Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 2 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 a) Kiến thức

 - Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh học cùng với những mặt lợi, hại của chúng. Kể tên của bốn nhóm sinh vật chính.

 - Hiểu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng.

 b) Kĩ năng: Quan sát, nhận xét

 c) Thái độ: Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng nghiên cứu gì, nhằm mục đích gì.

 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

 1. GV: + Tranh vẽ: Quan cảnh tự nhiên 1 số Động vật – thực vật.

 + Tranh: H2.1 SGK ( 4 nhóm SV chính )

 + Bảng phụ theo mẫu trang 7 SGK.

 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:

 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

a. Ổn định tổ chức: (1 phút)

b. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 - Hãy phân biệt thế nào là vật sống và vật không sống? Cho ví dụ minh họa?

 - Cơ thể sống có đặc điểm gì ?

c. Bài mới (giới thiệu bài): (1 phút)

 Đối tượng nghiên cứu của Sinh học ? Trong tự nhiên đối tượng có đặc điểm gì? Vậy nhiệm vụ của sinh học là gì ?

 2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 2 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết: 01
MỞ ĐẦU 
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
Ngày soạn: 3/09/2019
Ngày dạy: 6/09/2019
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
 - Nêu lên được những đặc điểm của cơ thể sống
 - Phân biệt vật sống và vật không sống
b) Kĩ năng: Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét
c) Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1.- GV : Phiếu học tập, tranh vẽ
2.- HS : Xem trước bài 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
a. Ổn định tổ chức
b. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra ( phút) 
c. Bài mới (giới thiệu bài): (1 phút) 
Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta chúng bao gồm các vật sống và vật không sống. Vậy vật sống có những đặc điểm cơ bản nào bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động: Nhận dạng vật sống và vật không sống (19 phút)
Mục tiêu: Nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài
- GV yêu cầu HS kể tên một số cây, con vật, đồ vật, và hỏi:
 + Những cây cối, con vật đó cần điều kiện gì để sống? Chúng có lớn lên và sinh sản không? 
 + Những đồ vật có cần điều kiện sống như cây cối, con vật hay không? Chúng có lớn lên và sinh sản không?
- HS kể tên một số sinh vật, đồ vật, lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV: Từ những điều trên em hãy nêu những điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
- GV: Hãy cho 1 số ví dụ về vật sống và vật
không sống mà em quan sát được ở trường, ở nhà hoặc trên đường đi học?
 HS: Cho ví dụ.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức.
1/ Nhận dạng vật sống và vật không sống.
Kết luận:
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản.
+ VD: con gà, cây đậu
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
+ VD: hòn đá
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống (19 phút)
Mục tiêu: Biết được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên
GV treo bảng phụ có nội dung SGK Trang6
- GV giải thích tiêu đề của cột 2, 6, 7. Phát phiếu học tập có nội dung như trên, yêu cầu các nhóm thảo luận điền vào bảng.
- HS chú ý lắng nghe, thảo luận hoàn thành bảng. 
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên điền kết quả vào bảng phụ, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV: Qua bảng trên em hãy cho biết đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
2/ Đặc điểm của cơ thể sống.
Kết luận:
- Cơ thể sống có những đặc điểm:
+ Trao đổi chất với môi trường.
+ Lớn lên và sinh sản.
 3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (6 phút)
 - GV: Trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?
 a. Lớn lên. c. Di chuyển 
 b. Sinh sản 	 d. Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải.
 - HS: a, b, d.
 - GV: Vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau? Cho ví dụ.
 - HS: Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản.
	 VD: con gà, cây đậu
	 Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
 	 VD: hòn đá
 - HS ôn lại kiến thức về quang hợp ở sách tự nhiên xã hội ở tiểu học.
 - Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trường.
 - Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 6 và xem bài mới “Nhiệm vụ của Sinh học”.
 - Kẻ trước bảng ở trang 7 SGK vào vở bài tập.
