Giáo án Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Hồng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức,kĩ năng:

a, Kiến thức

- Biết được nguyên nhân gãy xương để tự phòng tránh.

- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay.

b. Kỹ năng:

- Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương.

- Làm việc hợp tác nhóm

- Khéo léo, chính xác khi băng bó

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực hs.

a, Các phẩm chất:

- Có ý thức bảo vệ xương khi lao động, vui chơi, giải trí đặc biệt khi tham gia giao thông.

b, Các năng lưc chung:

- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vến đề.

c. Các năng lực chuyên biệt.

-Năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:’

Các phương pháp kĩ thuật dạy học: - Phương pháp thực hành, hoạt động nhóm

+ Dụng cụ- 4 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m (hoặc vải sạch)

- 4 miếng gạc y tế (hoặc vải sạch 20x40cm)

2. Chuẩn bị của học sinh

 - 2 thanh nẹp dài 30- 40 cm, rộng 4- 5 cm, dày 0,6-1 cm (tre hoặc gỗ bào nhẵn).

- 4 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m (hoặc vải sạch)

- 4 miếng gạc y tế (hoặc vải sạch 20x40cm)

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc221 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Hồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- Chuyển hoá là gì? Chuyển hoá gồm các quá trình nào? Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống?
- Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hoá và dị hoá?
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
 NL sản sinh trong quá trình dị hoá được cơ thể sử dụng như thế nào?GV: Nhiệt được dị hoá giải phóng bù vào phần đã mất tức là thực hiện điều hoà thân nhiệt. Thân nhiệt là gì? Cơ thể có những biện pháp nào để điều hoà thân nhiệt?
Hoạt động 1: Thân nhiệt
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yc đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Thân nhiệt là gì?
ở người khoẻ mạnh, khi trời nóng và khi trời lạnh nhiệt độ cơ thể là bao nhiêu? Thay đổi như thế nào?
- Sự ổn định thân nhiệt do đâu?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Cá nhân HS nghiên cứu thông mục I SGK trang 105 trả lời các câu hỏi:
- Trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến.
- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Tiểu kết: Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định là 37oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
Hoạt động 2: Sự điều hoà thân nhiệt
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yc HS nc thông tin và trả lời câu hỏi:
- Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt?
- Nhiệt của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
- Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông rét da tái hoặc sởn gai ốc?
- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (oi bức) cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
- Từ những ý kiến trên, hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt?
- GV giảng giải thêm.
- HS dựa vào thông tin SGK thảo luận nhóm và nêu được:
+ Da và hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt.
+ Nhiệt thoát ra ngoài môi trường qua da để đảm bảo thân nhiệt ổn định.
+ Lao động nặng: toát mồ hôi, hô hấp mạnh, da mặt đỏ.
+ Mùa hè: Mạch máu dãn giúp toả bớt nhiệt qua da. Mùa đông: mạch máu co, sởn gai ốc giúp giảm bớt nhiệt qua da.
+ Ngày oi bức, mồ hôi khó bay hơi, sự toả nhiệt khó khăn làm cho người bức bối khó chịu.
- HS tự rút ra kết luận.
-HS đọc thông tin và nghe giảng.
*Tiểu kết: 1. Cơ chế qua da
- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong sự điều hoà thân nhiệt.
- Cơ chế: Bằng bức xạ nhiệt.
+ Khi trời nóng và khi lao động nặng mao mạch ở dưới da dãn ra giúp toả nhiệt nhanh, tăng tiết mồ hôi, giải phóng nhiệt cho cơ thể.
+ Khi trời rét mao mạch ở dưới da co lại, cơ chân lông co để giảm sự thoát nhiệt. Trời quá lạnh cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
2. Cơ chế qua hệ thần kinh: Vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà thân nhiệt: Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt của da đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Cơ chế: điều khiển, điều hòa sinh nhiệt, tỏa nhiệt.
Hoạt động 3: Phương pháp phòng chống nóng lạnh
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
- Mùa hè cần làm gì để chống nóng?
- Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là biện pháp phòng chống nóng lạnh?
- Việc xây dựng nhà, công sở cần lưu ý yếu tố nào để chống nóng, lạnh?
- HS liên hệ thực tế thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
*Tiểu kết: Chế độ ăn uống phù hợp với từng mùa.
- Mùa hè: đội mũ nón khi ra đường. Lao động, mồ hôi ra không nên tắm ngay, không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt mạnh quá.
- Mùa đông: giữ ấm cổ, tay chân, ngực.
- Rèn luyện TDTT hợp lí để tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
