Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 2 - Trần Thị Lài

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.

Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi.

1. Kĩ năng:Rèn kĩ năng thực hành.-Kĩ năng hoạt động nhóm.

1. Thái độ:-Có ý thức giữ gìn, bảo vệ kính lúp và kính hiển vi.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Kính lúp - Kính hiển vi

III/ CHUẨN BỊ:

3.1* Giáo viên:.-Kính lúp, hính hiển vi.

3.2* Học sinh:-Đọc trước bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng.

IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sỉ số HS:

4.2/ Kiểm tra bài miệng:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 2 - Trần Thị Lài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 Tiết: 3 
Tuần 2 Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS:
- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
- Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
- Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.
 2. Kĩ năng:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoc. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
- Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
III/ CHUẨN BỊ:
3.1* Giáo viên:
Bảng phụ kẻ bảng SGK/tr13.Phiếu học tập có nội dung như bảng SGK/tr13.
Một số cây như: Dương xỉ, rau bợ, cải
3.2* Học sinh: Kẻ bảng SGK tr/13 và điền vào các cột trống cho đầy đủ những thông tin.
Mỗi nhóm chuẩn bị một số cây: Dương xỉ, cải, sen, rau bợ
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV: - GV : TV ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn trồng thêm cây và bảo vệ chúng? Cho biết đời sống giữa cây ớt và cây bí đỏ? (10đ)
- HS: Bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hoà khí hậu 
 Bí Đỏ thời gian sống ngắn.
4.3/ Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 2’ Vào bài : TV có 1 số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kĩ các em sẽ nhận rasự khác nhau giữa chúng.
Hoạt động 2: 17’ TV có hoa và TV không có hoa. 
* Mục tiêu: Biết được các cơ quan của cây xanh có hoa. Phân biệt cáy xanh có hoa và cây xanh không có hoa.
Cách tiến hành: Quan sát ,hoạt động nhóm. 
GV yêu cầu HS quan sát cây cải, kết hợp với bảng SGK/tr13 -> ghi nhớ 
HS quan sát cây cải -> ghi nhớ.
GV phát phiếu học tập, treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập:
Tt
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản
Rễ
Thân
Lá
Hoa 
Quả
hạt
1
chuối
2
Rau bợ
3
Dương xỉ
4
Rêu
5
Sen
6
Khoai tây
HS: thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập, đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK/tr13, quan sát hình 4.2 và đối chiếu với mẫu vật hoàn thành bài tập trang 14.
HS: đọc thông tin SGK/tr13, quan sát hình 4.2 và đối chiếu với mẫu vật hoàn thành bài tập.
GV: nhận xét, và hỏi: có phải tất cả thực vật đều có hoa? 
HS: trả lời, rút ra kết luận. 
* GV liên hệBVMT-BĐKH:
- Thực vật cĩ tính đa dạng về cấu tạo và chức năng, vậy các cơ quan trong tổ chức cơ thể, giữa cơ thể với mơi trường cĩ mối quan hệ như thế nào?
- Từ đĩ ta phải cĩ ý thức như thế nào để chăm sĩc và bảo vệ thực vật?
Hoạt động 3: 15’ Cây 1 năm và cây lâu năm.
* Mục tiêu: Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm.
* Phương pháp: Hỏi đáp.
GV: hãy kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm?
HS: Lúa, ngô, mướp
GV: Hãy kể tên 1 số cây sống lâu năm, thường ra hoa , kết quả nhiều lần trong đời? 
HS: Xoài, mít, ổi 
GV: Qua đó hãy phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm?
HS: Trả lời, rút ra kết luận.
- GV: Hướng HS chỉ ra được tính đa dạng của thực vật về cấu tạo và chức năng -> Hình thành cho HS kiến thức về mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chứ c cơ thể với môi trường, nhóm lên ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật đặc biệt thực vật rừng. 
GDHN: tùy vào loại đất, khí hậu của từng vùng mà chọn giống cây trồng thích hợp để cho năng suất cao, phẩm chất tốt
1/ Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- TV có 2 nhóm : TV có hoa và TV không có hoa.
+ TV có hoa: cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. 
Ví dụ: Cây: Sen, mướp, bầu
+ TV không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt. 
Ví dụ: Cây: Rau bợ, thông
2/ Cây một năm và cây lâu năm.
- Cây 1 năm: Ra hoa, kết quả 1 lần trong vòng đời.
Ví dụ: Cây: Mướp, bầu, bí 
- Cây lâu năm: ra hoa kết quả nhiều lần trong vòng đời. 
Ví dụ: Cây: Ớt, Xoài, ổi
4.4. Tổng kết:
GV: Dựa vào đặc điểm nào nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
(HS: + TV có hoa: cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. 
+ TV không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt). 
GV: Trong các nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn có cây 1 năm. 
a/ Cây xoài, cây mít, cây vải. b/ Cây cà, cây ới, cây cải.
c/ Cây ổi, cây mận, cây bưởi. d/ Cả a, b, c đều sai. (HS: b)
