Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 8 đến 10 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây

- HS nhận biết và phân biệt được có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm

- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng học tập, hợp tác nhóm nhỏ.

- Rèn kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức, phân tích, rút ra kết luận.

- Rèn kỹ năng sống:

 + Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin, so sánh hình dạng ngoài của các loại rễ với nhau; các miền của rễ và chức năng của chúng.

 + Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

 + Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ/ý tưởng khi thảo luận cách chia cây thành 2 nhóm căn cứ vào cấu tạo của rễ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.

4. Năng lực

 

docx14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 8 đến 10 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / kiến thức trong bài học
Năng lực giải quyết vấn đề 
Hoạt động nhóm , tư duy cá nhân
Năng lực kiến thức Sinh học
Hiểu biết về đặc điểm và điều kiện để tế bào lớn lên.Hiểu được quá trình phân chia tế bào và kết quả của quá trình phân chia .Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia : Tăng số lượng và kích thước tế bào Giup cây sinh trưởng và phát triển 
Năng lực tính toán
Đưa ra kết quả : Từ 1 tế bào 2 tế bào con, từ 2 tế bào 4 tế bào con
II. Phương tiện dạy học:
 1.Chuẩn bị của giáo viên :
 - Tranh phóng to H8.1, 8.2 SGK
 - Nội dung hoạt động nhóm cho học sinh :
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm ., lớp:.,thành viên của nhóm :..
Câu 1 : Thế nào là tế bào non, tế bào trưởng thành ?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 2 : Tế bào lớn lên như thế nào ?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 3: Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được ?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
 2. Chuẩn bị của học sinh : 
 - Trả lời các câu hỏi giáo viên cho trước.
III. Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Trực quan.
- Vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1 : Cấu tạo tế bào gồm những thành phần nào? Thành phần nào quan trọng nhất ? Vì sao?
 Câu 2 : Nêu khái niệm mô ?
Đáp án 
Câu 1 : Cấu tạo tế bào gồm những thành phần :
 - Vách tế bào
 - Màng sinh chất
 - Chất tế bào (chất nguyên sinh): chứa các bào quan.
 - Nhân
 - Một số thành phần khác: không bào, lục lạp (chỉ có ở tế bào thịt lá)
* Thành phần quan trọng nhất là nhân vì nó điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
 Câu 2 Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng riêng 
3. Tổ chức các hoạt động 
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
- GV cho HS quan sát tranh 
Các cơ quan của thực vật như rễ , thân, lá . Em hãy cho biết cấu tạo của rễ , thân, lá có điểm gì giống nhau ?
Em hãy dự đoán xem các cơ quan của thực vật như rễ , thân, lá có lớn lên được không ?
Các em đã biết, cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào và cũng biết rằng mô phân sinh có chức năng giúp cây tăng kích thước. Vậy, quá trình sinh trưởng ấy là nhờ đâu, tại sao mô phân sinh có thể thực hiện được chức năng đó? Hôm nay, chúng ta hãy cùng giải thích hiện tượng này.
 Tìm hiểu bài mới
HS quan sát tranh
- HS trả lời : đều dược cấu tạo bằng tế bào
- HS trả lời : có lớn lên 
Tiết 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: Sự lớn lên của tế bào
- Treo tranh H8.1 và giới thiệu tranh.
- Nêu câu hỏi thảo luận nhóm 
+ Thế nào là tế bào non, tế bào trưởng thành?
+ Tế bào lớn lên như thế nào?
+ Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được ?
- GV nhận xét, rút ra lết luận : Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được?
Ghi bảng.
 Hoạt động 2 : Sự phân chia của tế bào
- Treo tranh H8.2 và giới thiệu tranh
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+ Khi nào thì tế bào phân chia?
+ Tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
+ Quá trình phân chia diễn ra như thế nào?
NLtính toán, đưa ra kết quả : Từ 1 tế bào 2 tế bào con, từ 2 tế bào 4 tế bào con
+ Ý nghĩa của sự lớn lên và sự phân chia đối với thực vật?
- Hướng dẫn HS rút ra kết luận :
Các cơ quan ở thực vật lớn lên nhờ đâu ? Tế bào nào mới có khả năng phân chia?
Ghi bảng
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận theo nhóm trong 3’:
+ Tế bào non là những tế bào mới hình thành, có kích thước bé.
 + Tế bào trưởng thành là tế bào đã ổn định về kích thước, không lớn thêm nữa và có khả năng sinh sản.
 + Sự lớn lên của vách tế bào, màng sinh chất, nguyên sinh chất. Không bào lớn dần.
 + Nhờ quá trình trao đổi chất
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận theo nhóm trong 4’:
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
 + Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định (tế bào trưởng thành) thì phân chia
 + Mô phân sinh (ngọn, gióng, bên) (hay nói cách khác mô sơ cấp)
 + Đầu tiên, từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau. Sau đó tế bào chất phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Và các tế bào con lớn lên đến khi bằng mẹ
 + Giúp cây lớn lên cả về chiều ngang lẫn chiều cao(sinh trưởng và phát triển)
- Nhờ các tế bào phân chia. Chỉ có tế bào trưởng thành ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
1. Sự lớn lên của tế bào
Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần lên thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
2. Sự phân chia của tế bào
- TB được sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 TB con, đó là sự phân bào.
- Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất TB phân chia, vách TB hình thành ngăn đôi TB cũ thành 2 TB con.
- Các TB ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
- Ý nghĩa: TB phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG , MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
1. Hướng dẫn học sinh :
- Trả lời câu hỏi :
Câu 1: Quan sát tranh H8.2 và bằng kiến thức em đã học hãy trình bày quá trình phân bào ?
Câu 2 : Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật ?
2. GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
 Chọn câu trả lời đúng nhất :
Câu 1 :.Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia 
A. Mô phân sinh
B Mô che chở
C Mô nâng đỡ
2.Tế bào nào có khả năng phân chia
A .Tế bào non
B .Tế bào trưởng thành
 C .Tế bào già
Đáp án :1A, 2B
- Đánh giá . nhận xét
. HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
4. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài cũ. Trả lời câu hỏi 1,2 SGK / 28. 
- Vẽ hình 8.2 vào vở .
 - Chuẩn bị bài 9 : Các loại rễ, các miền của rễ.
 + Mẫu vật: Các loại rễ cây ( Rễ tương đối lớn để dễ quan sát, chỉ cần phần rễ có thể cắt bớt thân)
 + Có mấy loại rễ chính ? Cho ví du ?
 + Rễ gồm mấy miền? Chức năng của từng miền?
 Ban giám hiệu
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Tổ/Nhóm trưởng
(ký, ghi họ tên)
 Giáo viên
 (ký, ghi họ tên)
Ngày soạn : 29 / 09 / 2019 Tuần 5
Chương II : RỄ
Tiết 9 : CÁC LOẠI RỄ. CÁC MIỀN CỦA RỄ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây
- HS nhận biết và phân biệt được có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm 
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng học tập, hợp tác nhóm nhỏ.
- Rèn kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức, phân tích, rút ra kết luận.
- Rèn kỹ năng sống: 
 + Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin, so sánh hình dạng ngoài của các loại rễ với nhau; các miền của rễ và chức năng của chúng.
 + Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
 + Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ/ý tưởng khi thảo luận cách chia cây thành 2 nhóm căn cứ vào cấu tạo của rễ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.
4. Năng lực 
Năng lực hình thành
 Hoạt động / kiến thức trong bài học
