Giáo án Sinh học khối 6

Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA

1/ Mục tiêu:

a/ Kiến thức:

- Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.

- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

b/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, só sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

c/ Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.

2/ Chuẩn bị:

a/ Giáo viên:

- Mô hình cấu tạo hoa, tranh vẽ hình 28.1-28.3. Kính lúp.

- Phiếu học tập. Mẫu các loại hoa.

b/ Học sinh:

- Nghiên cứu bài 28, trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?

+ Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?

 

doc209 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học khối 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước.
b/ Chứa chất dự trữ cho cây.
c/ Giúp cây bám để leo lên cao.
d/ Che chở, bảo vệ cho chồi ngọn.
- HS: a (3đ)
- GV: Có những loại lá biến dạng nào? Nêu đặc điểm ?(7đ) 
- HS: có các loại lá biến dạng:
+ Lá biến thành gai:dạng gai nhọn.(1đ)
+ Tua cuốn: dạng tua cuốn. .(1đ)
+ Tay móc: dạng tay móc.(1đ)
+ Lá vảy: dạng vảy. .(1.5đ)
+ Lá dự trữ: bẹ lá phình to.(1.5đ)
+ Lá bắt mồi:dạng cái bình có nắp đậy.(1đ)
4.3/ Giảng bài mới:
- Mở bài: Ở 1 số cây có hoa rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có khả năng tạo thành cây mới. Hiện tượng đó còn gọi là sinh sản sinh dưỡng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở 1 số cây có hoa.
* Mục tiêu: HS thấy được cơ quan sinh dưỡng của 1 số cây có khả năng mọc chồi -> tạo thành cây mới.
* PP: Quan sát, hợp tác nhóm, thuyết trình.
+ Khái niệm sơ lược sinh sản là gì?(là sự tạo thành cơ thể mới)Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào gọi là SSSD tự nhiên.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ các hình thức sinh sản SD tự nhiên sgk. 
- HS xác định: Rau má là thân bò, gừng là thân rễ, khoai lang là rễ củ.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật: củ gừng, rau má, khoai lang có mầm, lá thuốc bỏng, thảo luận các câu hỏi sau và hoàn chỉnh bảng mẫu sgk/88:
+ Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì? Mỗi mấu thân như vậy có thể tách thành 1 cây m ới được không? Vì sao?
+ Củ gừng để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?
+ Củ khoai lang để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?
+ Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?
- HS quan sát vật mẫu, thảo luận nhóm trả lời.
- GV mời lần lượt đại diện từng nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. 
- GV treo bảng phụ có nội dung:
Tt
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Phần mọc
Cơ quan
Điều kiện
1
Rau má
2
Gừng
3
Khoai lang
4
Lá thuốc bỏng
Yêu cầu HS độc lập hoàn thành bảng.
- HS độc lập hoàn thành bảng.
- GV yêu cầu 1 HS lên điền vào bảng phụ, các HS còn lại nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV hướng dẫn HS rút ra KL cho bài học: 
Một số cây có hoa có thể tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá được không?
Hoặc: Qua phần trên ta có thể rút ra được KL gì cho bài học?
- HS trả lời, rút ra kết luận cho bài học.
- GV: Như vậy 1 cây mới có thể được tạo thành từ rễ(khoai lang), từ thân(gừng, rau má), hoặc từ lá(thuốc bỏng)
- HS nêu thêm 1 số ví dụ thực tế khác về sự tạo thành cây mới từ rễ, thân hoặc lá.
HĐ2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
* Mục tiêu: hiểu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
* PP: Vấn đáp, thuyết trình.
- Yêu cầu HS xem lại nội dung phần bảng đã hoàn chỉnh ở phần 1.
- GV treo bảng phụ có nội dung:
Từ các phần khác nhau của các cơ quan.ở 1 số cây như:, ., , ..., có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan. Được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
yêu cầu HS độc lập làm bài tập trên. 
- HS độc lập điền được: 1/ sinh dưỡng, 2/ rau má, 3. gừng, 4/ khoai lang, 5/ lá thuốc bỏng, 6/ độ ẩm, 7/ sinh dưỡng.
- GV mời 1 HS trình bày kết quả, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV: Sinh sảnh sinh dưỡng tự nhiên là gì?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
