Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 18 đến 19 - Năm học 2017-2018

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố được các kiến thức đã học sinh 7.

- GV biết được mức độ nắm bài của từng học sinh để có hướng bổ cứu trong dạy học.

2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng viết bài kiểm tra, tái hiện kiến thức.

3. Thái độ: - Thái độ nghiêm túc, trung thực khi làm bài kiểm tra.

II. Phương pháp: - Kiểm tra viết.

III. Hình thức: - 50% TN khách quan, 50% TN tự luận.

IV. Phương tiện:

- GV: Ma trận, đề, đáp án, thông kê, rút kinh nghiệm.

- HS: Bút, giấy nháp, giấy làm bài.

MA TRẬN

 

docx12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 18 đến 19 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 
Tiết 35
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Ngày soạn:28/12/2017
Ngày dạy: 01/01/2018
I.MỤC TIÊU:
* Củng cố lại kiến thức của HS trong phần động vật không xương sống về:
- Tính đa dạng của động vật không xương sống.
- Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường.
- Các đặc điểm cấu tạo, lối sống của các đại diện đặc trưng cho ngành.
- Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống.
* Củng cố lại kiến thức của HS trong phần động vật có xương sống về:
- Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của cá chép
- Sự thích nghi của động vật có xương sống ( các lớp cá) với môi trường.
- Sự đa dạng của các lớp cá
- Ý nghĩa thực tiễn của các lớp cá trong tự nhiên và trong đời sống.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của những đại diện động vật không xương sống và ĐVCXS có tại địa phương. Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn.
II. KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: trình bày ý kiến, trả lời câu hỏi.
III. TRỌNG TÂM: Các câu hỏi trọng tâm trong SGK.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, động não, vấn đáp.
V. PHƯƠNG TIỆN: - Bảng phụ 
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định tổ chức:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’ Trong quá trình ôn tập
3. Khám phá: 1’ Những kiến thức cần thiết và trọng tâm nhất của chương trình sinh học 7 kì I là ở phần nào?
4. Kết nối: 25’
Phần 1: ĐVKXS
Hoạt động 1: Tính đa dạng của động vật không xương sống
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện, đối chiếu với hình vẽ ở bảng 1 trang 99 SGK và làm bài tập:
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng
- GV chốt đáp án đúng
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS:
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành.
+ Bổ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật.
- GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống.
- HS tự điền kiến thức đã học vào các hình vẽ, tự điền vào bảng 1.
+ Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật.
+ Ghi tên các đại diện.
- Một vài HS viết kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức để bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo
- Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời.
Kết luận: 
- Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của động vật không xương sống
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc (ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3, 4, 5, 6
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau, GV chữa hết các kết quả của HS
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bảng.
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét, bổ sung.
STT
Tên động vật
Môi trường sống
Sự thích nghi
Kiểu dinh dưỡng
Kiểu di chuyển
Kiểu hô hấp
1
Trùng giày
Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống
- Yêu cầu HS đọc thông tin bảng 3 và ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng
- GV bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- 1 HS lên điền, lớp nhận xét, bổ sung.
- Một số HS bổ sung thêm.
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được chăn nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cơ thể động vật và người
- Làm hại thực vật
