Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang?

- Nghiên cứu 1 nhóm động vật đa bào, cơ thể có cấu tạo phức tạp hơn so với thuỷ tức đó là giun dẹp. Giun dẹp có đối xứng 2 bên, cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng. GV giới thiệu kiểu đối xứng 2 bên là kiểu đối xứng là cơ thể có hướng di chuyển đầu hướng về phía trước, do đó cơ thể phân biệt thành 2 nưa: phải và trái, đầu và đuôi, lưng và bụng.

Chúng gồm: Sán lông( sống tự do), sán lá, sán dây ( sống kí sinh)

Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr- 40 để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, đời sống, di chuyển của sán lông. Trâu, bò và gia súc ở nước ta bị nhiễm sán lá gan rất nặng nề. Hiểu biết về sán lá gan sẽ giúp con người biết giữ vệ sinh cho gia súc => Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Đánh giá HS

 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Cá nhân tự trả lời.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Tự đánh giá nhau.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 11
CHƯƠNG III- CÁC NGÀNH GIUN
NGÀNH GIUN DẸP
Bài 11: SÁN LÁ GAN
Ngày soạn: 08/10/2018
Ngày dạy: 10/10/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về ngành Giun dẹp. Nêu được những đặc điểm chính của ngành. Trình bày được hình dạng, cấu tạo ngoài, trong và các đặc điểm sinh lí thích nghi với lối sống kí sinh của sán lá gan. Vòng đời, các loài vật chủ trung gian của sán lá gan.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, thu thập kiến thức. Kĩ năng bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh sán lá gan. KN hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm về cách phòng tránh bệnh sán lá gan. KN tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm nơi sống, cấu tạo dinh dưỡng, sinh sản và vòng đời của sán lá gan.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Sơ đồ cấu tạo sán lông – cấu tạo sán lá gan - vòng đời của sán lá gan.
2. Học sinh: 
- Bảng phụ: Tìm hiểu nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của sán lá gan
Nơi sống
Cấu tạo
Di chuyển
Dinh dưỡng
Sinh sản
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang?
- Nghiên cứu 1 nhóm động vật đa bào, cơ thể có cấu tạo phức tạp hơn so với thuỷ tức đó là giun dẹp. Giun dẹp có đối xứng 2 bên, cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng. GV giới thiệu kiểu đối xứng 2 bên là kiểu đối xứng là cơ thể có hướng di chuyển đầu hướng về phía trước, do đó cơ thể phân biệt thành 2 nưa: phải và trái, đầu và đuôi, lưng và bụng.
Chúng gồm: Sán lông( sống tự do), sán lá, sán dây ( sống kí sinh)
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr- 40 để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, đời sống, di chuyển của sán lông. Trâu, bò và gia súc ở nước ta bị nhiễm sán lá gan rất nặng nề. Hiểu biết về sán lá gan sẽ giúp con người biết giữ vệ sinh cho gia súc => Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân tự trả lời.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập ( GV treo bảng phụ)
- GV quan sát hoạt động của các nhóm, giúp đỡ các nhóm yếu.
- Gọi nhiều nhóm.
- GV ghi ý kiến bổ sung lên bảng để HS nhận xét.
(Nếu ý kiến chưa đúng, GV gợi ý để HS nhận biết kiến thức).
- Cho HS theo dõi phiếu chuẩn kiến thức.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá học sinh.
II. Vòng đời
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 11.2 trang 42, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập mục s: Vòng đời sán lá gan ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra tình huống sau:
+ Trứng sán không gặp nước.
+ Ấu trùng nở không gặp cơ thể ốc thích hợp
+ Ốc chứa ấu trùng bị động vật khác ăn mất.
+ Kén bám vào rau bèo nhưng trâu bò không ăn phải.
-Yêu cầu HS viết sơ đồ biểu diễn vòng đời của sán lá gan.
- Sán lá gan thích nghi với sự phát tán nòi giống như thế nào?
- Muốn tiêu diệt sán lá gan ta phải làm gì?
- GV gọi các nhóm lên chữa bài.
- GV lưu ý vì có nhiều nội dung thảo luận nên GV cần ghi tóm tắt ý kiến và phần bổ sung của HS.
- Sau khi chữa bài, GV thông báo ý kiến đúng, nếu chưa rõ, GV giải thích thêm.
- Cho HS liên hệ thực tế và có biện pháp đề phòng cụ thể.
- GV gọi 1, 2 HS lên trình bày.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Cá nhân HS quan sát tranh và hình SGK, kết hợp với thông tin SGK
- Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập.
- Yêu cầu nêu được:
+ Nơi sống
+ cấu tạo
+Di chuyển
+ Dinh dưỡng
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bài tập trên bảng phụ
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và và bổ sung.
- HS tự theo dõi và sửa chữa nếu cần.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS tự đánh giá.
II. Vòng đời
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân đọc thông tin, quan sát hình 11.2 và ghi nhớ kiến thức 
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và hoàn thành bài tập.
Yêu cầu:
+ Không nở được thành ấu trùng.
+ ấu trùng sẽ chết.
+ Ấu trùng không phát triển
+ Kén hỏng và không nở thành sán được.
- Dựa vào hình 11.2 trong SGK viết theo chiều mũi tên, chú ý các giai đoạn ấu trùng và kén.
+ Trứng phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ.
+ Diệt ốc, xử lí phân diệt trứng, xử lí rau diệt kén.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ thực tế và trình bày.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
I. Nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản	
PHT 
II. Vòng đời
- Vòng đời của sán lá gan: Thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh: 
- Vòng đời: trứng " ấu trùng " ốc " ấu trùng có đuôi " môi trường nước " kết kén " bám vào cây rau, bèo " trâu bò
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Sán lá gan sống kí sinh ở đâu?
Sán lá gan di chuyển như thế nào? Tai sao các cơ phát triển?
Phân tích dinh dưỡng của sán lá gan?
Sán lá gan phát triển qua biến thái hay không vì sao?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS trả lời 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em phải làm gì để hạn chế sự phát triển của trứng sán lá gan?
Học bài, chuẩn bị bài mới.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK, vở BT.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu các bệnh do sán gây nên ở người và động vật.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tự liên hệ trả lời.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
Nơi sống
Cấu tạo
Di chuyển
Dinh dưỡng
Sinh sản
- Kí sinh ở gan và mật trâu, bò
- Luồn lách trong môi trường kí sinh.
Hình dạng ngoài
Cấu tạo trong
- Hình lá, dẹp, dài 2-5 cm, màu đỏ máu.
- Mắt, lông bơi tiêu giảm
- giác bám pt
- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển
- Hệ tiêu hóa có miệng, hầu. 2 nhánh 
ruột phát triển, chưa có lỗ hậu môn
- Cơ quan di chuển tiêu giảm
- Giác bám phát triển.
- Thành cơ thể có khả năng chun giãn.
- Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng đưa vào 2 nhánh ruột.
- Lưỡng tính, cơ quan sinh dục gồm 2 bộ phận: cơ quan sd đực, cơ quan sd cái và tuyến noãn hoàng
- Cấu tạo dạng ống phân nhánh 
và phát triển chằng chịt
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi trong sách BT sinh học 7
Tuần 6
Tiết 12
Bài 12: MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC
Ngày soạn:09/10/2018
Ngày dạy: 11/10/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành giun dẹp như sán dây, sán bã trầu...Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài giun dẹp kí sinh.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, thu thập kiến thức. Kĩ năng hoạt động nhóm. KN tự bảo vệ bản thân, phòng tránh các bệnh do giun dẹp gây nên. KN hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong thảo luận nhóm về cách phòng tránh bệnh do Giun dẹp gây nên.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Tranh: Sán bã trầu, 1 số giun sán kí sinh.
- Sơ đồ cấu tạo sán lông – cấu tạo sán lá gan - vòng đời của sán lá gan.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Trình bày vai trò của ngành Ruột khoang . 
Câu 2: Điền tiếp vào chỗ ... những đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
.... tiêu giảm
.... phát triển
.... phát triển => .... có khả năng chun giãn
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân tự lấy giấy kiểm tra và làm bài nghiêm túc.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Nộp bài và ý kiến đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Một số giun dẹp khác
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 12.1; 12.2; 12.3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Kể tên một số giun dẹp kí sinh?
- Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao?
- Để phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?
- GV cho các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV cho HS đọc mục “Em có biết” cuối bài và trả lời câu hỏi:
- Sán kí sinh gây tác hại như thế nào?
- Em sẽ làm gì để giúp bản thân và mọi người tránh nhiễm giun sán?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- GV giới thiệu thêm một số sán kí sinh: sán lá song chủ, sán mép, sán chó.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Một số giun dẹp khác
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tự quan sát tranh hình SGK trang 44 và ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi, yêu cầu:
+ Kể tên
+ Bộ phận kí sinh chủ yếu là: máu, ruột,gan, cơ.
+ Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng.
+ Giữ vệ sinh ăn uống cho người và động vật, vệ sinh môi trường.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, yêu cầu nêu được:
+ Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ,làm cho vật chủ gầy yếu.
+ Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn, bò gạo. Giữ VS cơ thể và vệ sinh môi trường
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
I.Một số giun dẹp khác
- Một số sán kí sinh:
+ Sán lá máu trong máu người.
+ Sán bã trầu trong ruột lợn
+ Sán dây trong ruột người và cơ ở trâu, bò, lợn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giun dẹp có những đặc điểm chung gì?
Giun dẹp sống kí sinh khác với giun dẹp sống tự do ở những đặc điểm nào?
Phân tích những tác hại của giun dẹp gây ra cho người?
Em đề ra các biện pháp phòng tránh và hạn chế các bệnh về giun dẹp gây ra?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các HS thảo luận nhóm, đại diện lên trình bày.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK, vở BT.
- Tìm hiểu thêm về sán kí sinh. Tìm hiểu về giun đũa.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS, giải quyết các thắc mắc. 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ghi nhiệm vụ về nhà.
Đặt các câu hỏi thắc mắc thêm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi trong sách BT sinh học 7.

File đính kèm:

  • docTUAN6.doc
Giáo án liên quan