Giáo án Sinh học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Kiến thức:

- Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước & một số loại muối khoáng chính đối với cây.

- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào

- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu

- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.

b) Kỹ năng:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về vai trò của nước và muối khoáng đối với cây, sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng trong thảo luận nhóm

- Kỹ năng quản lý thời gian trong khi chia sẻ thông tin, trình bày báo cáo.

c) Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn

2. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực quan sát, phân tích, nghiên cứu.

 3. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:

 - Thảo luận nhóm.

 - Nêu và giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Chuẩn bị của Giáo viên: Tranh “Thí nghiệm về nhu cầu muối khoáng của cây”

2. Chuẩn bị của Học Sinh: Chuẩn bị kết quả thí nghiệm đã chuẩn bị.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp học: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1')

2. Kiểm tra bài cũ: (8')

 

doc90 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 to ra của thân.
Xác định tuổi cây bằng cách nào?
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1')
Trả lời câu hỏi sgk
Đọc “Em có biết”
Bài mới: Các nhóm làm thí nghiệm sgk/54 (hướng dẫn cụ thể)
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
........................................................
........................................................
........................................................
Tiết 17 - Bài 17. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN 
Ngày soạn: 05/10/2019
Ngày dạy
Lớp
Số HS vắng
Ghi chú
6B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a) Kiến thức: HS biết cách tự tiến hành TN để chứng minh: Nước & MK được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
b) Kỹ năng: 
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyển các chất trong thân.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
- Kĩ năng quản lý thời gian khi tiến hành thí nghiệm
c) Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
2. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực quan sát, phân tích, nghiên cứu. 
3. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Tranh “Cấu tạo trong của thân cây và sự vận chuyển các chất trong thân” 
2. Chuẩn bị của Học Sinh: Chuẩn bị thí nghiệm
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
- HS1: Cây gỗ to ra do đâu? Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
- HS2: Tìm sự khác nhau giữa dác & ròng?
3. Hoạt động khởi động: (1') 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Yêu cầu học sinh báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm
4. Hoạt động hình thành kiến thức.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
8'
15'
10'
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cũ
- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở:
- Học sinh làm bài tập độc lập. 
Điền từ thích hợp: rây, gỗ, vận chuyển chất hữu cơ, vận chuyển nước và muối khoáng vào chỗ trống trong các câu sau:
- Mạch .......... gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng ..........
- Mạch ......... gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất nguyên sinh, có chức năng .......
- Yêu cầu 1 – 3 học sinh đọc đáp án.
- Học sinh nêu đáp án, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Chứng minh nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
- Yêu cầu các nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà 
- Gọi 1 – 3 học sinh trả lời.
- Yêu cầu 1 HS lên chỉ trên tranh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- GVHD HS xác định vị trí 2 tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ trên mẫu vật thật:
+ Dùng dao khẽ cạo bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh " tầng sinh vỏ; tách vỏ đến lớp gỗ lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt " tầng sinh trụ
- HDHS đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
+ Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
+ Thân cây to ra do đâu - Quan sát kết quả của các nhóm " Nhận xét " Thông báo nhóm có kết quả tốt
- GV tiếp tục yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
+ Chỗ nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân?
+ Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?
" Nhận xét, bổ sung " KL:
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ qua mạch rây
- HDHS nghiên cứu thí nghiệm và quan sát H 17.2. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra?
+ Mạch rây có chức năng gì?
+ Nhân dân ta thường làm ntn để nhân giống nhanh cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, vải hồng xiêm ...
+ Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? Tại sao?
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung 
GV nhận xét, kết luận:
Đáp án:
1. rây
2. vận chuyển chất hữu cơ
3. gỗ
4. vận chuyển nước và muối khoáng.
1. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan:
KL: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
2. Vận chuyển chất hữu cơ:
