Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

Hoạt động của GV

Chỉ giới thiệu các đại diện bằng hình ảnh phần cấu tạo tảo và một vài tảo khác thường gặp không đi sâu vào cấu tạo;

- GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống.

- Hướng dẫn HS quan sát một sợi tảo phóng to trên tranh  trả lời câu hỏi:

+ Vì sao tảo xoắn có màu lục?

- GV giảng giải về:

+ Tên gọi của tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa diệp lục.

+ Cách sinh sản của tảo xoắn: Sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp.

- GV chốt lại vấn đề bằng câu hỏi:

Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn?

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết: 41
Bài 36 : Toång keát veà caây coù hoa.
1. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Mở bài: Cây có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng. Vậy, chúng hoạt động như thế nào để tạo thành 1 cơ thể thống nhất ? 
Phát triển bài: 
Hoạt dộng 1: Tìm hiểu về sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan của cây có hoa:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
Yêu cầu HS nghiên cứu bảng trang 116 ; Hướng dẫn HS hoàn thành bảng, tranh vẽ phóng to và 2 câu hỏi cuối trang 117: 
 + Tên các cơ quan của cây 
 + Đặc điểm cấu tạo chính (chữ). 
 + Chức năng chính (số ). 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 5’ hoàn thành bài tập. 
Yêu cầu HS đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. 
Quan sát tranh theo hướng dẫn, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. 
Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
I. Cây là 1 cơ thể thống nhất. 
1.Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan của cây có hoa: 
Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng. 
Hoạt dộng 2: tìm hiểu về sự thống nhất các cơ quan ở cây có hoa.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
Yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trong 5’ trả lời: 
 + Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ về chức năng ? 
 + Lấy vd: hoạt động 1 cơ quan ả.h. đến hoạt động tăng cường hay giảm đi của cơ quan khác ? 
Vd: Khi bón phân đúng, đủ làm rễ phát triển tốt, và rễ sẽ cung cấp đủ nguyên liệu cho lá quang hợp giúp thân cây mập mạp.
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. 
Cá nhân đọc thông tin mục 2, thảo luận nhóm trả lời câu hỏ theo hướng dẫn. 
Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
Vd: Lá cây có chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Để lá thực hiện được chức năng đó thì phải nhờ hoạt động hút nước và muối khoáng của rễ, đồng thời các chất đó phải vận chuyển qua thân mới lên được lá. 
 2) Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa: 
 Các cơ quan của cây xanh có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. 
Tác động lên 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây. 
2/Củng cố luyện tập: 3’
Hướng dẫn HS, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 117. 
3/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 2’ 
Yêu cầu HS tham gia “Trò chơi giải ô chữ”. 
Học sinh tự đọc phần II: Bài Tổng kết cây có hoa
* Soạn trước bài Tảo
- Nêu môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp ?
- Nêu những lợi ích thực tế của tảo 	
Tuần: 22
Tiết: 42
CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
BÀI 37: TẢO
1. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tảo
a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
Chỉ giới thiệu các đại diện bằng hình ảnh phần cấu tạo tảo và một vài tảo khác thường gặp không đi sâu vào cấu tạo; 
- GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống.
- Hướng dẫn HS quan sát một sợi tảo phóng to trên tranh " trả lời câu hỏi:
+ Vì sao tảo xoắn có màu lục?
- GV giảng giải về:
+ Tên gọi của tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa diệp lục.
+ Cách sinh sản của tảo xoắn: Sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp.
- GV chốt lại vấn đề bằng câu hỏi:
Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn?
- Các nhóm HS quan sát mẫu tảo xoắn bằng mắt và bằng tay, nhận dạng tảo xoắn ngoài tự nhiên.
- HS quan sát kĩ tranh " cho một vài em nhận xét - Một vài HS phát biểu, rút ra kết luận.
- Cơ thể tảo xoắn là một sợi màu lục, gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp.
b. Quan sát rong mơ (tảo nước mặn)
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
- GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh rong mơ và trả lời câu hỏi:
+ So sánh hình dạng ngoài rong mơ với cây bàng, tìm các đặc điểm giống và khác nhau?
+ Vì sao rong mơ có màu nâu?
- GV giới thiệu cách sinh sản của rong mơ.
=> Rút ra nhận xét: Thực vật bậc thấp có đặc điểm gì?
- Tổ chức thảo luận chung cả lớp, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS quan sát tranh " tìm các đặc điểm giống và khác nhau giữa rong mơ và cây bàng).
Gợi ý:
Giống: Hình dạng giống 1 cây
Khác: Chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- HS căn cứ vào cấu tạo rong mơ và tảo xoắn " trao đổi nhóm rút ra kết luận.
- Thảo luận toàn lớp, tìm ra đặc điểm chung.
Tiểu kết: Rong mơ có màu nâu, chưa có rễ, thân, lá thật.
- Tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo đơn giản, có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá.
Hoạt động 2: Làm quen một vài tảo khác thường gặp
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
- Sử dụng tranh " giới thiệu một số tảo khác.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 124 và rút ra nhận xét hình dạng của tảo? Qua hoạt động 1 và 2 có nhận xét gì về tảo nói chung.
- HS quan sát: tảo đơn bào, tảo đa bào.
- HS nhận xét sự đa dạng của tảo về: hình dạng, cấu tạo, màu sắc.
" Nêu được: Tảo là thực vật bậc thấp, có một hay nhiều tế bào.
- Tảo là thực vật bậc thấp, cơ thể có một hay nhiều tế bào, cấu tạo đơn giản, có màu sắc khác nhau. Hầu hết sống trong nước.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của tảo
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
+ Tảo sống ở nước có lợi gì?
+ Với đời sống con người tảo có lợi gì?
+ Khi nào tảo có thể gây hại?
BVMT :
- Làm thế nào để bảo vệ các loại tảo có lợi ?
- HS thảo luận nhóm, bổ sung ý kiến cho nhau.
- Nêu được vài trò của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người.
HS trả lời
- Tảo có vai trò:
+ Cung cấp oxi.
+ Là thức ăn cho các động vật dưới nước.
+ Làm thức ăn cho người và gia súc.
+ Làm thuốc
+ Làm nguyên liệu dùng trong công nghiệp
+ Một số trường hợp tảo gây hại.
4. Củng cố, luyện tập (3’)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:
Câu 1: Cơ thể của tảo có cấu tạo:
a. Tất cả đều là đơn bào
b. Tất cả đều là đa bào
c. Có dạng đơn bào, có dạng đa bào.
Câu 2: Tảo bào sau đây là tảo đơn bào
a. Rau diép biển
b. Tảo xoắn
c. Tảo slic
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Câu 1,2,4 không yêu cầu HS trả lời; Câu 3 không yêu cầu HS trả lời phần cấu tạo
- Soạn trước bài Rêu – cây rêu theo các câu hỏi:
+ Rêu sống ở môi trường nào ?
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa ?
+ Rêu sinh sản bằng gì ? 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_22_nam_hoc_2019_2020.docx