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua
- Ong mật
- Sán lá gan, giun đũa
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
Hoạt động 4: Tóm tắt kiến thức ĐVKXS
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv yêu cầu HS hoàn thành bản đồ tư duy sau ( hoàn thành trên bảng phụ)
- Yêu cầu HS về nhà tự vẽ bản đồ tư duy vào vở
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
Đối xứng tỏa tròn
Cơ thể đa bào
Đối xứng 2 bên
Cơ thể có bộ xương ngoài
Cơ thể mềm
Đặc điểm chung:
Ngành 
Đặc điểm chung:
Ngành 
Đặc điểm chung:
Ngành 
Cơ thể đa bào
Cơ thể đơn bào
Đặc điểm chung:
Ngành
Phần 2: ĐVCXS
Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu tạo của cá chép.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của cá chép. Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống bơi lội trong nước
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét
Hoạt động 6: Tìm hiểu sự đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Sự đa dạng của các lớp cá được thể hiện ở những điểm nào? Lấy ví dụ.
- Cá sụn khác cá xương ở đặc điểm cơ bản nào?
- Trình bày những đặc điểm chung của lớp cá?
- Nêu vai trò của lớp cá.
- HS nhơ lại kiến thức và trả lời
5. Thực hành/luyện tập: 5’
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Em hãy chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Cột B
Đáp án
1- Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể.
2- Cơ thể đối xứng toả tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào.
3- Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt
4- Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có đá vôi
5- Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt.
6- Cơ thể có bộ xương trong, trong dó có cột sống ( chứa tủy sống)
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun
c- Ngành ruột khoang
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
g- Ngành ĐVCXS
6. Vận dụng: 5’ Cho HS liên hệ kiến thức vào thực tế cuộc sống.
7. Dặn dò: 5’ Học bài, chuẩn bị bài mới.
VII. ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG SỐNG:
1. Kĩ năng sống được đánh giá:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Công cụ đánh giá:
.....................................................................................................................................
3. Đánh giá:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 19 
Tiết 36
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(lưu đề kiểm tra viết)
Ngày soạn:06/01/2018
Ngày dạy: 08/01/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố được các kiến thức đã học sinh 7.
- GV biết được mức độ nắm bài của từng học sinh để có hướng bổ cứu trong dạy học.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng viết bài kiểm tra, tái hiện kiến thức.
3. Thái độ: - Thái độ nghiêm túc, trung thực khi làm bài kiểm tra.
II. Phương pháp: - Kiểm tra viết.
III. Hình thức: - 50% TN khách quan, 50% TN tự luận.
IV. Phương tiện: 
- GV: Ma trận, đề, đáp án, thông kê, rút kinh nghiệm.
- HS: Bút, giấy nháp, giấy làm bài.
MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Ngành ĐVNS.
- Khái niêm và đặc điểm chung của ĐVNS.
- Hình dạng, kích thước, cấu tạo, hoạt động và môi trường sống của một số đại diện trong ngành ĐVNS.
-Vai trò của ĐVNS.
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C4
1
0.5
5%
C10
1
0.5
5%
C1
1
2
20%
3
3
30%
Chương II: Ngành ruột khoang.
- Khái niệm và đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
- Hình dạng, cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống của một số đại diện trong ngành ruột khoang.
-Vai trò của ngành ruột khoang.
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C5
1
0.5
5%
1
0.5
5%
Chương III: Các ngành giun.
- Khái niệm và đặc điểm chung của các ngành giun
- Đại diên và đặc trưng của các ngành giun.
-Vai trò của các đại diện trong ngành giun.
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C3
1
0.5
5%
C6
1
0.5
5%
2
1
10%
Chương IV: Ngành thân mềm
 - Khái niệm và đặc trưng của ngành thân mềm.
