Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh

Nội dung

II. Noron – đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

1. Cấu tạo

-Cấu tạo một nơron gồm:

 +Thân: chứa nhân.

 +Các sợi nhánh:ở quanh thân.

 +Một sợi trục dài có bao

Mielin,tận cùng có cúc xinap

+Thân và sợi nhánh tạo nên chất xám

+Sợi trục:tạo nên chất trắng; dây thần kinh.

2. Chức năng

- Cảm ứng

-Dẫn truyền xung thần kinh.

II. Các bộ phận của hệ thần kinh

1. Cấu tạo

- Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.

+ Bộ phận trung ương: Não bộ và tủy sống.

+Bộ phận ngoại biên: Dây thần kinh và hạch thần kinh.

2. Chức năng

- Hệ thần kinh gồm hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

+ Hệ thần kinh vận động : điều hòa hoạt động của cơ vân, cơ xương. Là hoạt động có ý thức

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng : điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Là hoạt động không có ý thức

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
BÀI 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
-Trình bày được cấu tạo và chức năng của noron, đồng thời xác định noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
-Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh 
-Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh sưỡng 
2. Kĩ năng	
-Rèn kĩ năng quan sát và phân tích hình ảnh.
-Kĩ năng tự nghiên cứu thông tin.
-Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
-Giáo dục ý thức bảo vệ hệ thần kinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Tranh phóng to H43.1,2 SGK
-HS: Học bài cũ, đọc trước bài 43
III. PHƯƠNG PHÁP
-Phương pháp diễn giảng, trực quan
-Phương pháp vấn đáp
-Phương pháp thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức(1p)
2. Kiểm tra bài cũ(5p)
Câu hỏi: Em hãy nêu biện pháp giữ gìn vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó 
3. Bài mới (2p)
Mở bài: GV nêu vấn đề dẫn dắt HS vào bài mới
-GV hỏi: Khi chạy xe đạp thì những cơ quan nào phải hoạt động ? 
+HS có thể trả lời ngay:Mắt nhìn , tai nghe, chân đạp,tay điều khiển
-GV nhận xét và kết luận: những hoạt động (mắt nhìn ,tai nghe, chân đạp)đó là do sự phối hợp hoạt động của các cơ quan của cơ thể .
-GV hỏi:Em có kết luận gì về vai trò (chức năng) của hệ thần kinh?
 ( HS dựa và kiến thức đã học trong chương I, II )
+Điều khiển, điều hòa ,phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một khối thống nhất à Cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường .
GV vào bài với câu hỏi dẫn: Hệ thần kinh có cấu tạo và chức năng như thế nào để thực hiện được các chức năng đó? 
Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu
 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
Hoạt động 1:Noron –đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. (12p)
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của một nơron điển hình và chức năng của nơron
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi
+ Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh?
-GV treo tranh câm H 43.1 yêu cầu HS lên bảng chỉ chú thích và cùng với kiến thức đã học ở bài 6 ->Mô tả cấu tạo của noron điển hình ? 
-GV treo tranh phóng to H43.1
->gọi 1 vài HS trình bày trên tranh 
-GV nhận xét, bổ sung và chỉ lại trên hình giúp HS hoàn thiện kiến thức về cấu tạo của noron.
- Từ kiến thức đã học hãy nêu chức năng của nơron?
-GV nhận xét, kết luận
- Cho HS quan sát tranh để thấy chiều dẫn truyền xung thần kinh của nơron.
- GV bổ sung: dựa vào chức năng dẫn truyền, nơron được chia thành 3 loại
-GV nhận xét, chốt kiến thức 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ thần kinh (16p)
Mục tiêu:Hiểu được cách phân chia hệ thần kinh theo cấu tạo và theo chức năng.
-GV thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh (giới thiệu 2 cách).
+ Theo cấu tạo
+ Theo chức năng
- GV chia lớp thành các nhóm yêu cầu HS quan sát H43.,2 đọc kĩ bài tập, lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống.
-Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ Tr137 (2p)