C.Hoạt động luyện tập, vận dụng.GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định? 
- Trình bày co chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh?
D. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.
- Học, trả lời câu hỏi SGK. Đọc “Em có biết”. Tìm hiểu vitamin và MK trong thức ăn.
Ngày soạn: 23/12/2018
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
8A
Tuần 17
8B
Tuần 17
BỎ TIẾT NÀY
Tiết 38 - CHỮA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, Kỹ năng
a. Kiến thức
 - HS hệ thống hóa được kiến thức và nắm chắc được các kiến thức đã học
b . Kĩ năng
- HS rèn luyện kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài kt. 
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực hs.
a, Các phẩm chất:
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân.
b, Các năng lưc chung:
- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vến đề.
c. Các năng lực chuyên biệt.
-Năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ
 1. GV. Đề và đáp án
 2. HS: Đề kt 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
III. ĐỀ KIỂM TRA
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2018-2019
Trắc nghiệm: 6 đ
Câu 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng trước câu trả lời đúng nhất
Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật:
 a. Có tư duy, tiếng nói, chữ viết b. Đẻ con và nuôi con bằng sữa
c. Biết chết tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích d. Cả a và c đúng
2. Xương gồm 2 thành phần chính:
a. Màng xương, mô xương cứng b. Mô xương cứng, mô xương xốp
c. Cốt giao và muối khoáng d. Mô xương cứng và cốt giao
3. Nơ ron là tên gọi của tế bào mô nào?
a. Mô thần kinh b. Mô mỡ c. Mô máu d. Mô liên kết
4. Chất khoáng trong xương có vai trò:
a. Tạo rắn chắc trong xương b. Tạo sự đàn hồi cho xương
c. Tạo sự mềm dẻo cho xương d. Cả a, b và c đúng
5. Máu gồm các thành phần cấu tạo:
a. Tế bào và nguyên sinh chất b. Huyết tương và Lipit
c. Huyết tương và các tế bào máu d. Nguyên sinh chất và hồng cầu
6. Máu màu đỏ do:
a. Hồng cầu chứa Hemoglobin (huyết sắc tố) b. Chứa tiểu cầu c. Chứa bạch cầu d. Chứa bạch huyết
7. Tim người gồm mấy ngăn:
a. 4 b. 2 c. 3 d. 5
8. Các tế bào máu gồm:
a. Hồng cầu b. Bạch cầu c. Tiểu cầu d. Cả a, b, c đúng
9. Trong quá trình đông máu có sự tham gia của tế bào nào là chủ yếu?
a. Bạch cầu b. Hồng cầu c. Bạch cầu trung tính d. Tiểu cầu
10. Enzim trong nước bọt có tên:
a. Amilaza b. Pepsin c. Lipaza d. Tripsin
Câu 2: Điền từ thích hợp vào dấu 3 chấm:
 * Các cơ quan trong ống tiêu hóa gồm:
Miệng, hầu, , dạ dày, ruột (.., ruột già ), hậu môn
 * Các tuyến tiêu hóa gồm: 
Tuyến, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ..........., tuyến.
Tự luận: 4đ
Câu 1. Trao đổi khí ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế nào? Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào? 1đ
Câu 2. Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thụ dinh dưỡng? 1 đ
Câu 3. Kể tên 3 bệnh phổ biến về gan. Nêu vai trò của gan trong quá trình tiêu hóa ở người? 1đ
Câu 4: Vì sao khi ăn cơm nhai kỹ lại thấy vị ngọt.
IV. ĐÁP ÁN 
A.Trắc nghiệm: 6 đ 
Câu 1: 2 đ. Mỗi ý đúng 0.4 đ
1d
2c
3a
4a
5c
6a
7a
8d
9d
10a
Câu 2: 1 đ. Mỗi ý đúng 0,4 đ
Thực quản, ruột non
Tuyến nước bọt, tuyến vị, ruột
Tự luận: 4 đ
Câu 1: 1 đ.Cơ chế: khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
Trao đổi khí ở phổi
O2 khuyếch tán từ phế nang đến máu
CO2 khuyếch tán từ máu tới phế nang
Trao đổi khí ở tế bào
O2 khuyếch tán từ máu tới tế bào
CO2 khuyếch tán từ tế bào vào máu
Câu 2: 1 đ.Đặc điểm chứng tỏ ruột non đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ dinh dưỡng:
Ruột non là nơi hấp thụ dinh dưỡng
Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ
Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
Có hệ thống lông ruột cực nhỏ phân bố dày đặc
Có hệ thống mao mạch máu và bạch huyết dày đặc ( cả ở lông ruột )
Ruột dài: 2,8 – 3m
Tổng diện tích bề mặt: 400 – 500 mét vuông
Câu 3: 1 đ.3 bệnh về gan: ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
Vai trò của gan:
+ Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu luôn ổn định
+ Khử độc
Câu 4: 1 đ.Nhai cơm trong miệng lâu, cảm thấy trong miệng có vị ngọt vì trong tuyến nước bọt ở khoang miệng có enzim tiêu hóa Amilaza, có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường mantozo.
Ngày soạn: 1/1/2019
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
8A
Tuần 19
8B
Tuần 19
Tiết 39 - BÀI 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức 
- HS trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng 
- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn 
2.Kĩ năng :-Rèn kĩ năng phân tích quan sát 
-Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống 
3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực hs.
a, Các phẩm chất:
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân.
b, Các năng lưc chung:
- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vến đề.
c. Các năng lực chuyên biệt.
-Năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên + Dự kiến phương pháp kĩ thuận cần hướng tới: Vấn đáp tìm tòi, trực quan, hoạt động nhóm
+ Đồ dùng:-Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng 
-Tranh trẻ em còi xương do bị thiếu vitamin D, bướu cổ do thiếu iôt
2. Học sinh :- Đọc, nghiên cứu và soạn bài trước vào vở soạn bài.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động.
-Thân nhiệt là gì ? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định 
-Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng lạnh 
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
 * Giới thiệu bài mới : ? Kể tên các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể? Vai trò của các chất đó?GV: Vitamin và muối khoáng không tạo năng lượng cho cơ thể, vậy nó có vai trò gì với cơ thể?
Hoạt động 1: Vitamin
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu đọc thông tin mục I SGK và hoàn thành bài tập SGK:
- GV nhận xét đưa ra kết quả đúng.
- Yêu cầu HS đọc tiếp thông tin mục I SGK để trả lời câu hỏi:
- Vitamin là gì? nó có vai trò gì đối với cơ thể?
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số vitamin
- GV lưu ý HS: vitamin D duy nhất được tổng hợp trong cơ thể dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời từ chất egôstêrin có ở da. Mùa hè cơ thể tổng hợp vitamin D dư thừa sẽ tích luỹ ở gan.
- Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để có đủ vitamin?
- Lưu ý HS: 2 nhóm vitamin tan trong dầu tan trong nước => cần chế biến thức ăn cho phù hợp.
- Cá nhân HS nghiên cứu thông mục I SGK cùng với vốn hiểu biết của mình, hoàn thành bài tập theo nhóm.
- HS trình bày kết quả nhận xét:- kết quả đúng :1,3,5,6 
- HS dựa vào kết quả bài tập :
+ Thông tin đẻ trả lời kết luận
- HS nghiên cứu bảng 34.1 để nhận thấy vai trò của một số vitamin.
- HS trả lời
*Tiểu kết: Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng rất cần thiết.
+ Vitamin tham gia thành phần cấu trúc của nhiều enzim khác nhau => đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn.
- Có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước.
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Hoạt động 2: Muối khoáng
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.2 và trả lời câu hỏi:
- Muối khoáng có vai trò gì với cơ thể?
- Vì sao thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
- Vì sao nhà nước vận động nhân dân dùng muối iốt?
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để bảo đảm đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
- HS dựa vào thông tin SGK + bảng 34.2, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương vì cơ thể chỉ hấp thụ Ca khi có mặt vitamin D. Vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hoá Ca và P tạo xương.
+ Sử dụng muối iốt để phòng tránh bướu cổ.
* Tiểu kết: Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần:
+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa và rau quả tươi)
+ Cung cấp muối hoặc nước chấm vừa phải, nên dùng muối iốt.
+ Trẻ em cần tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm...) 
+ Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.
C. Hoạt động luyện tập, vận dụng
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK – Tr 110.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập 3,4. Đọc “Em có biết”.
Câu 3: Trong tro của cỏ tranh có 1 số muối khoáng, tuy không nhiều, chủ yếu là muối K, vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế muối ăn hàng ngày.
Câu 4: Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hoá vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khoẻ mạnh.
Ngày soạn: 1/9/2019
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
8A
Tuần 20
8B
Tuần 20
Tiết 40 - BÀI 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG
NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức 
- HS trình bày được nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng.
2.Kĩ năng 
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình 
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống 
3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực hs.
a, Các phẩm chất:
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân.
b, Các năng lưc chung:
- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vến đề.
c. Các năng lực chuyên biệt.
-Năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên :+ Dự kiến phương pháp kĩ thuật cần hướng tới:Thực hành, trực quan, vấn đáp, tìm tòi, thảo luận nhòm
+ Đồ dùng: - Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính 
-Tranh tháp dinh dưỡng 
-Bảng phụ ghi giá trị dinh dưỡng của của một số loại thức ăn 
2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà. 
III. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động.
 Kiểm tra bài cũ
-Vitamin có vai trò gì với hoạt động sinh lí của cơ thể ?
-Kể những điều em biết về vitamin va vai trò của các loại vitamin đó ?
-Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắc cho các bà mẹ khi mang thai ?