Năng lực tư duy 
Hoạt động cá nhân
Năng lực kiến thức Sinh học
Biết được cơ quan rễ là cơ quan sinh dưỡng và có vai trò là giữ cho cây mọc được trên đất , hút nước và muối khoáng hòa tan .Phân biệt được rễ cọc và rễ chum .Cho ví dụ 2 loại rễ này. Nêu được tên các miền của rễ. Hiểu được chức năng của từng miền
II. Phương tiện dạy học :
 1.Chuẩn bị của giáo viên :
 - Mẫu vật: Rễ một số loài cây (rễ cọc và rễ chùm, rễ phụ cây si)
 - Tranh phóng to H 9.1, 9.2 và 9.3 SGK
 - Bảng phụ các miền của rễ và chức năng chính của từng miền.
 - Tranh ảnh một số cây có cả phần rễ cây
 2. Chuẩn bị của học sinh :
 - Mẫu vật : Các loại rễ 
 - Kính lúp (nếu có), sưu tầm tranh ảnh một số cây có cả phần rễ cây
 - Quan sát các mẫu vật và phân biệt trước các loại rễ
III. Phương pháp dạy học:
 - Dạy học nhóm.
 - Trực quan – tìm tòi.
 - Vấn đáp – tìm tòi.
 - Động não.
IV. Tiến trình dạy học :
 1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1 Quá trình phân bào diễn ra như thế nào ? : Tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia ?
Câu 2 Ý nghĩa của sự phân chia và lớn lên của tế bào đối với đời sống của cây ?
Đáp án
Câu 1 
 Quá trình phân bào : đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
- Các tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
Câu 2 Ý nghĩa: Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển
3. Tổ chức các hoạt động 
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
- GV cho HS quan sát tranh vẽ : Các cơ quan của cây cải . Gọi HS nhắc lại các cơ quan của thực vật 
Trong chương trình, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các cơ quan đó. Đầu tiên, là rễ. Em hãy cho biết rễ có chức năng gì đối với cây ? 
Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một loại rễ.Vậy sẽ có bao nhiêu loại rễ và đặc điểm hình dạng của chúng ra sao ? Rễ có mấy miền và chức năng của từng miền là gì ?
 Tìm hiểu bài mới
HS quan sát tranh
- HS trả lời : 
+ Cơ quan sinh dưỡng (Rễ , thân .lá )
+ Cơ quan sinh sản ( Hoa, quả ,hạt )
- HS trả lời :
 + Giữ cho cây mọc được trên đất 
 + Hút nước và muối khoáng hòa tan
Chương II : RỄ
Tiết 9 : CÁC LOẠI RỄ. CÁC MIỀN CỦA RỄ
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1. Các loại rễ
- Phân biệt rễ cây với các cơ quan khác của cây? Hay nói cách khác nêu khái niệm rễ?
- Tập trung mẫu vật của HS, yêu cầu HS phân biệt rễ thành các nhóm rễ có hình dạng giống nhau và gọi tên các nhóm rễ đó.
- Quan sát 2 nhóm rễ và nêu sự khác nhau của chúng.
- Treo tranh H9.1 và phân biệt 2 loại rễ.
Có mấy loại rễ chính? Đặc điểm từng loại rễ?
- Giới thiệu rễ phụ cây si và giải thích cho HS không nhầm lẫn đây là dạng rễ chùm (rễ mọc từ thân, cành trên mặt đất là rễ phụ)
- Tập trung mẫu vật, tranh ảnh của GV và HS, treo tranh H9.2 và phân nhóm rễ.
Ghi bảng
- Rễ là cơ quan sinh dưỡng nằm dưới đất của cây, có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, đồng thời giữ cho cây đứng vững.
- HS phân biệt rễ thành 2 nhóm: rễ cọc và rễ chùm.
- Rễ cọc: gồm 1 rễ cái to, khỏe và nhiều rễ con mọc từ rễ cái
 Rễ chùm: gồm nhiều rễ con, mọc từ gốc thân thành chùm.
- HS quan sát tranh và chú ý nghe giảng
- HS trả lời
- HS nghe giảng
- HS phân nhóm vào bảng kẻ vào vở bài tập
1. Các loại rễ
Rễ là cơ quan sinh dưỡng có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan nuôi cây, đồng thời giữ cho cây mọc được trên đất.
- Có 2 loại rễ chính:
 + Rễ cọc: gồm 1 rễ cái và nhiều rễ con. 
VD: cây cải, cây bàng, cây đa
 + Rễ chùm: gồm nhiều rễ con mọc từ gốc thân 
VD: cây ngô, cây bèo tây, cây lúa
Tên cây
Rễ cọc
Rễ chùm
Cây tỏi tây
x
Cây bưởi
x
Cây cải
x
Cây lúa
x
Cây đậu xanh
x
Cây ngô
x
Cây hồng xiêm
x
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 2. Các miền của rễ
- Treo tranh H9.3 và giới thiệu tranh
- Rễ được chia làm mấy miền?
- Gọi HS lên bảng chỉ vị trí của từng miền trên tranh.
- Đặc điểm và chức năng cụ thể của từng miền?
