Giáo án Sinh học lớp 8 bài 34 đến 51

 BÀI 45 :DÂY THẦN KINH TỦY

A .MỤC TIÊU.

1 .Kiến thức.

-Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.

- Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.

-Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình, kỹ năng hoạt động nhóm.

-Có ý thức xây dựng bài và ý thức bảo vệ cơ thể mình.

B.CHUẨN BỊ.

-GV:Tranh phóng to H45-1;H45-2 SGK.

-HS:Tìm hiểu trước bài mới.

 

docx43 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học lớp 8 bài 34 đến 51, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết luôn khỏe mạnh chúng ta cần phải làm gì?
à HS trả lời.
àGV-HS đi đến kết luận.
àCác thói quen sống khoa học:
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
+ Khẩu phần ăn uống hợp lí.
+Đi tiểu đúng lúc.
IV .Củng cố.
1 .Em hãy kể tên các tác nhân chính gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu mà em biết?
2 .Emhãy thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học cho mình.
V .Hướng dẫn về nhà.
_Học bài cũ .
_Đọc bài 41 “Cấu tạo và chức năng của da” tìm hiểu da có cấu tạo và chức năng như thế nào?
_Đọc mục “em có biết”
_Làm bài tập trong SGK và đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học cho bản thân .
Tiết 43: Ngày soạn :18/1/2015
CHƯƠNG VIII. DA
Bài 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
- Mô tả được cấu tạo da và các chức năng có liên quan.
2.Kĩ năng. 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ.
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và chăm sóc da.
B.Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 41 SGK (mô hình).
- HS; Xem trước nội dung bài.
C.Nội dung và tiến trình lên lớp.
1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
(?) Cho biết các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
(?) Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? Giải thích các thói quen theo cơ sở khoa học?
3.Bài mới.
GV- HS
ND kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo của da
-Gv: Y/c hs quan sát H41.1, đọc thông tin và đối chiếu mô hình cấu tạo da.
+ Xác định giới hạn từng lớp của da.
+ Đánh mũi tên, hoàn thành sơ đồ cấu tạo da.
-Gv: Làm cho hs thấy rõ đặc điểm và cấu tạo của da
-Gv: Y/c hs thảo luận câu hỏi sau:
(?) Vì sao ta thấy lớp vảy trắng bong ra như phấn ở quần áo?
=>hs trả lời
(?) Vì sao da ta luôn mềm mại không thấm nước?
=>hs trả lời
(?) Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng mềm..?
=>hs trả lời
(?) Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng hay lạnh?
-Gv: Liên hệ: tại sao khi trời nóng (mùa hè) da thường hồng hào, còn mùa đông da thường tái?
+ Khi trời nóng mao mạch dưới da dãn, các cơ chân lông dãn tiết nhiều mồ hôi (tỏa nhiệt) sẽ làm cho da hồng hào.
+ còn trời lạnh (mùa đông) thì ngược lại
(?) Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
-Gv: Liên hệ: người có lớp mỡ dày chịu được lạnh so với người gầy
(?) Tóc và lông dày có tác dụng gì?
=>hs trả lời
I/ Cấu tạo của da.
-Da cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì:
Tầng sừng
Tầng tế bào sống
+ Lớp bì:
Sợi mô liên kết
Các cơ quan: thụ cảm,tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, cơ co chân lông,..
+ Lớp mỡ dưới da:
Chứa mỡ dự trữ, mạch máu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của da
Gv: yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
 (?) Đặc điểm nào của da thực hiện chức năng bảo vệ?
=>hs trả lời
 (?) Bộ phận nào giúp da tiếp nhận kích thích
 (?) Thực hiện chức năng bài tiết?
=>hs trả lời