KL: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
5. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (4')
- Học sinh đọc kết luận/ SGK 50
- Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? 
- Mạch rây có chức năng gì?
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1')
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK56
- Đọc bài 18 “Biến dạng của thân”
- Chuẩn bị: Củ khoai tây, củ su hào , củ gừng, của dong ta, củ nghệ ...
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
........................................................
........................................................
........................................................
Tiết 18 - Bài 18. THỰC HÀNH 
QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN
Ngày soạn: 05/10/2019
Ngày dạy
Lớp
Số HS vắng
Ghi chú
6B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a) Kiến thức: 
- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu, tranh ảnh.
- Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong tự nhiên.
b) Kỹ năng: 
- Kỹ năng hợp tác để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật ( các loại thân)
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát, đối chiếu, so sánh các biến dạng của thân
- Kỹ năng so sánh phân tích, khái quát, đối chiếu giữa các loại thân với nhau
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
- Kỹ năng lắng nghe tích cực trong thảo luận 
 c) Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
2. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực quan sát, phân tích, nghiên cứu. 
3. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Tranh “Các loại thân biến dạng”
2. Chuẩn bị của Học Sinh: Su hào, khoai tây, nghệ, gừng, dong ta ....
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài học)
3. Hoạt động khởi động: (1') Thân cũng có biến dạng giống như rễ. Ta hãy quan sát một số loại thân biến dạng và tìm hiểu chức năng của chúng
4. Hoạt động hình thành kiến thức.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
18'
20'
Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
- Yêu cầu các nhóm đặt các loại mẫu đã chuẩn bị vào khay. Hoạt động nhóm:
- Quan sát, thảo luận:
+ Tìm những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân.
+ Phân loại chúng thành nhóm dựa trên: vị trí của nó so với mặt đất, hình dạng củ, chức năng.
- Yêu cầu: 
+ Quan sát củ rong ta, củ gừng. Tìm những điểm giống nhau? 
+ Quan sát củ su hào, khoai tây. Ghi lại những điểm giống nhau, khác nhau giữa chúng?
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả phân loại.
- GV nhận xét, kết luận:
- Yêu cầu học sinh đọc c/ sgk 58. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ? VD?
+ Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ? VD?
- GV gọi 1 - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, tự rút ra kiến thức.
- HDHS quan sát cây xương rồng:
+ Lấy que nhọn chọc vào thân cây. Nhận xét?
+ Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì?
+ Kể tên một số cây mọng nước mà em biết?
Vậy cây xương rồng thuộc loại thân gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng.
- HDHS hoạt động độc lập theo q/SGK59
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng trình bày.
Vậy có mấy loại thân biến dạng? Chức năng?
" KL:
1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng:
a) Quan sát củ gừng, củ dong ta, củ su hào, củ khoai tây:
* Giống nhau: Có chồi ngọn, chồi nách, lá
* Khác nhau: 
- Củ gừng, củ dong ta:
+ Hình dạng: Giống rễ
+ Vị trí: Dưới mặt đất
" Thân rễ
- Củ khoai tây, Củ sau hào:
+ Hình dạng tròn
+ Củ khoai tây: Dưới mặt đất
 Củ su hào: Trên mặt đất
" Thân củ
b. Quan sát cây xương rồng:
KL: Cây xương rồng thuộc loại: Thân mọng nước
2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng:
- Một số loại thân biến dạng, làm chức năng khác của cây như: 
+ Thân rễ (củ gừng, củ dong ta)
+ Thân củ (khoai tây, su hào ...)
" Chứa chất dự trữ dùng khi cây ra hoa, tạo quả.
+ Thân mọng nước (Cây xương rồng, cành giao ...) 
" Dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.
q/SGK59
STT
Tên
vật mẫu
Đặc điểm
của thân biến dạng
Chức năng
đối với cây
Tên thân biến dạng
1
Củ su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
2
Củ khoai tây
Thân củ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
3
Củ gừng
Thân rễ nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
4
Củ dong ta
Thân rễ nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
5
Xương rồng
Thân mọng nước, mọc trên mặt đất
Dự trữ quang hợp
Thân mọng nước
5. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (4')
- Học sinh đọc kết luận/ SGK 59
Câu 1. Cây chuối có phải là thân biến dạng không?
- Cây chuối có thân củ nằm dưới mặt đất, thân cây chuối trên mặt đất thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước
à là thân biến dạng: thân củ có chứa chất dự trữ
Câu 2. Kể tên 1 số thân mọng nước?
- Xương rồng, cành giao, cây giá, cây trường sinh lá tròn
Câu 3. Cây hành, tỏi có phải là thân cây biến dạng?
Câu 4. Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây thân rễ
a. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt.
b. Cây dong, giềng, cây cải, cây gừng.
c. Cây khoai tây, cay cà chua, cây củ cải
d. Cây gừng, cây nghệ, cây củ dong.