 4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................
Tuần: 01
Tiết: 02
Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
Ngày soạn: 3/9/2019
Ngày dạy: 8/9/2019
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Kiến thức
 - Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh học cùng với những mặt lợi, hại của chúng. Kể tên của bốn nhóm sinh vật chính.
 - Hiểu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng.
 b) Kĩ năng: Quan sát, nhận xét 
 c) Thái độ: Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng nghiên cứu gì, nhằm mục đích gì..
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: + Tranh vẽ: Quan cảnh tự nhiên 1 số Động vật – thực vật. 
 + Tranh: H2.1 SGK ( 4 nhóm SV chính )
 + Bảng phụ theo mẫu trang 7 SGK.
 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
a. Ổn định tổ chức: (1 phút) 
b. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 - Hãy phân biệt thế nào là vật sống và vật không sống? Cho ví dụ minh họa?
 - Cơ thể sống có đặc điểm gì ?
c. Bài mới (giới thiệu bài): (1 phút) 
 Đối tượng nghiên cứu của Sinh học ? Trong tự nhiên đối tượng có đặc điểm gì? Vậy nhiệm vụ của sinh học là gì ?
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:	
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Sự đa dạng sinh vật trong tự nhiên (23 phút)
Mục tiêu: Giới sinh vật đa dạng,sống nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người.
- Yêu cầu học sinh thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
- Gợi ý:
 + Cho biết tên một số loại thực vật và động vật trong tự nhiên mà em biết? Em biết thông tin gì về chúng?
- Một vài học sinh lên bảng điền vào cột trống. Cho một vài ví dụ về một số loài động vật và thực vật, cung cấp một số thông tin về chúng.
- Yêu cầu học sinh tự rút ra nhận xét về thế giới sinh vật: số lượng, nơi ở, kích thước, màu sắc của sinh vật.
- Học sinh tự nhận xét khi hoàn thành bảng.
- Giáo viên bổ sung.
- Yêu cầu học sinh xếp loại riêng ví dụ nào thuộc động vật, thực vật, hay không phải động vật, thực vật? chúng thuộc nhóm nào của sinh vật?
- Học sinh trả lời câu hỏi và xác định tên các nhóm sinh vật.
- Giáo viên treo tranh => giới thiệu đại diện của các nhóm sinh vật trong tự nhiên.
- Quan sát tranh và đọc phần thông tin trong sách giáo khoa. Nêu được nơi ở của các nhóm sinh vật trong tranh.
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về thông tin của các nhóm.
- Yêu cầu học sinh cho thêm một số ví dụ về đại diện của các nhóm.
- HS: Nêu một số ví dụ đại diện cho từng nhóm sinh vật.
1/Sinh vật trong tự nhiên:
Kết luận:
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
 Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng.
b.Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
 - Sinh vật trong tự nhiên bao gồm các nhóm lớn sau: Vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật.
 - Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của sinh học (10 phút)
 Mục tiêu: Hiểu được nhiệm vụ của bộ môn sinh học nói chung và thực vật học nói riêng có liên quan đến đời sống con người.
- Giáo viên gợi ý:
 + Cho ví dụ về một số sinh vật có ích trong cuộc sống?
 + Kể một số tác hại của một số sinh vật mà em biết?
 + Làm thế nào để nhận biết những sinh vật có lợi hay có hại?
- Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Giáo viên diễn giải thêm về nhiệm vụ của sinh học.
- Học sinh đọc phần thông tin trong sách giáo khoa. Rút ra kết luận về nhiệm vụ của sinh học.
*GDBVMT: Thực vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người có ý thức sử dụng, bảo vệ, phát triển và cải tạo chúng.
2/ Nhiệm vụ của sinh học:
Kết luận:
Nhiệm vụ của sinh học là nghiên cứu các hình thái, cấu tạo cũng như sự đa dạng của sinh học nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ cho đời sống con người.
 3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức) (5 phút)
 - Học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Sự đa dạng của thế giới sinh vật được thể hiện như thế nào?
 - Nhiệm vụ của sinh học là gì?
 - Học bài, sưu tầm tranh (ảnh) thực vật ở nhiều môi trường khác nhau.
 - Kẻ bảng tr.11 SGK vào vở bài tập.
 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 vào vở bài tập.
 - Xem trước bài “Đặc điểm chung của thực vật”.
 4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.................
Đầm Dơi, ngày /./ 2019
KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docBai 1 Dac diem cua co the song_12689582.doc