- Hình dạng, kích thước,cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống của các đại diện trong ngành thân mềm.
- Vai trò của ngành thân mềm.
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C1
1
0.5
5%
C8,9
2
1
10%
3
1.5
15%
Chương V: Ngành chân khớp
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp và các đặc điểm đặc trưng của mỗi lớp.
- Hình thái, cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống của các đại diện.
- Vai trò của từng lớp và đại diện.
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C2
1
2
20%
C2,7
2
1
10%
C3
1
1
10%
4
4
40%
Tổng
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
4
2
20%
1
2
20%
6
3
30%
1
2
20%
1
1
10%
13
10
100%
ĐỀ 
I.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Những thân mềm nào dưới đây có hại?
A.Ốc sên, trai, sò.
B.Ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng.
C.Mực, hà biển, hến.
D.Ốc gạo, mực, sò.
Câu 2: Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm:
A.Bơi lùi, bơi tiến.
B.Bơi lùi, bò.
C.Bơi, bò, nhảy.
D.Bơi lùi, nhảy.
Câu 3: Đặc điểm cơ bản để nhận dạng giun đốt trong tự nhiên:
A.Cơ thể thuôn nhọn hai đầu.
B.Cơ thể hình giun, phân đốt.
C.Cơ thể dẹp.
D.Cơ thể hình trụ tròn.
Câu 4: Trùng kiết lị vào cơ thể theo con đường nào?
A.Trùng kiết lị qua ruồi.
B.Trùng kiết lị qua con đường tiêu hóa.
C.Bào xác qua con đường tiêu hóa.
D.Trùng kiết lị qua muỗi đốt.
Câu 5: Cơ thể thủy tức có đặc điểm:
A.Đối xứng tỏa tròn.
B.Cơ dẹp và đối xứng hai bên.
C.Không có hình dạng nhất định.
D.Đối xứng hai bên.
Câu 6: Giun đũa kí sinh ở:
A.Ruột già người.
B.Manh tràng người.
C.Ruột non người.
D.Dạ dày người.
Câu 7: Nêu đặc điểm cơ thể tôm?
1.Cơ thể tôm gồm hai phần: Phần đầu-ngực, phần bụng.
2.Phần đầu ngực có các bộ phận: gai nhọn, đôi mắt kép, hai đôi râu, miệng, các đôi chân ngực.
3.Phần bụng có các đôi chân bụng.
4.Ranh giới phần đầu – ngực, bụng không rõ ràng.
5.Vỏ bọc cơ thể bằng chất kitin có tẩm canxi nên rất cứng là nơi bám cho các cơ và thành vỏ bảo vệ cơ thể.
A.1,2,3,4.
B.2,3,4,5.
C.1,2,4,5.
D.1,2,3,5.
Câu 8: Cách tính tuổi của trai?
A.Căn cứ vào độ lớn của thân trai.
B.Cắn cứ vào độ lớn của vỏ trai.
C.Cắn cứ vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai.
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Cách tự vệ của ốc sên?
A.Co rút cơ thể vào trong vỏ.
B.Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù.
C.Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được.
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Trùng kiết lị có kích thước:
A.Lớn hơn hồng cầu.
B.Bé hơn hồng cầu.
C.Bằng tiểu cầu.
D.Câu B, C đúng.
II.TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tự nhiên và trong đời sống con người.
Câu 2: Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu.
Câu 3: Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hóa châu chấu và cho biết thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 1b, 2d, 3b, 4c, 5a, 6c, 7d, 8c, 9a, 10a.
II.TỰ LUẬN: (5 Điểm)
Câu 1: (2 điểm) Vai trò của động vật nguyên sinh trong tự nhiên và trong đời sống con người:
-Làm thức ăn cho động vật lớn hơn ở trong nước(trùng roi)
-Xác định tuổi địa tầng tìm dầu mỏ (trùng lỗ)
-Làm sạch môi trường nước (trùng roi, trùng giày)
-Là nguyên liệu chế biến giấy (trùng phóng xạ)
-Gây bệnh cho động vật và con người (trùng kiết lị, trùng sốt rét)
Câu 2: (2 điểm) Cấu tạo ngoài của châu chấu: 3 phần.
-Đầu: mắt kép, râu, cơ quan miệng.
-Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
-Bụng: Có các đôi lỗ thở.
Câu 3: (1 điểm) Tên các bộ phận của hệ tiêu hóa: Miệng, hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu môn.
-Thức ăn được tiêu hóa: Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
THÔNG KÊ
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 19 
Tiết 36
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(lưu đề kiểm tra viết)
Ngày soạn:06/01/2017
Ngày dạy: 08/01/2017
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố được các kiến thức đã học sinh 7.
- GV biết được mức độ nắm bài của từng học sinh để có hướng bổ cứu trong dạy học.