Câu 5. Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn những thân cây mọng nước
a. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.
b. Cây mít, cây nhãn, cây sống đời
c. Cây giá, cây trường sinh lá tròn, cây táo.
d. Cây nhãn, cây cải, cây su hào.
Câu 6. 1 số thân biến dạng có chức năng chứa nước dự trữ cho cây
a. Thân củ c. Thân mọng nước
b. Thân rễ d. Thân củ và thân rễ
- Tìm điểm giống nhau & khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su hào?
- Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây ?
- Cây xương rồng có đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn ?
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1')
- Trả lời câu hỏi SGK, đọc mục "Em có biết "
- Ôn tập các bài đã học.
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
........................................................
........................................................
........................................................
Tiết 19 ÔN TẬP
Ngày soạn: 12/10/2019
Ngày dạy
Lớp
Số HS vắng
Ghi chú
6B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a) Kiến thức: 
 - Nhằm giúp hs củng cố hệ thống kiến thức đã học trong chương II và chương III.
	- Biết được cấu tạo và chức năng của rễ, thân. Phân biệt được các loại rễ, thân biến dạng.
b) Kỹ năng: 
- Vận dụng vào đời sống
- Rèn kỹ năng hệ thống kiến thức
c) Thái độ: Biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
2. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực quan sát, phân tích, nghiên cứu. 
3. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Thảo luận, vấn đáp
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Hệ thống các câu hỏi ôn tập, một số tranh ảnh.
2. Chuẩn bị của Học Sinh: Ôn lại chương rễ, thân.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5') Kể tên một số loại thân biến dạng? chức năng?
3. Hoạt động khởi động: (1') Để làm tốt bài kiểm tra 1 tiết sắp tới, hôm nay chúng ta đi vào ôn tập nội dung kiến thức chương 1, 2, 3.
4. Hoạt động hình thành kiến thức.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
15' 
 20'
Hoạt Động 1: 
GV: Đặt các câu hỏi:
HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Rễ gồm những miền nào? Chức năng của mỗi miền? 
- Miền hút của rễ gồm những thành phần nào? Chức năng của chúng?
-Vì sao lông hút là 1 tế bào?
- Trình bày vai trò nước, muối khoáng đối với cây trồng?
Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, rễ con nhiều?
Kể tên các loại rễ biến dạng? Chức năng của chúng?
Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi cây ra hoa?
HS đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, sửa bổ sung cho các e và kết luận tóm tắt nội dung cho các em khắc sâu kiến thức.
Hoạt Động 2: 
GV: Đặt câu hỏi:
Thân cây gồm những bộ phận nào?
Có mấy loại thân?
Nêu đặc điểm và lấy ví dụ?
Có mấy loại thân biến dạng? Đặc điểm của từng loại và chức năng đối với cây? Lấy ví dụ ?
Thân to ra do đâu? Thân dài ra do đâu? Nêu cấu tạo trong thân non:
Nước và muối khoáng vận chuyển nhờ cơ quan nào trong thân?
Chất hữu cơ vận chuyển nhờ cơ quan nào?
HS: Trả lời 
GV: Kết luận những nội dung trên
I. Chương rễ
Các miền của rễ: Rễ gồm 4 miền (miền sinh trưởng, miền hút, miền chóp rễ, miền trưởng thành)
Cấu tạo miền hút
Vai trò của nước và muối khoáng 
Sự hút nước, muối khoáng của rễ
Các loại rễ biến dạng.
.....
II. Chương thân:
Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách (chồi hoa và chồi lá)
Thân có 3 loại: 
- Thân đứng:
+ Thân gỗ: Bưởi, ổi
+ Thân cột: Dừa, cau
+ Thân cỏ: đậu, rau cải
- Thân leo: Thân quấn, tua cuốn, tay móc
- Thân bò: Rau má..
.....
5. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (2') GV yêu cầu 1 HS nêu lại nội dung bài học.
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1')
Học bài và các phần ôn tập.
Tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
........................................................
........................................................
........................................................
Tiết 20 KIỂM TRA 1 TIẾT 
ĐỀ 1
Ngày soạn: 13/10/2019
Ngày KT
Lớp
Số HS vắng
Ghi chú
6B
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương II, III.
b) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học
- Rèn kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế
c) Thái độ: Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài
d) Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.
2. Hình thức kiểm tra: 70% tự luận, 30% trắc nghiệm.
3. Thiết lập ma trận đề:
 Mức độ
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
Chương II
Rễ
- Biết rễ cây có 4 miền
- Biết đặc điểm của rễ cọc
- Biết cách thu hoạch cây có rễ củ khi nào
- Hiểu được 4 miền của rễ, chức năng
- Miền quan trọng nhất là miền hút.
Giải thích được tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
3
1,5
15%
1
4
40%
1
1
10%
5
6,5
65%
Chương III
Thân
- Biết được chồi nách gồm 2 loại chồi
- Biết cây leo bằng thân quấn.
- Biết tầng phát sinh có 2 tầng
Giải thích được nước và muối khoáng có vai trò rất quan trọng đối với cây
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
3
1,5
15%
1
2
20%
4
3,5
35%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tổng tỉ lệ: %
6
3
30%
1
4
40%
1
2
20%
1
1
10%
9
10
100%
