Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thông qua hình ảnh học sinh quan sát, phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các tập tính của sâu bọ. Kĩ năng hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

b. Năng lực riêng:

- Nhận biết, mô tả, phân tích tập tính của sâu bọ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Giáo viên chuẩn bị máy chiếu

- Học sinh ôn lại kiến thức ngành chân khớp.

- Bảng phụ, PHT có nội dung

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 
Tiết 29
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
Ngày soạn:11/12/2018
Ngày dạy: 13/12/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một số đại diện khác như: Dế mèn, bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm, chấy, rận... Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Nêu vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. Kĩ năng hoạt động nhóm. KN tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ và vai trò thực tiễn của lớp Sâu bọ trong thiên nhiên và trong đời sống con người. KN lắng nghe tích cực. KN ứng xử/ giao tiếp.
3. Thái độ:
- Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b. Năng lực riêng:
- Lắng nghe, phân tích vai trò của lớp sâu bọ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Tranh : Các loại ong mật – các giai đoạn phát triển của ong mật
- Bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức liên quan.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nêu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của châu chấu?
- Trình bày di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu?
Lớp sâu bọ có những đại diện nào, sư đa dạng như thế nào và đặc điểm chung gì của lớp sâu bọ?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lên bang trả lời, học sinh khác theo dõi bổ sung.
HS nêu vấn đề vào bài học.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Một số đại diện sâu bọ
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS quan sát từ hình 27.1 đến 27.7 SGK, đọc thông tin dưới hình và trả lời câu hỏi:
- Ở hình 27 có những đại diện nào?
- Em hãy cho biết thêm những đặc điểm của mỗi đại diện mà em biết?
- GV điều khiển HS trao đổi cả lớp.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 91 SGK.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày trên bảng phụ.
- GV chốt lại đáp án.
- GV yêu cầu HS nhận xét sự đa dạng của lớp sâu bọ.
- GV chốt lại kiến thức.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Đặc điểm chung của sâu bọ
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận, chọn các đặc điểm chung nổi bật của lớp sâu bọ.
- GV chốt lại đặc điểm chung.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
III. Vai trò thực tiễn của sâu bọ
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và làm bài tập điền bảng 2 trang 92 SGK.
- GV kẻ nhanh bảng 2, gọi HS lên điền.
- Để lớp sôi nổi GV nên gọi nhiều HS tham gia làm bài tập.
- Ngoài 7 vai trò trên, lớp sâu bọ còn có những vai trò gì?
- HS có thể nêu thêm:
VD: 
+ Làm sạch môi trường: bọ hung
+ Làm hại các cây nông nghiệp.
? Đối với Sâu bọ có lợi, là HS em phải làm gì để bảo vệ chúng?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Một số đại diện sâu bọ
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc độc lập với SGK.
+ Kể tên 7 đại diện.
+ Bổ sung thêm thông tin về các đại diện.
VD: 
+ Bọ ngựa: ăn sâu bọ, có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường.
+ Ve sầu: đẻ trứng trên thân cây, ấu trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ.
+ Ruồi, muỗi là động vật trung gian truyền nhiều bệnh
- 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS bằng hiểu biết của mình để lựa chọn các đại diện điền vào bảng 1.
- 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung đại diện
- HS nhận xét sự đa dạng về số lượng loài, cấu tạo cơ thể, môi trường sống và tập tính.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Đặc điểm chung của sâu bọ
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Một số HS đọc to thông tin trong SGKtrang 91, lớp theo dõi các đặc điểm dự kiến.
- Thảo luận trong nhóm, lựa chọn các đặc điểm chung.
- Đại diện nhóm phát triển, lớp bổ sung
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
III. Vai trò thực tiễn của sâu bọ
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bằng kiến thức và hiểu biết của mình để điền tên sâu bọ và đánh dấu vào ô trống vai trò thực tiễn ở bảng 2.
- 1 HS lên điền trên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- HS liên hệ
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I.Một số đại diện sâu bọ
- Sâu bọ rất đa dạng:
+ Chúng có số lượng loài lớn.
+ Môi trường sống đa dạng.
+ Có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống.
II.Đặc điểm chung của sâu bọ
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng ống khí.