-GV treo bảng phụ-> gọi đại diện nhóm lên trình bày đáp án
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm và chính xác hóa kiến thức các từ cần điền:
1- Não ; 2- Tủy sống ; 3- Bó sợi cảm giác ; 4 – Bó sợi vận động
- GV hỏi:Tại sao não và tủy sống phải nằm trong hộp sọ và trong cột sống?
- Vậy trong lao động cũng như khi tham gia giao thông em phải làm gì để bảo vệ hệ thần kinh?
-GV nhận xét, kết luận.
-GV hỏi:Xét về cấu tạo, hệ thần kinh gồm những bộ phận nào?
-GV nhận xét, chốt kiến thức
-GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
Dựa vào chức năng hệ thần kinh được chia thành mấy phần?
-GV nhận xét, kết luận
- GV hỏi: Nêu điểm khác nhau cơ bản của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
-GV nhận xét ,bổ sung và chốt kiến thức
- GV cho HS lấy ví dụ
-Kết luận chung:GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài phản xạ để trả lời
-1 HS trả lời.Nêu được
+ Mô thần kinh gồm 2 phần: các TB thần kinh và các TB thần kinh đệm 
-HS khác nhận xét,bổ sung
-HS quan sát kỹ hình, nhớ lại kiến thức bài 6
-1 HS lên bảng chỉ chú thích cấu tạo nơron, sau đó mô tả cấu tạo 
-HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
-HS nhớ lại kiến thức bài phản xạ ->trả lời câu hỏi
- 1 HS trả lời. Nêu được
+Cảm ứng 
+Dẫn truyền xung thần kinh
-HS khác nhận xét, bổ sung
- Quan sát tranh, nghe GV giới thiệu và tiếp thu kiến thức.
- HS lắng nghe, ghi bài.
-HS quan sát H43.2 và đọc kỹ bài tập->thảo luận nhóm lựa chọn các từ ,cụm từ điền vào chỗ trống.
-Đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả ,nhóm khác nhận xét, bổ sung và chỉnh sửa (nếu sai)
-Một HS đọc lại trước lớp thông tin đã hoàn chỉnh,.
-HS suy nghĩ để trả lời
-1 HS trả lời.Nêu được
+Vì não và tủy sống đều mềm, dễ bị tổn thương do đó cần phải được bảo vệ trong hộp xương cứng.
-HS khác nhận xét, bổ sung
-HS liên hệ thực tế để trả lời
-1 HS trả lời
-HS khác nhận xét, bổ sung
-HS suy nghĩ trả lời
-1HS trả lời ->HS khác nhận xét, bổ sung 
+ Gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
-HS tự đọc thông tin thu thập kiến thức
-1 HS trả lời ,HS khác nhận xét, bổ sung.
-Yêu cầu nêu được
+Hệ thần kinh vận động
+Hệ thần kinh sinh dưỡng
-HS tự nêu được sự khác nhau về chức năng của 2 hệ
-1 HS đứng lên đọc kết luận
II. Noron – đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.
1. Cấu tạo
-Cấu tạo một nơron gồm:
 +Thân: chứa nhân.
 +Các sợi nhánh:ở quanh thân.
 +Một sợi trục dài có bao 
Mielin,tận cùng có cúc xinap 
+Thân và sợi nhánh tạo nên chất xám
+Sợi trục:tạo nên chất trắng; dây thần kinh.
2. Chức năng 
- Cảm ứng 
-Dẫn truyền xung thần kinh.
II. Các bộ phận của hệ thần kinh 
1. Cấu tạo
- Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
+ Bộ phận trung ương: Não bộ và tủy sống.
+Bộ phận ngoại biên: Dây thần kinh và hạch thần kinh.
2. Chức năng
- Hệ thần kinh gồm hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
+ Hệ thần kinh vận động : điều hòa hoạt động của cơ vân, cơ xương. Là hoạt động có ý thức
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng : điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Là hoạt động không có ý thức
4. Củng cố -Kiểm tra đánh giá (5p)
- GV treo tranh câm cấu tạo nơron, yêu cầu HS trình bày cấu tạo và chức năng của nơron.
- Hoàn thành sơ đồ sau: ( Ngoài)
 .......(2)..... Chất xám
 ..(1)...........
	Hệ thần kinh Tuỷ sống .....(3)....
 .....(4)........ (5)..
 Bộ phận ngoại biên . ....(6)..
 (7). 
 Hạch thần kinh
-1 HS lên bảng trình bày kết quả trên sơ đồ
-HS khác nhận xét, bổ sung và chỉnh sửa (nếu sai)
Đáp án: 1-Bộ phận trung ương ; 2-Não bộ ; 3- Chất trắng ;4- Dây thần kinh 
5- Dây TK hướng tâm ; 6- Dây TK li tâm ;7- Dây pha
-GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức đúng
V. Dặn dò (1p)
Học bài theo câu hỏi SGK.
Đọc mục "Em có biết?".
Chuẩn bị thực hành: theo nhóm:
HS: +Ếch (nhái, cóc) 1 con
+Bông thấm nước, khăn lau.
Đọc kỹ 3 thí nghiệm các nhóm phải làm
Tìm hiểu chức năng và cấu tạo của tủy sống

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_43_gioi_thieu_chung_he_than_kinh.doc