4. Đề kiểm tra. (Có đề kiểm tra đính kèm)
5. Đáp án và thang điểm. (Có đáp án và thang điểm đính kèm)
6. Xem lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Tiết 20 KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 6
ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đầu đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính ?
A. 3 miền      B. 4 miền
C. 2 miền      D. 5 miền
Câu 2. Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây ?
A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất.
B. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất.
C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm.
D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi.
Câu 3: Chồi nách của cây được phân chia làm 2 loại, đó là
A. Chồi hoa và chồi lá.
B. Chồi ngọn và chồi lá.
C. Chồi hoa và chồi ngọn.
D. Chồi lá và chồi thân.
Câu 4. Cây nào dưới đây leo bằng thân quấn ?
A. Gấc
B. Mồng tơi
C. Cà chua
D. Mướp đắng
Câu 5. Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại ?
A. 5 loại      B. 2 loại
C. 3 loại      D. 4 loại
Câu 6. Đối với cây lấy rễ củ, người ta nên thu hoạch khi nào ?
A. Sau khi cây ra hoa, tạo quả
B. Sau khi cây ra hoa, trước khi cây tạo quả
C. Trước khi cây ra hoa, tạo quả
D. Khi quả đã già
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 1: (4 điểm)
Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền? Miền nào là miền quan trọng nhất?
Câu 2: (2 điểm) 
Nước và muối khoáng có vai trò gì đối với cây?
Câu 3: (1 điểm)
Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 6
ĐỀ 1
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
3
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
B
A
B
B
C
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 1: 
- Rễ gồm 4 miền.
- Chức năng:
+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền các chất
+ Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
+ Miền sinh trưởng có chức năng giúp rễ dài ra.
+ Miền chop rễ có chức năng che chở, bảo vệ đầu rễ.
- Miền quan trọng nhất là: Miền hút
1
0,5
0,5
0,5
0,5
1
Câu 2: 
- Vai trò của nước: Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, nếu thiếu nước cây sẽ sinh trưởng chậm hoặc thậm chí không sinh trưởng, cây có nhu cầu nước khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.
- Vai trò của muối khoáng: Cây rất cần muối khoáng để sinh trưởng và phát triển, với các loại muối khoáng khác nhau, cây cần lượng muối khoáng các nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
1
1
Câu 3: Do rễ củ có chứa các chất cung cấp khi cây ra hoa, tạo quả → tức là nếu để cho cây ra hoa thì dinh dưỡng trong củ sẽ bị tiêu hao → chất lượng giảm.
1
Tiết 20 KIỂM TRA 1 TIẾT
 ĐỀ 2
Ngày soạn: 12/10/2019
Ngày KT
Lớp
Số HS vắng
Ghi chú
6B
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương II, III.
b) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học
- Rèn kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế
c) Thái độ: Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài
d) Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực quản lí thời gian, năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.
2. Hình thức kiểm tra: 70% tự luận, 30% trắc nghiệm.
3. Thiết lập ma trận đề:
 Mức độ
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
Chương II
Rễ
- Biết rễ cây có 4 miền
- Biết đặc điểm của rễ cọc
- Biết cách thu hoạch cây có rễ củ khi nào
.
Giải thích được vì sao rễ cây ăn sâu lan rộng ...
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
3
1,5
15%
1
2
20%
4
3,5
35%
Chương III
Thân
- Biết được chồi nách gồm 2 loại chồi
- Biết cây leo bằng thân quấn.
- Biết tầng phát sinh có 2 tầng
- Hiểu được có 3 loại thân chính
- Lấy đượcví dụ 
Giải thích được người ta thường chọ phần ròng để làm nhà
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
3
1,5
15%
1
4
40%
1
1
10%
5
6,5
65%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tổng tỉ lệ: %
6
3
30%
1
4
40%
1
2
20%
1
1
10%
9
10
100%
4. Đề kiểm tra. (Có đề đính kèm)
5. Đáp án - thang điểm. (Có đáp án và thang điểm đính kèm)
6. Xem lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Tiết 20 KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 6
ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đầu đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại ?
A. 5 loại       B. 3 loại      
C. 2 loại D. 4 loại
Câu 2. Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính ?
A. 3 miền      B. 5 miền
C. 2 miền      D. 4 miền 
Câu 3: Chồi nách của cây được phân chia làm 2 loại, đó là
A. Chồi lá và chồi thân.
B. Chồi ngọn và chồi lá.
C. Chồi hoa và chồi ngọn.
D. Chồi hoa và chồi lá.
Câu 4. Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây ?
A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất.
B. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm.
C. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất.
D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi.
Câu 5. Đối với cây lấy rễ củ, người ta nên thu hoạch khi nào ?
A. Sau khi cây ra hoa, tạo quả
B. Sau khi cây ra hoa, trước khi cây tạo quả
C. Khi quả đã già
D. Trước khi cây ra hoa, tạo quả 
Câu 6. Cây nào dưới đây leo bằng thân quấn ?
A. Cà chua
B. Gấc
C. Mồng tơi 
D. Mướp đắng

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2019_2020_ban_3_cot.doc