- Treo bảng phụ các miền của rễ và giảng thêm cho HS hiểu cụ thể hơn đặc điểm của từng miền ứng với chức năng.
- HS quan sát tranh.
+ 4 miền: miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút và miền trưởng thành.
- HS lên chỉ tranh.
- HS trả lời theo bảng chức năng trong SGK.
- HS chú ý nghe giảng
2. Các miền của rễ
Rễ có 4 miền: miền chóp rễ che chở cho đầu rễ, miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra, miền hút hấp thụ nước và muối khoáng và miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền
Các miền của rễ
Chức năng chính
của từng miền
Miền trưởng thành (có các mạch dẫn)
Dẫn truyền
Miền hút (có các lông hút)
Hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia)
Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ
Che chở cho đầu rễ
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG , MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
1. Hướng dẫn học sinh :
- Trả lời câu hỏi SGK / 31 : 
Rễ gồm mấy miền? Chức năng của từng miền ?
- Đọc mục : “Em có biết ? ”
2. GV cho HS làm bài tập :
Câu 1 SGK/ 31 : Hãy liệt kê 5 cây có loại rễ khác nhau mà em quan sát được và ghi vào bảng SGK / 31
 Chọn câu đúng nhất :
Câu 1 :. Trong những nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây có rễ cọc ?
A Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng ,cây lúa
B Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây lêkima
C Cây cà chua, cây ngô, cây bưởi, cây ổi
D Cây táo, cây mít, cây su hào, cây cải
Đáp án : 1D
Câu 2 Trong những nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây có rễ chùm?
A Cây mận, cây chanh, cây hành, cây hồng xiêm
B Cây hành, cây lúa, cây ngô, cây mía
C Cây tre, cây lúa, cây trúc, cây xoài
D Cây dừa, cây si, cây mận, cây tre
Đáp án :1B
- Đánh giá . nhận xét
. HS trả lời
HS đọc và tìm hiểu
- HS hoàn thành bảng bài tập
- HS trả lời
- HS trả lời
4. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài cũ. Trả lời câu hỏi,2 SGK / 31. .
 - Chuẩn bị bài 10 : Cấu tạo miền hút của rễ
 + Bảng trang 32 chỉ liệt kê tên các bộ phận và nêu chức năng chính 
 + Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao ?
 Ban giám hiệu
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Tổ/Nhóm trưởng
(ký, ghi họ tên)
 Giáo viên
 (ký, ghi họ tên)
Ngày soạn : 1 / 10 / 2019 Tuần 5
Tiết 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
 - Nêu được tên các bộ phận miền hút của rễ.
 - Trình bày được chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
 - Trình bày được vai trò của lông hút 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng học tập, hợp tác nhóm nhỏ.
- Rèn kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức, phân tích, rút ra kết luận.
- Rèn kỹ năng sống: 
 + Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin để tìm hiểu cấu tạo và chức năng miền hút của rễ + Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
 + Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học, say mê nghiên cứu thế giới thực vật.
4. Năng lực 
Năng lực hình thành
 Hoạt động / kiến thức trong bài học
Năng lực giải quyết vấn đề 
 Hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân
Năng lực kiến thức Sinh học
Nhận biết được tên các bộ phận miền hút của rễ. Hiểu biết về chức năng các bộ phận miền hút của rễ, vai trò của lông hút. Giải thích được : Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao ?
Năng lực nghiên cứu khoa học
Biết ứng dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan tới rễ cây.
II. Phương tiện dạy học :
 1.Chuẩn bị của giáo viên :
 - Tranh phóng to H 9.3 , H10.1, 10.2 SGK
 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng cấu tạo và chức năng của miền hút ( không kẻ cột cấu tạo từng bộ phận )
 - Nội dung hoạt động nhóm cho học sinh :
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm ., lớp:.,thành viên của nhóm :..
Câu 1 : Chức năng các phần của miền hút ? 
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 2: Lông hút có tồn tại mãi không ?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 3 : Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút ?