 (?) Da diều hòa thân nhiệt bằng cách nào?
=>hs trả lời
-Gv: Chốt lại kiến thức bằng câu hỏi:
(?) Da có những chức năng gì?
-Gv: Liên hệ thực tế bằng một câu hỏi sau:
(?) Theo em có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dung bút chì kẻ lông mày tạo dngs không? Vì sao?
->Những điều trên là không nên lạm dụng. Vì sẽ làm hạn chế việc bài tiết tuyến mồ hôi (do làm bít lỗ chân lông)
-Gv: giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh da
II/ Chức năng của da
-Bảo vệ cơ thể
-Tiếp nhận, kích thích, làm da mềm mại.
-Bài tiết
-Điều hòa thân nhiệt
-Dự trữ và cách nhiệt
-Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp cho con người
4.Củng cố.
Cấu tạo da
Chức năng
Các lớp da
Thành phần cấu tạo của các lớp
Lớp biểu bì
-Tầng sừng
-Tầng tb sống
Bảo vệ cơ thể, phân chia tạo ra tế bào mới
Lớp bì
-Sợi mô liên kết
-Các cơ quan: thụ cảm, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, cơ lông chân co
-Tiếp nhận kích thích
-Bài tiết điều hòa thân nhiệt
Lớp mỡ dưới da
-Chứa mỡ dự trữ
-Mạch máu
-Dự trữ và cách truyền nhiệt
5.Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
-Xem trước nội dung bài 42 “vệ sinh da”
-Kẻ bảng 41.1, 41.2 vào vở bài tập
Tiết 44:	 Ngày soạn 26/1/2015
Bài 42 VỆ SINH DA
A.Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Nêu và giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da.
- Kể một số bệnh ngoài da ( bệnh da liễu) và cách phòng chống.
2.Kĩ năng.
Vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn vệ sinh da, phòng tránh các bệnh về da.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh da, phòng tránh các bệnh về da.
B.Chuẩn bị.
-GV: Bảng phụ 42.1, 42.2 và các hình ảnh có liên quan đến bài học.
-HS: Xem trước bài, kẻ bảng 42.1, 42.2 vào vở.
C.Nội dung và tiến trinh lên lớp.
1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
(?1) Trình bày đặc điểm cấu tạo của da? Da có phản ứng như thế nào khi trời quá nóng hay quá lạnh?
(?2) Da có những chức năng gì?
3.Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần phải bảo vệ da?
I/Bảo vệ da.
-Gv: Y/c hs đọc thông tin, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
(?) Da bẩn có hại như thế nào?
=>hs trả lời
-Gv: Liên hệ thực tế về việc không vệ sinh da sạch sẽ.
(?) Da bị xây xát có hại như thế nào?
=>hs trả lời
(?) Tại sao ở tuổi dậy thì thường xuất hiện mụn trứng cá?
=>hs trả lời
(?) Vậy theo em,nếu cơ thể xuất hiện mụn trưng cá có nên nặn hay không?
=>hs trả lời
(?) Qua các nội dung trên, em hãy cho biết để giữ da sạch chúng ta cần phải làm gì?
=>hs trả lời
-Gv: Chốt lại kiến thức, liên hệ thực tế, để hs hiểu được lợi ích của việc vệ sinh da sạch sẽ. từ đó giáo dục ý thức giữ gìn cơ thể bản thân nói chung và da nói riêng. 
I/Bảo vệ da.
- Da bẩn là môi trường cho vi khuẩn phát triển và hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi.
- Da bị xây xát dễ bị nhiễm trùng.
- Cầ giữ da sạch tránh bị xây xát.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn vệ sinh và rèn luyện da
-Gv: Phân tích mối quan hệ giữa rèn luyện thân thể với rèn luyện da.
-Gv: Y/c hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập mục.
-Gv: Chốt lại đáp án đúng
+ Các hình thức rèn luyện da: 1,4,5,9,10
(Bảng 42.1)
+ Nguyên tắc rèn luyện da: 2,3,5 (Bảng 42.2)
-Gv: Liên hệ thực tế và khuyến khích hs vận dụng vào cuộc sống hàng ngày và phân tích mối quan hệ giữa rèn luyện thân thể với rèn luyện da.
-Gv: Lưu ý hs hình thức tắm nước lạnh phải:
+ Được rèn luyện thường xuyên
+ Trước khi tắm phải khởi động
