn Châu phi, người không mắc bệnh tả lợn. 
8. Ngày nay, các bé sơ sinh đã được tiêm phòng Viêm gan siêu vi B để không mắc bệnh này. 
9. Gà trong dịch lở mồm long móng của trâu bò nhưng không bị bệnh . 
Xét nghiệm công thức máu, thành phần kháng thể trong máu vì sao có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 HS suy nghĩ độc lập, vận dụng kiến thức trong bài để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả
HS, Gv cùng đánh giá.
IV. CHUẨN BỊ BÀI SAU:
Từ bao giờ con người biết truyền máu cứu người? Thế nào là truyền máu an toàn? 
Người ta có biện pháp gì để giúp cho máu không đông lại khi cắt tiết (ngan, lợn...) làm món tiết canh? 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_14_bach_cau_mien_dich_nam_hoc_20.docx