- GV giúp HS nhận biết củ khoai tây có hình thức SS bằng thân củ.
Yêu cầu HS kể tên 1 số loại cỏ dại có hình thức SS bằng thân rễ: cỏ gấu, cỏ tranh
Tiêu diệt chúng rất khó vì thân rễ ăn sâu dưới đất.
+ Muốn tiêu diệt cò gấu, cỏ tranh ta phải làm như thế nào?
HS: Ta phải tiêu diệt phần thân rễ dưới đất bằng cách đào lấy thân rễ hoặc phun thuốc trừ cỏ.
1/ Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
- Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng.
VD: rau lang, gừng, rau má
2/ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng.
VD : sinh sản bằng thân bò(rau má), thân rễ(gừng), rễ cu(khoai lang), lá
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- HS đọc ghi nhớ.
- GV: sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
- HS: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng.
- GV: nhóm cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:
a/ Xà cừ, cao su, bạch đàn
b/ Khoai lang, thuốc bỏng, rau má
c/ Gừng, nghệ, mít.
d/ Xoài, ổi, lúa.
- HS: b
- GV: Củ khoai tây sinh sản bằng gì?
a/ Thân củ
b/ Thân rễ
c/ Rễ củ.
- HS: a.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài: Về nhà quan sát tìm hiểu các hình thức SSSD tự nhiên. Tập phân biệt thân rễ, thân củ và rễ củ.
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr88. Làm vở bài tập.
- Nghiên cứu bài 27, trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là giâm cành? Giâm cành khác với chiếc cành như thế nào?
+ Ghép cây là gì? Cho ví dụ về 1 số cây được nhân dân ta ghép trong trồng trọt.
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 31
Ngày dạy:	Bài 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
1/ Mục tiêu:
a/ Kiến thức:
Hiểu được thế nào là giâm cành, chiếc cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Biết được những hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
b/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, nah65nbiết, so sánh.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
c/ Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu th6ng tin khoa học.
2/ Chuẩn bị:
a/ Giáo viên:
Giáo án, SGK, SGV, tranh vẽ giâm – chiết – ghép cây.
Một cành sắn có lên mầm, phiếu học tập.
b/ Học sinh:
Tập, viết, SGK.
Nghiên cứu bài 27, trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là giâm cành? Giâm cành khác với chiếc cành như thế nào.
+ Ghép cây là gì? Cho ví dụ về 1 số cây được nhân dân ta ghép trong trồng trọt.
3/ Phương pháp dạy học:
Thuyết trình.
Trực quan.
Vấn đáp.
Hợp tác nhóm.
4/ Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV: sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? (7đ)
- HS: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng. (7đ)
- GV: nhóm cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là: (1.5đ)
a/ Xà cừ, cao su, bạch đàn
b/ Khoai lang, thuốc bỏng, rau má
c/ Gừng, nghệ, mít.
d/ Xoài, ổi, lúa.
- HS: b (1.5đ)
- GV: Củ khoai lang sinh sản bằng gì?(1.5đ)
a/ Thân củ
b/ Thân rễ
c/ Rễ củ.
- HS: c.(1.5đ)
4.3/ Giảng bài mới:
- Mở bài: Sự tạo thành cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng nhưng do con người chủ động tạo ra, được gọi là SSSD do người.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
+ SSSD do người có mấy biện pháp chính?
HĐ1: Tìm hiểu giâm cành.
* Mục tiêu: HS biết giâm cành là tách 1 đoạn thân, cành mẹ cắm xuống đất -> cây con.
* PP: Quan sát, vấn đáp.
- GV yêu cầu HS quan sát 1 đoạn mì có đủ mắt, chồi, đối chiếu với hình27.1 và trả lời các câu hỏi trong phần yêu cầu sgk : Đoạn cành có đủ mắt, chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì?
- HS quan sát vật mẫu, đồi chiếu với hình vẽ, trả lời được: đoạn mì đó sẽ mọc rễ.
- GV: Vậy giâm cành là gì? Kể tên 1 số cây được trồng bằng cách giâm cành?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
- Liên hệ thực tế việc trồng trọt bằng hình thức giâm cành như trồng mía, mì, dâm bụt
HĐ2: Tìm hiểu chiết cành.
* Mục tiêu: HS biết cách chiếc cành và phân biệt được cây có thể chiếc cành.