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
 * Giới thiệu bài mới : Các chất dinh dưỡng (thức ăn ) cung cấp cho cơ thể hàng ngày theo các tiêu chuẩn qui định gọi là tiêu chuẩn ăn uống . Vậy dựa trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí ?Đó là điều chúng ta cần tìm hiếu ở bài này .
Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc bảng mục I:+ Đọc bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 
(Tr - 120) và trả lời câu hỏi :
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? 
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV tổng kết lại nội dung thảo luận.
- Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? 
- HS tự thu nhận thông tin => thảo luận nhóm, nêu được:
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì ngoài năng lượng tiêu hao do các hoạt động còn cần tích luỹ cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sư vận động cơ thể ít.
- HS tự tìm hiểu và rút ra kết luận.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
+ Các nước đang phát triển chất lượng cuộc sông thấp => trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao.
*Tiểu kết: 
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Lứa tuổi: trẻ em > người già.
+ Giới tính : nam > nữ
+ Trạng thái sinh lí: Người kích thước lớn nhu cầu dd > người có kích thước nhỏ.
Người ốm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn người khoẻ.
+ Dạng hoạt động lao động : Lao động nặng > lao động nhẹ
Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện như thế nào?
- GV treo tranh các nhóm thực phẩm – Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
Loại thực phẩm
Tên thực phẩm
+ Giàu Gluxít
+ Giàu prôtêin 
+ Giàu lipit 
+ Nhiều vitamin và muối khoáng 
- GVnhận xét
- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
- Nghiên cứu bảng và trả lời 
Nhận xét và rút ra kết luận 
- HS dựa vào vốn hiểu biết quan sát tranh và thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm trình bày, bổ sung => đáp án chuẩn.
+ Tỉ lệ các loại chất trong thực phẩm không giống nhau => phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ chất cho cơ thể => KL.
*Tiểu kết: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện :
+ Thành phần các chất hữu cơ. 
+ Năng lượng chứa trong nó.
- Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể	
Hoạt động 3: Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
?-Khẩu phần là gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận :
- Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau quả tươi?
- Để xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên căn cứ nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- Vì sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và nêu được :
+ Người mới ốm khỏi cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường phục hồi sức khoẻ.
+ Tăng cường vitamin, tăng cường chất xơ để dễ tiêu hoá.
HS rút ra kết luận.
- Họ dùng sản phẩm từ thực vật như : đậu, vừng, lạc chứa nhiều prôtêin, lipít
*Tiểu kết: 
- Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.
- Nguyên tắc lập khẩu phần :
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng vitamin .
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
C. Hoạt động luyện tập, vận dụng
- Câu hỏi SGK.
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Xem trước bài 37, kẻ sẵn bảng vào giấy.
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 7/1/2019
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
8A
Tuần 20
8B
Tuần 20
Tiết 41 - BÀI 37 : THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức 
- HS nắm vững được các bước thành lập khẩu phần 
- Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu 
- Biết cách tự xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân 
2.Kĩ năng : Lập được khẩu phần ăn hằng ngày.
3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực hs.
a, Các phẩm chất:Có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân.
b, Các năng lưc chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vến đề.
c. Các năng lực chuyên biệt.Năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên :+ Dự kiến phương pháp kĩ năng cần hướng tới: - Thực hành, hoạt động nhóm, vấn đáp tìm tòi
+ Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1,2,3. Bảng phụ ghi nội dung đáp án 2,3 
2. Học sinh : Kẻ bảng 2,3 
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động.
 Kiểm tra bài cũ: 
-Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tuỳ người ? Cho một vài ví dụ cụ thể ?
-Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng ?Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình ?
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức mới.
 Giới thiệu bài mới : Khẩu phần là gì ? Nêu nguyên tắc lập khẩu phần ?
Vậy hãy vận dụng những hiểu biết để đánh giá và tập xây dựng khẩu phần một cách hợp lí cho bản thân.
Hoạt động 1:Hướng dẫn phương p

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020_tran_thi_hong.doc