Giáo án Sinh học lớp 8: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

1. Các nhóm quan sát tranh “ Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu”, hoàn thành bài tập trắc nghiệm: 3’

1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:

a. Thận, cầu thận, bóng đái.

b. Thận, ống thận, bóng đái.

c. Thận, bóng đái, ống đái.

d. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

 

docx7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 8: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn 10 / 1 /2015.
Người soạn : Nguyễn Ngọc Tuyến .
Đơn vị: Trường THCS Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội.
BÀI GIẢNG: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức .
 - HS hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.
 - Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ ( mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
 2. Kĩ năng .
 - Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
 - KNS: tư duy sáng tạo, thể hiện sự tự tin.
 3. Thái độ.
 - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết.
II. Bài mới:
STT
Nội dung
Hướng dẫn tiến hành hoạt động
Tài liệu
Thời gian
1
Khởi động
1. Chơi trò chơi: “ Chim bay, Bò không bay “.
- Hình thức phạt: Nhảy lò cò một chân xung quanh lớp học.
Lời khuyên cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời:
-Người hướng dẫn gọi tên một con vật hoặc một đồ vật bất kì, đồng thời làm động tác bay.
-Học sinh thực hiện động tác bay ( nếu con vật đó biết bay) hoặc đứng in ( Nếu con vật hoặc đồ vật đó không biết bay ).
6’
2
Bài tiết.
Hoạt động nhóm.
Thuyết trình nêu vấn đề.
1. Chiếu hình ảnh một phần cơ thể với hình ảnh các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh trên gợi cho em về hệ cơ quan nào của cơ thể? Vì sao? 2’
2. Dẫn vào chương và bài học. 1’
3. Người hướng dẫn nêu nhiệm vụ cần nghiên cứu trong bài: Nghiên cứu hoạt động bài tiết và nghiên cứu các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.
4. Người hướng dẫn chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm bảng phụ số 1, bút dạ. 1’
 5. Hoat động nhóm: Thảo luận hoàn thành bảng phụ số 1. 3’
6. Các nhóm dán bảng phụ lên bảng . 1’
7. Đại diện một nhóm trình bày kết quả của nhóm.1’
8. Chấm điểm các nhóm. 1’
9.Người hướng dẫn thuyết trình theo sơ đồ sau:1’
10. Người hướng dẫn đặt câu hỏi: Hoạt động bài tiết là gì?1’
10.Người hướng dẫn cho học sinh hát một bài và truyền tay nhau quả bóng tennis. Người hướng dẫn cho dừng bất kì lúc nào và người cầm bóng tennis sẽ trả lời một câu hỏi, không trả lời chính xác câu hỏi thì người khác có thể giơ tay xin trả lời: 4’
? Trong các hoạt động bài tiết các chất hòa tan trong máu thì bài tiết nước tiểu lại đóng vai trò quan trọng?
?Khi sự bài tiết bị trì trệ bởi một lí do nào đó thì cơ thể sẽ như thế nào? Vì Sao?
?Vậy bài tiết có vai trò như thế nào?
11. Người hướng dẫn tổng kết.1’
Lời khuyên cho người hướng dẫn / Gợi ý câu trả lời:
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
Sản phẩm thải chủ yếu và cơ quan thực hiện bài tiết:
Sản phẩm thải chủ yếu.
Cơ quan bài tiết chủ yếu.
CO2
Phổi
Nước tiểu
Thận
Mồ hôi
Da
Câu 2: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
- Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã , chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngòa cơ thể.
- Bài tiết nước tiểu là hoạt động quan trọng. Vì nó chiếm 90% .
- Khi sự bài tiết bị trì trệ, các chất như ure, axit uric, CO2tích tụ trong máu gây ngộ độc cơ thể. Cơ thể sẽ đau đầu , chóng mặt, thậm chí hôn mê và chết.
- Bài tiết có vai trò giúp ổn định môi trường trong cơ thể.
Bóng tennis, bút dạ, bảng phụ. 
17’
3
Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
Hoạt động nhóm.
Thuyết trình.
1. Các nhóm quan sát tranh “ Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu”, hoàn thành bài tập trắc nghiệm: 3’
1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
a. Thận, cầu thận, bóng đái.
b. Thận, ống thận, bóng đái.
c. Thận, bóng đái, ống đái.
d. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái 
2. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
a. Thận. 
b. Ống dẫn nước tiểu.
c. Bóng đái. 
d. Ống đái.
3. Cấu tạo của thận gồm:
a. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận, ống dẫn nước tiểu.
b. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận.
c. Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng, bể thận.
d. Phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
4. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
a. Cầu thận, nang cầu thận.
b. Nang cầu thận, ống thận.
c. Cầu thận, ống thận.
d. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận
2. Các nhóm lên ghi kết quả.
3. Đại diện một nhóm trình bày kết quả.
? Tại sao Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu?
4. Đại diện nhóm 1trình bày kết quả. 2’
5. Người hướng dẫn thông báo đáp án, chấm điểm.1’
6. Người hướng dẫn sử dụng file power point – Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu. ppt- cho học sinh quan sát và gọi đại diện các nhóm còn lại xác định trên hình: 5’
- Nhóm 2: Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu:
-Nhóm 3:Các phần của thận:
- Nhóm 4: Các phần trong cấc tạo một đơn vị chức năng của thận:
5. Người hướng dẫn tổng kết. 2’
Lời khuyên cho người hướng dẫn / Gợi ý câu trả lời:
-Đáp án câu hỏi trắc nghiệm: 1-d; 2-a; 3-d; 4-d.
Bút chỉ
12’
4
Chơi trò chơi giải ô chữ.
Trò chơi ô chữ: 10’
Luật chơi: -Người hướng dẫn tung bóng tennis, bóng chạm vào ai sẽ được quyền chọn ô chữ và trả lời câu hỏi. Trả lời không đúng đáp án, người khác được quyền trả lời. 
 -Khi một ô hàng ngang được mở thì có thể mở “từ khóa”.
 - Người có đáp án đúng được 10đ.
1
2
3
4
5
6
7
Từ khóa
Câu hỏi trò chơi ô chữ:
Câu 1: Gồm 6 chữ cái. Là nơi dự chữ nước tiểu trước khi đổ vào ống dẫn nước tiểu.
Câu 2: Gồm 9 chữ cái. Tên gọi khác của bóng đái.
Câu 3: Gồm 4 chữ cái. Cơ quan bài tiết khí cacbonic của cơ thể người.
Câu 4: Gồm 4 chữ cái. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu.
Câu 5: Gồm 5 chữ cái. Sản phẩm bài tiết của da.
Câu 6: Gồm 3 chữ cái. Chất thải có mặt nhiều nhất trong nước tiểu.
Câu 7: Gồm 8 chữ cái. Sản phẩm bài tiết của thận.
Đáp án:
Câu 1: Bể thận.
Câu 2: Bàng quang.
Câu 3: Phổi.
Câu 4: Thận.
Câu 5: Mồ hôi.
Câu 6: Urê.
Câu 7: Nước tiểu.
Từ khóa: Bài tiết.
Bóng tennis
10’
TỔNG THỜI GIAN: 45’
TÀI LIỆU PHÁT TAY : Bảng phụ:
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
Sản phẩm thải chủ yếu và cơ quan thực hiện bài tiết:
Sản phẩm thải chủ yếu.
Cơ quan bài tiết chủ yếu.
Câu 2: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

File đính kèm:

  • docxBBBBBBBB_Bai_tiet_va_cau_toa_20150726_121557.docx