Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng: Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục.

2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng so sánh, quan sát. Kĩ năng phân tích, tư duy.

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

b.Năng lực riêng:Quan sát, so sánh, phân tích, liên hệ ví dụ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: - Bảng phụ: So sánh 1 số hệ cơ quan của ĐV ( như SGK tr- 176)

2. Học sinh: Kiến thức liên quan.

III. Chuỗi các hoạt động học:

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 57
KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:08/04/2019
Ngày dạy: 10/04/2019
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Đánh giá, củng cố kiến thức đã học cho HS.
2.Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra theo hình thức: 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.
3.Thái độ: 
- GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra.
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: - Kiểm tra viết.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:- 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: 
- Ma trận đề, đề bài phù hợp với trình độ HS, đáp án, biểu điểm, thông kê điểm. 
2. Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức sinh học 6 đã học thật tốt.
V. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
1. Ổn định lớp: 
2. Giao đề bài cho HS: HS làm bài kiểm tra.
3. Trình tự bài kiểm tra:
* MA TRẬN, ĐỀ:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Lớp lưỡng cư
10%
Vai trò của lớp lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại.
Cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước và ở cạn.
10%
Câu
Số câu
Số điểm
1
1
0,5
2
1
0.5
1,2
2
1
Lớp bò sát
20%
Cấu tạo trong của thằng lằn: Hệ hô hấp, tuần hoàn và bài tiết.
20%
Câu
Số câu
Số điểm
3
1
2
3
1
2
Lớp Chim
30%
Nêu đươc những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bây lượn
30%
Câu
Số câu
Số điểm
4
1
3
4
1
3
Lớp Thú
50%
Kể tên các bộ thú đã học và cho biết tên đại diện của bộ thú đó? Trong các bộ thú đó bộ thú nào gây hại nhiều nhất? Vì sao?
Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn ở chim, bò sát, lưỡng cư và cá?
50%
Câu
Số câu
Số điểm
6
1
2
5
1
3
5,6
2
5
Tổng
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1,4
2
3,5
35%
2,3,6
3
3,5
35%
5
1
3
30%
1-6
6
10
100%
ĐỀ :
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(3ĐIỂM):
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu đúng nhất: 
Câu 1: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Chim đi kiếm mồi về ban đêm và lưỡng cư đi kiếm mồi về ban đêm.
Lưỡng cư đi kiếm mồi về ban đêm, chim đi kiếm mồi về ban ngày.
Chim đi kiếm mồi về ban ngày và lưỡng cư đi kiếm mồi về ban ngày.
Lưỡng cư đi kiếm mồi về ban ngày, chim đi kiếm mồi về ban đêm.
 Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là?
Đầu dẹp nhọn, mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu, chi sau có màng bơi, da có chất nhầy.
Đầu dẹp nhọn, mắt lồi có 2 mí, mí dưới trong suốt cử động được, da có chất nhầy.
Đầu dẹp nhọn, da có chất nhầy, mũi là cơ quan khứu giác đồng thời là cơ quan hô hấp.
Đầu dẹp nhọn, mũi là cơ quan hô hấp, chi sau có màng bơi nối các ngón.
Câu 3: Hãy chọn từ hay cụm từ( Phổi, Da, Tâm nhĩ, Tâm thất, đỏ tươi, pha, Thận trước, Thận giữa, Thận sau) thích hợp điền vào chỗ trống(...).
Thằn lằn thở hoàn toàn bằng.......................... Tim thằn lằn có 3 ngăn, trong đó............................ có vách hụt. Từ tâm thất máu đi nuôi cơ thể là máu............................. Nước tiểu thằn lằn đặc, là nhờ...........................hấp thụ lại nước.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN(7ĐIỂM):
Câu 4 (3 điểm): Nêu đươc những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 5 (3 điểm): Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn ở chim, bò sát, lưỡng cư và cá?
Câu 6 (1 điểm): Kể tên các bộ thú đã học và cho biết tên đại diện của bộ thú đó? Trong các bộ thú đó bộ thú nào gây hại nhiều nhất? Vì sao?
BÀI LÀM:
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM):
* Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
Đáp án
B
A
Phổi
Tâm thất
Pha
Thận sau
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN(7ĐIỂM):
Câu
Đáp án
Điểm
4
-Thân hình thoi: Để giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh: Quạt gió và cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau: Giúp chim đậu và hạ cánh.
- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng tăng diện tích cho cánh chim và đuôi chim.
- Lông tơ: Có các sợi mảnh làm thành chùm lông xốp: Giữ nhiệt và làm nhẹ cơ thể.
- Cỗ dài khớp đầu với thân: Phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5
Hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ có các ưu điểm hơn hẳn sau:
Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng.
Phôi phát triển trong bụng mẹ nên rất an toàn và điều kiện sống thích hợp để phát triển.
Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
1
1
1
6
Bộ thú huyệt: Thú mỏ vịt
Bộ thú túi: Kanguru
Bộ thú ăn sâu bọ: Chuột chù, chuột chũi
Bộ thú gặm nhấm: Chuột đồng, sóc, nhím
Bộ thú ăn thịt: Hổ, báo, sói
Bộ móng guốc: Lợn, ngựa, voi
Bộ linh trưởng: Khỉ, vượn, tinh tinh
Trong đó bộ gặm nhấm gây hại lớn nhất: Vì sinh sản nhanh, nhiều, truyền bệnh và tốc độ phá hại mạnh.
* THÔNG KÊ ĐIỂM:
LỚP
Tổng số HS
0-1,9
2-3,4
3,5-4,9
5-6,4
6,5-7,9
8-10
TB trở lên
7
31
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4. Thu bài và nhận xét: 
5. Dặn dò: 
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 30
Tiết 58
TIẾN HOÁ VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
Ngày soạn:09/04/2019