+ Không tắm lâu.
II/ Rèn luyện da.
-Cơ thể là một thể thống nhất nên rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da.
-Các hình thức bảo vệ da: Bảng 42.1 (SGK) 1,4,5,9,10
-Nguyên tắc rèn luyện da:
Bảng 42.1 (SGK) 2,3,5
Hoạt động 3: Tìm hiểu, kể tên một số bệnh ngoài da và cách phòng tránh.
-Gv: Y/c hs đọc thông tin, thảo luận và hoàn thành bảng 42.2
=>hs thảo luận – hoàn thành.
-Gv: Da là nơi tiếp xúc với môi trường ngoài, nếu như môi trường ngoài (không khí,nước) bị nhiễm bẩn nó tác động đến da dễ gây bệnh tật. Vì vậy việc giữ gìn và vệ sinh nguồn nước, nơi ở, nơi công cộng là điều cần thiết để bảo vệ da.
(?) Vậy theo em để giữ cho da sạch sẽ tránh các bệnh ngoài da, chúng ta cần phải làm như thế nào?
=>hs trả lời
-Gv-hs đi đến kết luận.
III/ Phòng chống bệnh ngoài da.
-Các bệnh ngoài da: Do vi khuẩn, do nấm, bỏng nhiệt, bỏng hóa chất.
-Phòng bệnh: giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát, bỏng
-Chữa bệnh: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Củng cố.
- Gọi 1 em đọc ghi nhớ + em có biết sgk
- Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk
5. Hướng dẫn về nhà.
- Các em về nhà học bài
- Đọc trước bài 43 “ giới thiệu chung hệ thần kinh”.
Tiết 45:	 Ngày soạn 1/2/2015
Bài 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
- Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng.
- Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh.
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ.
Giáo dục hs biết bảo vệ hệ thần kinh.
B.Chuẩn bị.
- GV: Tranh phóng to hình 43.1, 43.2 sgk
- HS: Xem trước nội dung bài.
C.Nội dung và tiến trình lên lớp.
1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
(?) Da bẩn có hại như thế nào?Nêu các hình thức khoa học để rèn luyện da?
(?) Da bị xây xát có hại như thế nào?Kể tên một số bệnh ngoài da?Cách phòng chống?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron
-Gv: Y/c hs đọc thông tin sgk và quan sát hình 43.1, nhắc lại kiến thức bài 6 “ Phản xạ”.
-Gv: Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là noron.
(?) Một noron điển hình có cấu tạo như thế nào?
=>hs trả lời
(?) Chức năng cơ bản của noron là gì?
=>hs trả lời
(?) Căn cứ vào chức năng, người ta phân biệt mấy loại noron? Kể tên và nêu chức năng của từng noron?
=>hs trả lời
I/Noron – đơn vị của hệ thần kinh.
-Cấu tạo của Noron:
+ Thân 
+ Các sợi nhánh
+ Một sợi trục thường có bao myelin, tận cùng có các xinap.
-Chức năng của Noron là Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ thần kinh
-Gv: Thông báo có nhiều cách để phân chia các bộ phận của hệ thần kinh. Giới thiệu 2 cách phân chia:
+ Theo cấu tạo
+ Theo chức năng
-Gv: Y/c hs quan sát hình 43.2, đọc kĩ bài tập rồi lựa chọn các cụm từ điền vào chỗ trống.
-Gv: Chính xác hóa kiến thức các từ cần điền: 1/Não; 2/Tủy sống; 3 và 4/ Bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
(?) Xét về mặt cấu tạo hệ thần kinh gồm các bộ phận nào?
=>hs trả lời
-Bộ phận TW : Não và tủy sống
-Bộ phận ngoại biên: Dây thần kinh và hạch thần kinh.
-Gv: Y/c hs trả lời câu hỏi:
(?) Xét về mặt chức năng hệ thần kinh chia làm mấy phần?
=>hs trả lời
(?) Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
=>hs trả lời
II/Các bộ phận của hệ thần kinh.
1/Cấu tạo:
-Hệ thần kinh gồm:
+ Não, tủy sống ( bộ phận trung ương)
+ Các dây thần kinh và hạch thần kinh( bộ phận ngoại biên)
2/Chức năng:
-Hệ thần kinh vận động:
+ Điều khiển sự hoạt động của cơ vân
+ Là hoạt động có ý thức
-Hệ thần kinh sinh dưỡng:
+ Điều hòa các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản
+ Là hoạt động không có ý thức.
4.Củng cố.
- Gọi 1 hs đọc ghi nhớ + em có biết.
- Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk
5. Hướng dẫn về nhà.
- Các em về nhà học bài
- Đọc trước bài 44 thực hành.
Tiết 46:	Ngày soạn 2/2/2015
Bài 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG
(liên quan đến cấu tạo) CỦA TỦY SỐNG
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức
-Tiến hành các thí nghiệm quy định:
Từ kết quả quan sát thí nghiệm:
+ Mô tả được cấu tạo và trình bày chức năng tủy sống (chất xám và chất trắng)
+ Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2.Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng thực hành, thu thập, xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát gv làm mẫu để tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống.
- Kỹ năng xử lí, giao tiếp trong khi làm thí nghiệm.
3.Thái độ
Giáo dục ý thức kỉ luật, ý thức vệ sinh.
B.Chuẩn bị
-GV: Ếch 1 con, bộ đồ mổ: đủ cho các nhóm, dung dịch HCl 0,3%
-HS: Ếch 1 con, khăn lau, bông, kẻ sẵn bảng 44 vào vở.
C.Nội dung và tiến trình lên lớp.
1/Ổn định lớp.
2/Kiểm tra bài cũ:
(?) Em hãy trình bày cấu tạo và chức năng của noron?
3/Bài mới.
Hoạt động của GV – HS
ND kiến thức
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tủy sống.
Mục tiêu: Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định. Từ kết quả quan sát thí nghiệm:
-Gv: giới thiệu tiến hành thí nghiệm trên Ếch đã hủy não.
-Cách làm:
+ Ếch cắt đầu hoặc phá não.
+ Treo trên giá, để cho hết choáng (khoảng 5-6 phút)
Tiến hành:
-Bước 1: Học sinh tiến hành thí nghiệm theo giới thiệu ở bài 44.
- Các nhóm ghi kết quả và dự đoán ra nháp.
-Gv: ghi nhanh các dự đoán ở 1 góc bảng.
=>Thí nghiệm thành công có kết quả:
+ TN 1: Chi bên phải co.
+ TN 2: 2 chi sau co.
+ TN 3: Cả 4 chi đều co.
-Bước 2: Gv biểu diễn TN 4,5.
. Cách xác định vết cắt ngang tủy ở ếch, vị trí cắt nằm giữa khoảng cách của gốc đôi dây thần kinh thứ nhất và thứ 2 (ở lưng)
-Gv lưu ý: Nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên (Trong chất trắng ở mặt sau tủy). Do đó nếu kích thích chi trước thì chi sau cũng co( đường xuống trong chất trắng còn).
+TN 4:Chỉ 2 chi sau co.
+TN 5: Chỉ 2 chi trước co.
(?) Em hãy cho biết TN này nhằm mục đích gì?
=>hs trả lời: các trung khu thần kinh liên hệ với nhau nhờ các đường dẫn truyền.
-Bước 3: Gv biểu diễn TN 6,7.
Qua TN 6,7 có thể khẳng định được điều gì?
-HS: quan sát phản ứng của Ếch ghi kết quả TN vào bảng 44.
+TN 6: 2 chi trước không co nữa
+TN 7: 2 chi sau co.
=>Tủy sống có các trung khu TK điều khiển các phản xạ.
-GV: cho hs đối chiếu với dự đoán ban đầu.
I/Tìm hiểu chức năng tủy sống.
=>+ Chất xám là trung khu thần kinh của các phản xạ không điều kiện.
+ Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các trung khu thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ.
Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống.
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo và trình bày chức năng của tủy sống (chất trắng và chất xám).
Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
-GV: cho hs quan sát H44.1;44.2 đọc chú thích và hoàn thành bảng của GV.
=>hs quan sát kỹ hình và đọc chú thích.
Thảo luận=> hoàn thành bảng.
-HS:Đại diện nhóm hoàn thành bảng.
-GV:chốt lại kiến thức về cấu tạo của tủy sống bằng cách treo bảng đáp án.
(?) Từ kết quả của 3 lô TN trên, liên hệ với cấu tạo trong của tủy sống, em hãy nêu rõ chức năng của: chất xám và chất trắng?