- Phát triển qua biến thái.
III. Vai trò thực tiễn của sâu bọ
Vai trò của sâu bọ:
- Ích lợi:
+ Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm thực phẩm
+ Thụ phấn cho cây trồng
+ Làm thức ăn cho động vật khác.
+ Diệt các sâu bọ có hại
+ Làm sạch môi trường
- Tác hại:
+ Là động vật trung gian truyền bệnh
+ Gây hại cho cây trồng
+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Hãy cho biết 1 số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?
2. Nêu đặc điểm phân biệt lớp sâu bọ với lớp khác trong ngành chân khớp?
3. Nêu biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
- Kể các sâu bọ có lời trong nông nghiệp?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc.
HS trả lời sau khi thảo luận
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn tập ngành chân khớp.
- Tìm hiểu tập tính của sâu bọ.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời
HS đọc.
HS lắng nghe và ghi nhiệm vụ ở nhà.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi trong sách BT
Tuần 15 
Tiết 30
THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ
Ngày soạn:12/12/2018
Ngày dạy: 14/12/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thông qua hình ảnh học sinh quan sát, phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.
2. Kỹ năng: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các tập tính của sâu bọ. Kĩ năng hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b. Năng lực riêng:
- Nhận biết, mô tả, phân tích tập tính của sâu bọ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Giáo viên chuẩn bị máy chiếu
- Học sinh ôn lại kiến thức ngành chân khớp.
- Bảng phụ, PHT có nội dung
Tên động vật quan sát được
Môi trường sống
Các tập tính
Tự vệ
Tấn công
Dự trữ thức ăn
Cộng sinh
Sống thành xã hội
Chăm sóc thế hệ sau
1
2
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức liên quan.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng câu hỏi SGK
- Lớp sâu bọ rất đa dạng và phong phú vậy khi quan sát chúng thì chúng ta cần để ý những cái gì, phát hiện cái gì?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lên bảng trả lời.
HS nêu vấn đề của bài học cần giải quyết.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Giới thiệu
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành:
+ Theo dõi hình ảnh
+ Ghi chép các tập tính của sâu bọ
+ Có thái độ nghêm túc trong giờ học.
- Giáo viên phân chia các nhóm thực hành.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Học sinh xem phim
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên cho HS xem hình ảnh lần thứ nhất toàn bộ hình ảnh
- Giáo viên cho HS xem lại hình ảnh với yêu cầu ghi chép các tập tính của sâu bọ.
+ Tìm kiếm, cất giữ thức ăn.
+ Sinh sản
+ Tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ.
- Học sinh theo hình ảnh, quan sát đến đâu điền vào phiếu học tập đến đó.
- Với những đoạn khó hiểu HS có thể trao đổi trong nhóm hoặc yêu cầu GV chiếu lại.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
III. Học sinh thảo luận
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên dành thời gian để các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập của nhóm.
- Giáo viên cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên những sâu bọ quan sát được.
+ Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài.
+ Nêu các cách tự vệ, tấn công của sâu bọ.
+ Kể các tập tính trong sinh sản của sâu bọ.
+ Ngoài những tập tính có ở phiếu học tập em còn phát hiện thêm những tập tính nào khác ở sâu bọ.
- HS dựa vào nội dung phiếu học tập, trao đổi nhóm, tìm câu trả lời.
- GV kẻ sẵn bảng gọi HS lên chữa bài.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV thông báo đáp án đúng, các nhóm theo dõi, sửa chữa.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Giới thiệu
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS theo dõi và chuẩn bị ghi chép thảo luận.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Học sinh xem phim
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS theo dõi đoạn phim và ghi chép lại các tập tính hay sự kiện hoạt động của động vật.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
III. Học sinh thảo luận
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm và báo cáo trước lớp.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I.Giới thiệu
II.Học sinh xem phim
III. Học sinh thảo luận nhóm
Báo cáo vào vở và báo cáo theo nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em quan sát được tập tính nào phổ biến nhất ở sâu bọ?
Những tập tính nào được áp dụng trong nông nghiệp?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới. Ôn lại toàn bộ ngành chân khớp.
- Kẻ bảng trang 96, 97 vào vở.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thao dõi và ghi nhớ nhiệm vụ ở nhà.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi trong SBT

File đính kèm:

  • docxTUAN15.docx