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng viết bài kiểm tra, tái hiện kiến thức.
3. Thái độ:- Thái độ nghiêm túc, trung thực khi làm bài kiểm tra.
II. Phương pháp: - Kiểm tra viết.
III. Hình thức: - 30% TN khách quan, 70% TN tự luận.
IV. Phương tiện: 
- GV: Ma trận, đề, đáp án, thông kê, rút kinh nghiệm.
- HS: Bút, giấy nháp, giấy làm bài.
1. Ma trận:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I:
Ngành ĐVNS
- Đặc điểm của tế bào ĐVNS giống tế bào thực vật.
- Nguyên nhân gây bệnh kiết lị và sốt rét, cách phòng bệnh đó.
Câu
Số câu
Số điểm
C1
1
0,5
C3
1
0,5
C1,3
2
1
Chương II:
Ngành ruột khoang
- Biết các đại diện của ngành ruột khoang và vai trò.
Câu
Số câu
Số điểm
C2
1
0,5
C2
1
0,5
Chương III:
Các ngành giun
- Biết các đại diện của phân ngành giun
- Tác hại của các bệnh về giun sán và cách phòng bệnh.
- Ứng dụng lợi ích của giun đất vào trồng trọt.
Câu
Số câu
Số điểm
C5
1
0,5
C7
1
3
C8
1
3
C9
1
1
C5,7,8,9
4
7,5
Chương IV:
Ngành thân mềm
- Hiểu các vòng trên vỏ trai và cách tính tuổi.
Câu
Số câu
Số điểm
C4
1
0,5
C4
1
0,5
Chương V:
Ngành chân khớp
- Biết các đại diện của ngành chân khớp và sự lột xác để lớn lên.
Câu
Số câu
Số điểm
C6
1
0,5
C6
1
0,5
Tổng
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C1,2,5,6,7
5
5
50%
C3,4,8
3
4
40%
C9
1
1
10%
C1-9
9
10
100%
2. Đề :
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng.
Câu 1: Trùng roi giống tế bào thực vật ở điểm nào?
A. Có roi
B. Có mắt
C. Có diệp lục
D. Có lông
Câu 2: Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. San hô
D. Hải quì
Câu 3: Biện pháp phòng bệnh kiết lị và bệnh sốt rét là:
A. Ăn uống đảm bảo vệ sinh.
B. Ngủ mắc màn, tránh muỗi đốt.
C. Giữ vệ sinh môi trường và cá nhân.
D. Cả câu A, B và C.
Câu 4: Cách tính của tuổi trai sông là:
A. Căn cứ vào các vòng trên vỏ trai
B. Căn cứ vào chân trai
C. Căn cứ vào áo trai
D. Căn cứ vào kích thước vỏ trai.
Câu 5: Loài nào thuộc giun đốt:
A. Giun đất, rươi, đĩa
B. Giun đất, giun đũa, giun kim.
C. Giun đất, giun chỉ, giun kim.
D. Giun đất, giun móc, giun tóc.
Câu 6: Ngành chân khớp gồm 3 lớp sau:
A. Lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp tôm.
B. Lớp tôm, lớp nhện, lớp sâu bọ.
C. Lớp tôm, lớp nhện, lớp sâu bọ.
D. Lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 7(3 điểm): Kể một số đại diện ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt?
Câu 8(3 điểm): Em có biện pháp gì để phòng bệnh về giun ?
Câu 9(1 điểm): Trình bày lợi ích của giun đất đối với trồng trọt? Em phải làm gì để bảo vệ giun đất và môi trường đất?
3. Đáp án:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
* Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
D
A
A
D
II. Tự luận : (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
7
- Ngành giun dẹp: Sán lông, sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây
- Ngành giun tròn: Giun đũa, giun mốc, giun kim, giun chỉ, giun rễ lúa
- Ngành giun đốt: Rươi, giun đất, đỉa, giun đỏ
1
1
1
8
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh: ăn chín, uống chin, thức ăn sạch không chứa mầm bệnh.
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên sạch sẽ hằng ngày: Rữa tay sạch sẽ trước khi ăn, uống, tránh để muỗi đốt.
- Vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên sạch sẽ.
1
1
1
9
- Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt:
+ Làm đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất.
+ Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất thải tiết ra ở cơ thể giun.
- Bảo vệ giun đất và môi trường đất:
+ Trồng cây xanh để che phủ đất trống, đồi trọc, chống xói mòn đất
0,25
0,25
0,5
V. Tiến trình kiểm tra:
1. Ổn định lớp: 
2. Giao đề bài cho HS: HS làm bài kiểm tra và GV giám sát.
3. GV thu bài và chấm điểm: GV nhận xét giờ kiểm tra, chuẩn bị bài mới.
4. Thông kê kết quả:
LỚP
Tổng số HS
0-1,9
2-3,4
3,5-4,9
5-6,4
6,5-7,9
8-10
TB trở lên
7
38
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5. GV trả bài kiểm tra: GV nhận xét bài làm và đưa đáp án.
6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxTUAN18,19.docx
Giáo án liên quan