Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trượng Nữ Huyền Uyên

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức

 Học sinh:

- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân .

- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất tế bào và nhân

- Phân biệt được điểm khác nhau của mô: biểu bì, cơ, liên kết .

2.Kỹ năng

Rèn kỹ năng: sử dụng kính hiển vi, mổ tách tế bào.

3.Thái độ

- Giáo dục ý thức nghiêm túc, bảo vệ máy, vệ sinh phòng học sau khi làm.

- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.

 Trọng tâm

- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất tế bào và nhân

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, biết sử dụng kính hiển vi để quan sát và làm tiêu bản để quan sát, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kính hiển vi, lam kính, lamen, bộ đồ mổ, khăn lau, giấy thấm.

- Vật thật: Ếch đồng hoặc bắp thịt ở chân giò lợn.

- Dung dịch sinh lí 0,65% NaCl , ống hút dung dịch axit axetic 1%. Bộ tiêu bản động vật.

2. Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: ếch hoặc thịt lợn tươi.

III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: không

 

doc81 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trượng Nữ Huyền Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắp cơ của chúng ta cấu tạo như thế nào?
+Sự co cơ có ý nghĩa gì cho cơ thể?
+Vì sao có người bị chuột rút khi chạy hoặc bơi?
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
* Mục tiêu: Mô tả cấu tạo của một bắp cơ 
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và phân tích hình và trả lời câu hỏi.
* Tiến hành:
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV giới thiệu tranh H9.1 sgk và nêu câu hỏi:
+Bắp cơ có cấu tạo như thế nào?
+TB cơ có cấu tạo như thế nào?
+Tại sao tế bào cơ có vân ngang?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
* Tiểu kết:
-1. Bắp cơ:
- Có 2 đầu thon có gân bám vào xương qua khớp, phần bụng phình to (bụng cơ )
- Mỗi bắp cơ có nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.
2. Tế bào cơ: (SGK)
- Gồm nhiều tơ cơ, có 2 loại tơ cơ: tơ cơ dày và tơ cơ mảnh.
- Sự sắp xếp của các tơ cơ xen kẽ theo chiều dọc làm tế bào cơ có vân ngang.
Hoạt động 2: Tính chất của cơ
* Mục tiêu: Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và phân tích hình, nhận biết kiến thức. Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
* Tiến hành:
 GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
-GV giới thiệu TN/32SGK và Hình 9.2-9.3 GV nêu mô tả TN.
- GV yêu cầu:
+Giải thích cơ chế của sự co cơ ở ếch?
+Giải thích cơ chế co cơ (TK) ở phản xạ đầu gối?
+Tại sao khi cơ co bắp cơ bị ngắn lại?
+Tại sao người bị liệt cơ không co được?
+Khi chuột rút ở chân ở bắp cơ cứng lại đó có phải là co cơ không?
+Rút ra tính chất của cơ?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
* Tiểu kết:
-Tính chất của cơ là co và dãn.
-Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của hoạt động co cơ
* Mục tiêu: Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Năng lực: Hình thành năng lực quan sát tranh và phân tích hình, nhận biết kiến thức. Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
* Tiến hành:
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
-GV giới thiệu Hình 9.4 yêu cầu:
+Co cơ có tác dụng gì?
+Phân tích sự phối hợp hoạt động co dãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp)và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay như thế nào?
+Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
* Tiểu kết:
- Cơ co giúp xương cử động làm cơ thể vận động lao động, di chuyển .
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
* Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Tiến hành:
1. Cấu trúc nào dưới đây có kích thước lớn nhất?
a. Tơ cơ b. Bắp cơ c. Bó cơ d. Sợi cơ ( b )
2. Số lượng cơ của cơ thể người khoảng:
a. 200 b. 300 c. 400 d. 600 ( d )
3. Tế bào cơ là tên gọi của:
a. tơ cơ b. bắp cơ c. bó cơ d. sợi cơ ( d )
4. Khi cơ co, bắp cơ ngắn lại và to bề ngang là do:
(1) Một đầu cơ co và một đầu cơ cố định
(2) Các tơ mảnh xuyên sâu vào vùng tơ cơ dày→ vân tối ngắn lại 
(3) Vân tối dày lên
a. (1), (3)	b. (2), (3)	
c. (2)	d. (1)	(b)
5. Vận động viên bóng chuyền thường xuyên tập luyện động tác đập bóng sẽ giúp phát triển cơ nào?
a. Cơ bắp tay	b. Cơ bắp chân
c. Cơ ngực	d. Cơ bụng.
6. Để cơ bắp tay phát triển thì nên tham gia môn thể thao nào?
a. Bóng chuyền	b. Đá bóng
c. Chạy bộ	d. Nhảy dây.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập. Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Tiến hành:
GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
+Giải thích hiện tượng chuột rút?
+ Để tránh hiện tượng chuột rút ta nên làm gì?
- Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau.
- GV phân tích câu trả lời của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài.