=>hs trả lời: Đại diện nhóm phát biểu.
II/Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống.
+Cấu tạo ngoài:
-Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ thứ I đến hết đốt thắt lung II.
-Hình dáng: hình trụ dài 50 cm. Có hai phần phình là phình cổ và phình thắt lung.
- Màu sắc: Mùa trắng bóng
-Màng tủy: 3 lớp:Màng cứng, màng nhện, màng nuôi=> Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống.
+ Cấu tạo trong:
-Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm.
-Chất xám: Nằm ngoài, bao quanh chất xám.
4. Củng cố.
1. Hoàn thành bảng 44 vào vở bài tập.
2. Trả lời các câu hỏi sau:
- Các trung khu điều khiển phản xạ do thành phần nào của tủy sống đảm nhiệm?
Thí nghiệm nào chứng minh điều đó?
-Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó?
5. Hướng dẫn về nhà.
-Học cấu tạo của tủy sống , hoàn thành bảng thu hoạch.
-Đọc trước bài 45: “Dây thần kinh tủy” 
Tiết: 47:	Ngày soạn: 08/2/2015
 BÀI 45 :DÂY THẦN KINH TỦY
A .MỤC TIÊU.
1 .Kiến thức.
-Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
- Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.
-Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình, kỹ năng hoạt động nhóm.
-Có ý thức xây dựng bài và ý thức bảo vệ cơ thể mình. 
B.CHUẨN BỊ.
-GV:Tranh phóng to H45-1;H45-2 SGK.
-HS:Tìm hiểu trước bài mới.
C.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1.Ổn định.
Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
Em hãy nêu cấu tạo và chức năng của tủy sống?
3.Bài mới.
Tiết 48 (BÀI 45) : DÂY THẦN KINH TỦY
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I.
Tìm hiểu cấu tạo của dây thần kinh tủy.
-GV:Treo tranh H45.1 ;H45.2 yêu cầu HS lên bảng chú thích.
àHS:lên bảng chú thích.
_GV:Dựa vào H45.2 em hãy cho biết.
 (?) Dây thần kinh tủy có cấu tạo như thế nào?
àHS trả lời.
àGV-HS đi đến kết luận.
-GV:Dựa vào H45-1em hãy mô tả sự dẫn truyền xung thần kinh trên dây thần kinh tủy?
àHS trả lời.
(?) Giải thích hiện tượng khi bị kim đâm vào tay thì ta có phản xạ rụt tay lại?
àHS trả lời: Khi bị kim đâm vào tay khi đó cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích (da tay) àdây thần kinh hướng tâm (cảm giác)àtruyền đến trung ương thần kinh(não bộ hoặc tủy sống)àdây thần kinh ly tâmàcơ quan trả lời kích thích (trên não)àrụt tay lại.
(?)Khi bị đứt rễ trước hoặc rễ sau liệu tay có phản ứng co và rụt tay lại không? Giải thích.
àHS trả lời.
_GV:Chúng ta vừa nghiên cứu xong cấu tạo của dây thần kinh tủy. Để biết dây thần kinh tủy có những chức năng gì? 
Cô và các em sẽ cung tìm hiểu phần II.
I.Cấu tạo của dây thần kinh tủy.
àTủy sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây thần kinh tỷ gồm:
+Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác).
+Các bó sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ trước (rễ vận động).
Hoạt động II.
Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy.
_GV: Treo bảng 45,yêu cầu HS đọc thí nghiệm và giải thích 2 kết quả thí nghiệm bài cho.
àHS trả lời.
_GV-HS:đi đến kết luận và giải thích từng kết quả thí nghiệm.
(?) Rễ trước và rễ sau có chức năng gì?
àHS trả lời.
(?) Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
àHS trả lời.
(?)Chức năng của dây than kinh tủy?
àHS trả lời.
-GV:Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành các thí nghiệm sau.(5phút)
àHS thảo luận,đại diện nhóm trình bày,các nhóm khác bổ sung.
-GV-HS đi đến kết luận.
II.Chức năng của dây thần kinh tủy.
à+ Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra các cơ quan đáp ứng.
+Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về trung ương.
àDây thần kinh tủy thuộc loại dây pha và nó vừa dẫn truyền xung thần kinh vận động,vừa dẫn truyền xung thần kinh cảm giác. 
àDây thần kinh tủy dẫn truyền các xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về trung ương và dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng.
Bảng 45.
Thí nghiệm
Điều kiện thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
1.Kích thích bằng HCl 1%
chi trước bên phải
Rễ trước chi sau bên trái bị cắt
2.Kích thích bằng HCl 1% chi sau bên phải
Chi trước bên trái không co nhưng chi trước bên phải và cả 2 chi sau đều co.
3.Kích thích bằng HCl 1% chi trước bên phải
Rễ sau chi trước bên trái bị cắt
3.Kích thích bằng HCl 1% chi trước bên trái
Tất cả các chi không co
4.CỦNG CỐ.
-Qua bài này các en rút ra được điều gì?
Chúng ta cùng nhau làm bài tập sau:
1.Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
2.Trên 1 con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?
5.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
-Học bài cũ và làm các câu hỏi cuối bài.
-Chuẩn bị bài 46 “ Trụ não, tiểu não ,não trung gian.”
-Sưu tầm 1 số tư liệu có liên quan đến não bộ.
Tiết 48:	Ngày soạn:21/2/2015
BÀI 46: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN
A .MỤC TIÊU.
1 .Kiến thức.
-Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não.
-Trình bày được vị trí ,cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian, tiểu não. 
2 .Kỹ năng.
Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình.
Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
3 .Thái độ.
Giáo dục ý thức bảo vệ não bộ.
B.CHUẨN BỊ.
-GV:Tranh phóng to hình 46.1; 46.2; 46.3 . Mô hình bộ não.
-HS:Chuẩn bị trước bài mới.
C.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1.Ổn định.
Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
Em hãy nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy?
3.Bài mới.
Như chúng ta đã biết não bộ là bộ phận thần kinh trung ương rất quan trọng điều khiển mọi hoạt động sống của chúng ta. Để biết não bộ có cấu tạo và chức năng như thế nào bài hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu:
Tiết 49 (Bài 46) : TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I.
Tìm hiểu vị trí và các thành phần của não bộ.
-GV:Treo tranh H46-1 lên bảng và yêu cầu HS lên chú thích các thành phần của não bộ.
àHS:lên bảng chú thích.
(?) Não bộ nằm ở vị trí nào?
àHS trả lời.
(?)Não bộ được gồmnhững bộ phận nào?
àHS trả lời.
-GV:Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập mục I.SGK.(3 phút)
àHS trả lời:
1- não trung gian 2-hành não
3-cầu não 4-não giữa
5-cuống não 6-củ não sinh tư
7-tiểu não
-Cô và các em vừa tìm hiểu xong vị trí và các thành phần của não bộ. Để biết được cấu tạo và chức năng của trụ não như thế nào? Cô và các em cùng tìm hiểu phần II.
I.Vị trí và các thành phần của não bộ.
àNão bộ kể từ dưới lên gồm:
+Trụ não
+Não trung gian
+Đại não
+Tiểu não nằm phía sau trụ não.
Hoạt động II.
Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của trụ não.
-GV:Treo tranh yêu cầu 1 HS lên đọc thông tin SGK và nhắc lại kiến thức của tủy sống.
(?)Em hãy nêu cấu tạo của trụ não?
àHS trả lời.
(?)Có bao nhiêu đôi dây thần kinh não? Gồm mấy loại? Đó là những loại nào?
àHS trả lời.
(?)Trình bày chức năng của trụ não?
àHS trả lời.
-GV:Chúng ta vừa tìm hiểu xong cấu tạo và chức ăng của trụ não.

File đính kèm:

  • docxGiao_an_8_20150726_105133.docx
Giáo án liên quan