Giáo án Sinh học lớp 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

* Tiểu kết:

I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

B1: Tạo biến dị: Tạo các dòng thuần khác nhau. Rồi cho lai giống làm xuất hiện tổ hợp gen mới (F2)

B2: Chọn lọc: Đánh giá kiểu hình để chọn tổ hợp gen mong muốn:

B3: tạo gống TC: Bằng TTP hoặc GP gần

* Cơ sở khoa học:

- Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính

* Ví dụ SGK.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết ppct: 20	
	Tuần học: 10
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG 
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. MỤC TIÊU:
Mục tiêu của chương:
- Tóm tắt được các phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị di truyền.
- Phân biệt được các phương pháp tạo giống, ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa cho khoa học.
- Hình thành niềm đam mê môn học, yêu thích nghiên cứu khoa học.
Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần.
- Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai.
- Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau.
- Nêu được các nguồn chọn giống.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp.
- Kỹ năng làm việc độc lập với sgk.
- Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng để tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp.
3. Thái độ: Hình thành niềm tin vào khoa học, vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Giáo án. Bài giảng điện tử.
- Màn hình máy chiếu, máy vi tính.
- Hình 18.2, 18.3, tranh ảnh minh hoạ giống vật nuôi cây trồng năng suất cao ở việt nam.
- Giáo án, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Học bài cũ, SGK+vở ghi.
- Đọc trước nội dung bài mới: bài 18- Chọn giống vật nuôi cây trồng dựa vào nguồn biến dị tổ hợp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối?
- Bài tập 2 – SGK.
3. Bài mới:
- Cha ông ta ngày xưa đã chọn giống thế nào? Nêu ví dụ.
- Nguyên tắc của công tác giống? Tạo biến dị (nguyên liệu) ® chọn lọc (đánh giá kiểu hình và chọn ra kiểu gen mong muốn) ® tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn.
- Bằng cách nào để tạo biến dị? (Lai-ĐB nhân tạo- công nghệ DT-tb)
I. Tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách thức tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
Gv dẫn dắt: từ xa xưa loài người đã biết cải tạo thiên nhiên, săn bắt các ĐV hoang dại về nuôi, sưu tầm các cây hoang dại về trồng.
? Vậy các vật liệu tự nhiên thu thập về ban đầu có thể trở thành giống vật nuôi cây trồng được ngay chưa? 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các bước chủ yếu của PP này và nội dung chủ yếu của từng bước.
+ Vì sao phương pháp lai giống có thể tạo ra nguồn biến dị phong phú?
+ Dựa vào đâu để chọn tổ hợp gen mang muốn?
+ Nếu đã có tính trạng tốt rồi vậy làm thế nào để có giống TC?
+ Cơ sở KH của PP này là gì?
* Gv chiếu sơ đồ hình 18.2
- Ưu nhược điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp?
- GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức cho HS.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Chưa được dùng làm giống ngay mà cần phải trải qua lai tạo.
- HS tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có.
- Qua sinh sản hữu tính thì các tổ hợp gen mới luôn được hình thành.
- Đánh giá kiểu hình để chọn tổ hợp gen mong muốn.
- Bằng tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
- Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính
- Có nhiều biến dị nhưng mất nhiều thời gian công sức để đánh giá, tạo dòng thuần chủng.
* Tiểu kết:
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
B1: Tạo biến dị: Tạo các dòng thuần khác nhau. Rồi cho lai giống làm xuất hiện tổ hợp gen mới (F2)
B2: Chọn lọc: Đánh giá kiểu hình để chọn tổ hợp gen mong muốn: 
B3: tạo gống TC: Bằng TTP hoặc GP gần
* Cơ sở khoa học: 
- Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính
* Ví dụ SGK.
II. Tạo giống có ưu thế lai cao.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 2: tìm hiểu phương thức tạo giống lai có ưu thế lai cao
- GV chiếu sơ đồ lai minh hoạ về lai kinh tế giữa lợn móng cái và lợn LADNrat tạo con F1 và phân tích?
 + Ưu thế lai là gì ?
 + Cơ sở DT của UTL ?
- Gv chiếu sơ đồ hình 18.3 yêu cầu hs phân tích
→ Sự có mặt của nhiều gen trội trong KG sẽ đem lại kết quả như thế nào?
- GV đưa ví dụ : Thuốc lá AA:350C;aa:100C=>Aa:10-350C
Giả thuyết về trạng thái dị hợp: 
F1 phần lớn các gen DHT=> gen lặn (hại) không biểu hiện P:	AABBCC	x	aabbcc
 F1:	AaBbCc (ƯTL) 
 Giả thuyết về tác động cộng gộp của những gen trội có lợi. : P: AAbb (30+10) x	aaBB(10+30)
 F1:	 AaBb (30+30)
+ Bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào để đời con biểu hiện UTL ? Lấy ví dụ bằng phép lai cụ thể.
+ Làm thế nào để tạo ra dòng thuần ?
+ Các nhà chọn giống sử dụng phép lai thuận nghịch khi lai giữa các dòng TC với mục đích gì ? 
- GV chiếu hình ảnh minh họa Lai khác dòng đơn và lai khác dòng kép.
+ Dựa vào hình hãy cho biết: thế nào là lai khác dòng đơn, thế nào là lai khác dòng kép ?
+ Ưu và nhược điểm của pp tạo giống bằng ưu thế lai.
+ Gthích vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ ?
- GV chiếu VD minh họa: 
Ngô :Pbt: 48,2cm->15,7tạ/ha
 Lai dòng: F1: 64,2cm->44,7 tạ/ha
 TTP F1 ->F2: 58,2cm->26,7 tạ/ha
 -T.lá:P->F1->F2(96--108--102cm)
+ Bằng cách nào để duy trì UTL?
* Hoạt động 3: Một vài thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
- Hãy kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở việt nam.
P: ♀Ỉ (MC) x ♂ ĐB => F1 1tạ/10thg, ³ 40% nạc
P: ♀Bò vàng TH X ♂ Honsten (HL)=> F1 Chịu KH nóng, 1000kg sữa/năm, 4-4,5% bơ 
- GV chiếu một số hình ảnh khác.
- HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
- Trong các giả thuyết trên thì giả thuyết siêu trội được nhiều người nhắc đến.
- Sự có mặt của nhiều gen trội làm giảm sự biểu hiện của kiểu hình.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhận kiến thức.
- Bố mẹ phải có kiểu gen đồng hợp (thuần chủng).
- Cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ, hoặc giao phối cận huyết.
- Nhằm tạo ra ưu thế lai, xác định vai trò của tế bào chất trong việc tạo ưu thế lai.
- HS quan sát tranh và kêt hợp kiến thức đã học trong SH lớp 9 trả lời câu hỏi.
- * Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế
 * Nhược điểm: tốn nhiều thời gian, ƯTL chỉ biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
- Vì tự thụ phấn hay giao phối gần sẽ làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp và tăng dần kiểu gen đồng hợp. Mà theo giả thuyết siêu trội thì các cá thể có kiểu gen dị hợp sẽ cho ưu thế lai cao hơn các cá thể đồng hợp.
- Lai luân chuyển, Sinh sản sinh dưỡng (TV).
- Dựa vào SGk và kiến thức thực tế HS trả lời câu hỏi.
* Tiểu kết:
II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO
1. Khái niệm:
- Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyêt siêu trội được nhiều người thừa nhận.
- Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được KG vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai:
- Tạo dòng thuần.
- Lai các dòng thuần (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép).
- Chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao nhất.
=> Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
4. Một vài thành tựu:
- Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống lúa đã trồng ở việt nam như: IR5, IR8
4. Củng cố: 
- GV củng cố bằng các câu hỏi trắc nghiệm.
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Học bài và đọc trước nội dung bài mới: Bài 19- TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai_18_Chon_giong_vat_nuoi_va_cay_trong_dua_tren_nguon_bien_di_to_hop_20150726_111902.doc