4.5/ Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài vừa học:
- Học thuộc bài. - Trả lời các câu hỏi SGK/tr15
+ Làm bài tập ghi tên những cây có hoa và cây không có hoa mà em quan sát được:
STT
Cây có hoa
Cây không có hoa
1
2.
+Đọc phần “Em có biết” SGK/16
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Đọc và tìm hiểu bài: Kính lúp, kinh hiển vi và cách sử dụng.
 + Quan sát kính lúp cho biết cấu tạo của nĩ.
 - Đọc trước bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng.
Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT
Mục tiêu chương
1. Kiến thức:
HS biết cách sửõ dụng kính lúp, kính hiển vi và nhận biết được các bộ phận của chúng.
Biết tự lên tiêu bản một tế bào thực vật, đồng thời HS biết cấu tạo của một tế bào thực vật gồm vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
HS hiểu được tế bào lớn lên và phân chia như thế nào.
2. Kĩ năng:-Rèn kĩ năng thực hành.-Kĩ năng quan sát tế bào thực vật trên kính hiển vi.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:Tích cực học tập.-Biết bảo quản, giữ gìn dụng cụ học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
Bài 5 Tiết 4 
Tuần: 2
KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi.
1. Kĩ năng:Rèn kĩ năng thực hành.-Kĩ năng hoạt động nhóm.
1. Thái độ:-Có ý thức giữ gìn, bảo vệ kính lúp và kính hiển vi.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Kính lúp - Kính hiển vi
III/ CHUẨN BỊ:
3.1* Giáo viên:.-Kính lúp, hính hiển vi.
3.2* Học sinh:-Đọc trước bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra bài miệng:
- GV: Dựa vào đặc điểm nào nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Cho HS quan sát Nhụy của hoa dâm bụt? (10đ)
 - HS: + TV có hoa: cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. (2.5đ)
 + TV không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt. (2.5đ)
 + Không xác định rõ, phải cắt ngang quan sát bằng kính lúp ( 5đ)
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 3’ Muốn có hình ảnh to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp, kính hiển vi. Cách dùng như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng.
Hoạt động 2: 13’ Kính lúp và cách sử dụng.
* Mục tiêu: Biết sử dụng kính lúp cầm tay
Cách tiến hành: quan sát, hỏi đáp.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H5.1, đối chiếu với kính lúp giáo viên cho quan sát và hỏi: kính lúp có cấu tạo như thế nào?
- HS đọc thông tin, quan sát hình, đối chiếu với kính thật, trả lời.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.2 và cho biết cách sử dụng kính lúp.
- HS quan sát hình, trả lời .
- GV gọi HS khác nhận xét, rút ra kết luận.
- GV yêu cầu 1-2 HS tiến hành quan sát vài vật bằng kính lúp.
Hoạt động 3: 20’ Kính hiển vi và cách sử dụng.
* Mục tiêu: HS biết được cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi.
Cách tiến hành: quan sát, hỏi đáp.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, hướng dẫn HS quan sát 1 kính hiển vi thật, và hỏi: kính hiển vi có cấu tạo gồm mấy phần? Nêu cụ thể từng phần.
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát kính, trả lời.
- GV: Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
- HS trả lời.
- GV nhấn mạnh: thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật.
- GV yêu cầu 1 HS đọc to phần thông tin về cách sử dụng kính, GV làm thao tác cho HS quan sát.
- HS đọc thông tin, quan sát thao tác của GV, ghi nhớ.
- GV yêu cầu 1-2 HS lên thực hiện lại thao tác lên 1 tiêu bản hiển vi.
- HS thực hiện thao tác lên tiêu bản
- GV mời HS khác nhận xét.
* GV giáo dục hướng nghiệp: Làm quen với hoạt động nghiên cứu về thực vật.
1/ Kính lúp và cách sử dụng.
- Kính lúp gồm:
+ Tay cầm: bằng kim loại.
+ Tấm kính: trong, lồi 2 mặt.
- Cách sử dụng: tay cầm kính đặt sát vật mẫu, di chuyển kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
2/ Kính hiển vi và cách sử dụng.
- Kính hiển vi có 3 phần chính: 
+ Chân kính.
+ Thân kính.
+ Bàn kính.
- Cách sử dụng:
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
+ Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
4.4/ Tổng kết:
- GV gọi 1-2 HS thực hiện thao tác quan sát vật mẫu bằng kính lúp, lên tiêu bản kính hiển vi.
- HS thao tác.
- GV gọi 1-2 HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
4.5/ Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài vừa học:
+ Học bài chú ý phần cách sử dụng của kính hiển vi.
+ Hồn thành vở bài tập
+ Đọc mục “ em cĩ biết”
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Đọc trước bài: “Thực hành: Quan sát tế bào thực vật”
+ Mỗi nhĩm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín.
+ Xem lại cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi 
 - Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 củ hành tây, 1 quả cà chua. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_2_tran_thi_lai.doc