- Nghiên cứu bài mới: “ Hoạt động của cơ ” và làm các b.tập ở trong Vở b.tập s.học 8. 
TUẦN 5
Tiết 10:
Ngày soạn :16/09/2019
Ngày dạy : 21/09/2019
Bài 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: Học sinh: 
- Chứng minh được cơ sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ 
- Nêu được lợi ích của việc luyện tập cơ, từ đó vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức để bảo vệ và rèn luyện cơ. 
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích hình
- Phát triển kĩ năng lắp đặt thí nghiệm đơn giản
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu hoạt động của cơ, xác định nguyên nhân mỏi cơ và đề biện pháp chống mỏi cơ
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng đặc mục tiêu: rèn luyện TDTT để tăng cường hoạt động của cơ
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: xác định nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh hệ cơ.
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
	Trọng tâm
- Hoạt động của cơ, xác định nguyên nhân mỏi cơ và đề biện pháp chống mỏi cơ
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát và phân tích hình, nhận biết kiến thức. Lắp đặt thí nghiệm đơn giản. Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:	
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 10 SGK.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài.
III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
GV nhận xét và ghi điểm
* Đáp án và biểu điểm:
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài (4đ)
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh, bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ (6đ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
* Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Vì sao khi đi bộ hoặc chạy xa không được nghỉ ngơi ta lại thấy mỏi?
- Vì sao khi ta tập luyện nhiều thì chạy sẽ được xa hơn?
- Vì sao khi ta luyện tập nhiều thì bắp cơ sẽ to hơn?
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Công của cơ
* Mục tiêu: Chứng minh được cơ sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Năng lực: Hình thành năng lực quan sát, trả lời câu hỏi, nhận biết kiến thức. Làm việc theo cặp, vận dụng vào cuộc sống.
* Tiến hành:
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- Gv cho các nhóm thảo luận để thực hiện câu hỏi lệnh điền từ ở SGK.
- Đồng thời GV cho công thức tính công: A=F*s.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
+ Nhận xét gì về sự liên quan giữa cơ,lực và co cơ? 
+ Yếu tố nào trực tiếp, gián tiếp sinh công?
+ Công phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Khi nào A=0?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
* Tiểu kết:
- Cơ co tạo ra một lực ( F) để sinh công (A)
- Công của cơ phụ thuộc vào: khối lượng vật, nhịp co cơ, trạng thái thần kinh
- Công thức tính công của cơ:
A=F.s
Hoạt động 2: Sự mỏi cơ
* Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và phân tích hình, nhận biết kiến thức. Lắp đặt thí nghiệm đơn giản. Làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
* Tiến hành:
-- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV nêu vấn đề :
- Em đã bao giờ bị mỏi cơ chưa ? Nếu bị thì có hiện tượng như thế nào?
- Để tìm hiểu mỏi cơ, GV mời đại diện 2 nhóm thực hiện thí nghiệm ở SGK và H.10, bảng 10 :
* TN tiến hành 2 lần /1 HS :
+ Lần 1 : Co ngón tay nhịp nhàng với quả cân 500 g, đếm xem cơ co được bao nhiêu lần thì mỏi?
+ Lần 2 : "Cũng với quả cân đó, co với tốc độ nhanh tối đa, đếm xem cơ co được bao nhiêu lần thì mỏi và có những biến đổi gì về biên độ co cơ?
- Từ bảng 10 em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công của cơ sản ra lớn nhất ?
* Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài ?
- Khi biên độ co cơ giảm đến ngừng, em sẽ gọi là gì ?
- GV yêu cầu:
+ Nhóm 1, 2, 3, 4thảo luận tìm ra nguyên nhân mỏi cơ?
+ Nhóm 5,6,7,8 thảo luận biện pháp chống mỏi cơ? 
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
* Tiểu kết:
* Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu làm biên độ co cơ giảm dẫn đến ngừng.
1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ :
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu.
- Năng lượng cung cấp ít.
- Sản phẩm tạo ra là a xít lác tíc tích tụ, đầu độc cơ làm mỏi cơ.
2. Biện pháp chống mỏi cơ :
- Hít thở sâu.
- Xoa bóp cơ, uống nước đường.
- Cần có thời gian lao động, học tập nghỉ ngơi hợp lí.
Hoạt động 3: Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ
* Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc luyện tập cơ, từ đó vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức để bảo vệ và rèn luyện cơ. 
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Năng lực: Hình thành năng lực làm việc theo cặp trả lời câu hỏi và vận dụng vào cuộc sống.
* Tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
+Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập?
+Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn đến kết quả gì đối với hệ cơ?
+Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt?
+Liên hệ bản thân : Em có hình thức rèn luyện nào chưa? Hiệu quả như thế nào?
+Ý nghĩa của việc thường xuyên rèn luyện cơ?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
* Tiểu kết:
- Thường xuyên luyện tập TDTT vừa sức dẫn tới :
 + Tăng thể tích cơ (cơ phát triển)
 + Tăng lực co cơ® hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp có hiệu quả
® tinh thần sảng khoái 
® Lao động cho năng suất cao. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
* Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Tiến hành:
Cho HS chơi trò chơi SGK
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập. Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Tiến hành:
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Công của cơ sinh ra khi nào?
- Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?
- Sự mỏi cơ là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi cơ?
- Khi cơ bị mỏi cần phải làm gì để hết mỏi?
- Khả năng co cơ phụ thuộc vào những y/tố nào?
- Nhữn hoạt động nào được coi là luyện tập cơ?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm VBT.
- Đọc mục " Em có biết".
- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu sự tiến hóa của hệ vận động.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 6
Tiết 11:
Ngày soạn :21/09/2019
Ngày dạy : 23/09/2019
Bài 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG –
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: Học sinh: 
- So sánh bộ xương và hệ cơ người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo ( có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới) 
- Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. 
- Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống của HS 
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp. tư duy lô gíc.
- Nhận biết kiến thức qua hình. Vận dụng lý thuyết vào thực tế. Hoạt động nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGk, quan sát tranh, ảnh để tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động ở người so với thú.
- Kĩ năng so sánh phân biệt khái quát khi tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi xác định cách luyện tập thể thao, lao động vừa sác, kĩ năng ra quyết định khi xác định thói quen rèn luyện thể thao thường xuyên, lao động vừa sức, làm việc đúng tư thế.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối.
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
	Trọng tâm
 So sánh bộ xương và hệ cơ người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo ( có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới) 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát và phân tích hình, nhận biết kiến thức. Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:	
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to H 11.1 đến 11.5 SGK.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài, kẻ bảng 11 vào vở.
III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Mỏi cơ là gì? Nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp rèn luyện cơ ?
GV nhận xét và ghi điểm
* Đáp án và biểu điểm:
- Là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu,biên độ co cơ giảm ngừng. (2đ)
- Mỏi cơ do thiếu năng lượng, thiếu oxi, nhiều CO2, axitlactic ứ đọng trong cơ sẽ đầu độc cơ cơ co rút yếu (mỏi cơ) . (2đ)
=> Biện pháp chống mỏi cơ: nghỉ ngơi và xoa bóp. (2đ)
- Luyện tập TDTT vừa sức, làm việc, lao động hợp lí. (2đ)
- Tăng thể tích cơ (hệ cơ phát triển), tăng lực co cơ hệ cơ quan: hoạt động có hiệu quả tinh thần sảng khoáilao động năng suất cao. (2đ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
* Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Dự đoán xương và cơ của người khác thú như thế nào?
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú
* Mục tiêu: So sánh bộ xương và hệ cơ người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo ( có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới) 
* Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
* Năng lực: Hình thành năng lực quan sát và phân tích, thảo luận nhóm, so sánh để hoàn thành bảng.
* Tiến hành:
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
Gv: yc quan sát hình 11.1 →11.3/ SGK, kết hợp nghiên cứu thông tin và quan sát mô hình bộ xương người, bộ xương thú. Thảo luận nhóm (5'), hoàn thành BT mụclệnh /SGK .37
(?)Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?
(?)Em có nhận xét gì về cấu tạo của bộ xương người?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
* Tiểu kết:
- Bộ xương người có nhiều đặc điểm tiến hóa thích nghi với tư t

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truong_nu.doc