.............................................................................................................................................
 2. Chuẩn bị của học sinh :
 Kẻ sẵn bảng cấu tạo và chức năng của miền hút vào vở học ( không kẻ cột cấu tạo từng bộ phận )
III. Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Trực quan.
- Vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1. Có mấy loại rễ chính ? Mỗi loại rễ cho 2 ví dụ ?
Câu 2. Rễ gồm mấy miền? Chức năng chủ yếu của từng miền ? 
Đáp án : 
Câu 1 Có 2 loại rễ chính : Rễ cọc và rễ chùm
 - Rễ cọc : cây bưởi, cây hồng xiêm
 - Rễ chùm : cây tỏi tây, cây lúa
 Câu 2 Rễ có 4 miền :
 - Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ 
 - Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra 
 - Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng 
 - Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền 
3. Tổ chức các hoạt động 
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
- GV cho HS quan sát tranh H 9.3 , nhắc lại :Rễ gồm có mấy miền ? Đó là những miền nào ?
Theo các em, trong 4 miền của rễ, miền nào là quan trọng nhất ?
Chức năng chủ yếu của miền hút là gì ?
Như vậy, để thực hiện được chức năng đó, miền hút có cấu tạo như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc đó.
 Tìm hiểu bài mới
HS quan sát tranh
- HS trả lời : Rễ có 4 miền : Miền chóp rễ , miền sinh trưởng , miền hút, miền trưởng thành 
- HS trả lời : miền hút
 -HS trả lời : hấp thụ nước và muối khoáng
Tiết 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1. 
Cấu tạo miền hút của rễ
- Treo tranh H10.1, giới thiệu tranh Nêu câu hỏi :
-Cấu tạo miền hút gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những thành phần nào ?
- Lông hút có phải là một tế bào không? Vì sao?
Kể tên các bộ phận của miền hút ?
Ghi bảng
Hoạt động 2 : Chức năng của miền hút
- Nêu câu hỏi ( phiếu học tập) , yêu cầu HS thảo luận nhóm :
1. Chức năng các phần của miền hút ? 
2. Lông hút có tồn tại mãi không 
3. Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút ?
Chức năng cụ thể từng thành phần của miền hút ?
GV nhận xét ,ghi bảng
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời : 
 + Gồm 2 phần: vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ ; trụ giữa gồm bó mạch (mạch rây và mạch gỗ) và ruột
+ Lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần
- HS trả lời 
- Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
+ HS dựa vào bảng cấu tạo và chức năng của miền hút trả lời.
+ Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng
+ Tế bào lông hút không có diệp lục, có không bào lớn, kéo dài, lông hút mọc dài ra đến đâu thì nhân di chuyển đến đó nên vị trí của nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút.
- HS trả lời 
1. Cấu tạo miền hút của rễ
Miền hút của rễ gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa 
- Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút và thịt vỏ.
- Trụ giữa gồm bó mạch (mạch rây và mạch gỗ) và ruột
2.Chức năng miền hút của rễ 
a. Vỏ:
- Biểu bì:
+ Bảo vệ các thành phần bên trong rễ.
+ Có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
- Thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
b. Trụ giữa:
- Bó mạch (xếp xen kẽ):
 + Mạch rây: chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
 + Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
- Ruột: chứa chất dự trữ.
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG , MỞ RỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
1. Hướng dẫn học sinh :
- Trả lời câu hỏi SGK / 33 :
Câu 1: Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng ?
- Đọc mục : “Em có biết ? ” SGK / 34
2. GV cho HS làm bài tập 1 : Chọn câu đúng nhất :
 Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì :
A. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_8_den_10_nam_hoc_2019_2020.docx