Ngày dạy: 11/04/2019
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng: Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng so sánh, quan sát. Kĩ năng phân tích, tư duy.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b.Năng lực riêng:Quan sát, so sánh, phân tích, liên hệ ví dụ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: - Bảng phụ: So sánh 1 số hệ cơ quan của ĐV ( như SGK tr- 176)
2. Học sinh: Kiến thức liên quan.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Câu hỏi cuối bài SGK.
- Sự phức tạp dần của tổ chức cơ thể liên quan gì đến sự tiến hóa?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời nhanh.
HS phát biểu vấn đề bài mới liên quan
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. So sánh một số hệ cơ quan của động vật
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc cá câu trả lời và hoàn thành bảng trong vở bài tập.
- GV treo bảng phụ để HS chữa bài.
- GV lưu ý nên gọi nhiều nhóm để biết được ý kiến của HS.
- GV ghi phần bổ sung vào cạnh bảng để HS tiếp tục theo dõi và trao đổi.
- GV nên kiểm tra số lượng các nhóm có kết quả đúng và chưa đúng.
- Yêu cầu HS quan sát nội dung bảng kiến thức chuẩn.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung bảng và trả lời câu hỏi:
- Sự phức tạp hoá các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm và phần bổ sung lên bảng.
- GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể.
- Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. So sánh một số hệ cơ quan của động vật
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Cá nhân đọc nội dung bảng, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, lựa chọn câu trả lời.
- Hoàn thành bảng
- Yêu cầu:
+ Xác định được các ngành
+ Nêu cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp dần.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1, nhóm khác theo dõi, bổ sung nếu cần.
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng, ghi nhớ kiến thức (lưu ý: theo hàng dọc từng hệ cơ quan).
- Trao đổi nhóm.
Yêu cầu:
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da " mang đơn giản " mang " da và phổi " phổi chưa hoàn chỉnh" hình thành hệ thống ống khí " phổi hoàn chỉnh
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim " tim chưa có ngăn " tim có 2 ngăn " 3 ngăn " tim 4 ngăn
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hoá " đến thần kinh mạng lưới " chuỗi hạch đơn giản " chuỗi hạch phân hoá (não, hầu, bụng) " hình ống phân hoá não, tuỷ sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hoá " tuyến sinh dục không có ống dẫn " tuyến sinh dục có ống dẫn.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS có thể dựa vào sự hoàn chỉnh của hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức tạp, yêu cầu nêu được:
+ Các cơ quan hoạt động cơ hiệu quả hơn.
+ Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. So sánh một số hệ cơ quan của động vật	
PHT
II. Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
- Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da " mang đơn giản " mang " da và phổi " phổi chưa hoàn chỉnh" hình thành hệ thống ống khí " phổi hoàn chỉnh
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim " tim chưa có ngăn " tim có 2 ngăn " 3 ngăn " tim 4 ngăn
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hoá " đến thần kinh mạng lưới " chuỗi hạch đơn giản " chuỗi hạch phân hoá (não, hầu, bụng) " hình ống phân hoá não, tuỷ sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hoá " tuyến sinh dục không có ống dẫn " tuyến sinh dục có ống dẫn.
Tên động vật
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
Động vật nguyên sinh
Chưa phân hoá
Chưa có
Chưa phân hoá
Chưa phân hoá
Thuỷ tức
Ruột khoang
Chưa phân hoá
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến sinh dục không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim đơn giản, tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Tôm sông
Chân khớp
Mang đơn giản
Tin đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch có hạch não
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Châu chấu
Chân khớp
Hệ ống khí
Tin đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch, hạch não lớn
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Cá chép
Động vật có xương sống
Mang
Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Ếch đồng trưởng thành
Động vật có xương sống
Da và phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, hệ tuần hoàn kín, máu pha nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ hẹp
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thằn lằn bóng
Động vật có xương sống
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách ngăn hụt, hệ tuần hoàn kín, máu pha ít nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Chim bồ câu
Động vật có xương sống
Phổi và túi khí
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có 2 mấu bên nhỏ.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thỏ
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe, rãnh, tiểu não có 2 mấu bên lớn.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV củng cố nội dung bài
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung như bảng SGK.
- Đánh giá giờ học.
-Trả lời câu hỏi cuối bài.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhắc lại các nội dung bài học và trả lời câu hỏi cuối bài.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài: Tiến hóa về sinh sản
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại bài, đọc bài và trả lời câu hỏi mở rộng.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi trong SBT

File đính kèm:

  • docxTUAN30.docx
Giáo án liên quan