* PP: Quan sát, thuyết trình, hợp tác nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2 và thảo luận trả lời các câu hỏi phần yêu cầu sgk: chiếc cành là gì?
- HS quan sát hình, trả lời.
- GV: Vì sao ở cành chiếc rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt?
- HS: vì mép vỏ phía dưới mạch rây đã bị bóc ra nên không chuyển chất hữu cơ xuống được
- GV: Kể tên 1 số cây thường trồng bằng cách chiếc cành. Vì sao không trồng bằng phương pháp giâm cành?
- HS: cam, quýt, bưởi vì các loại cây này chậm ra rễ
- GV yêu cầu HS rút ra định nghĩa chiết cành.
- HS lên mô tả quy trình các bước thực hiện PP chiết cành. Lưu ý phải đảm bảo thường xuyên đủ độ ẩm.
- Liên hệ thực tế trồng trọt bằng PP chiết cành.
HĐ3: Tìm hiểu về ghép cây.
* Mục tiêu: HS biết các bước ghép mắt ở cây.
* PP: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình.
- HS nghiên cứu thông tin sgk
+ Có mấy cách ghép cây?(3 cách: ghép mắt, chồi và cành)Các bước thực hiện 3 cách ghép trên là như nhau.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 27.3 và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là ghép cây? 
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình, trả lời.
- GV: Ghép mắt gồm những bước nào?
- HS: Dựa vào hình vẽ trả lời được: gồm 4 bước
- HS mô tả quy trình các bước ghép mắt.
- HS nêu ví dụ các loại cây ghép được với nhaulưu ý cây ghép với nhau phải cùng loại.
- GV: Phần trên gốc ghép được cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho cành ghép. Ghép cây giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
HĐ4: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là PP nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
* PP: vấn đáp, thuyết trình.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 27.4 và nhắc lại khái niệm mô là gì? 
- Vậy một đoạn cành, mảnh lá, đoạn ngọnđều được gọi là 1 mô.
- Hỏi: nhân giống vô tính trong ống nghiệm là gì?
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình trả lời.
- GV: Em hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua phương tiện thông tin?
- HS trả lời.
- GV có thể mở rộng: từ 1 củ khoai tây bằng phương pháp nhân giống vô tính thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng trên 40 ha
- GV phân tích những ưu việt của PP nhân giống vô tính trong ống nghiệm: nhanh chóng, tiết kiệmPP này đang được nghiên cứu thực hiện ở phân viện sinh học Đà Lạt.
1/ Giâm cành.
- Là cắt một đoạn cành có đủ mắt và chồi cắm xuống đất ẩm cho ra rễ phát triển thành cây mới.
2/ Chiết cành.
- Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây 
Sau đó cắt đem trồng thành cây mới.
3/ Ghép cây.
- Là dùng một bộ phận sinh dưỡng của cây này ghép vào cây khác cùng loại(gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
4/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc”Em có biết”
- GV: Giâm cành là gì? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?
- HS: Là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ -> phát triển thành cây mới. Vì sau khi cắm xuống đất ẩm, từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới
- GV: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm giống nhất? Vì sao?
- HS: nhân giống vô tính trong ống nghiệm, vì từ 1 mảnh nhỏ của 1 loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống 1 thời giam ngắn à có thể tạo vô số cây cung cấp cho sản xuất.
- GV: Có mấy cách ghép cây?
a/ 1
b/ 2
c/ 3
- HS: c
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài: vận dụng kiến thức bài học tập dâm cành, chiết cành và ghép cây trong mviệc trồng trọt ở gia đình.
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr91.
- Làm bài tập trang92.
- Đọc phần “Em có biết”. Làm vở bài tập.
- Nghiên cứu bài 28, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
+ Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 32
Ngày dạy:	Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Mục tiêu:
HS phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
Phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và lưỡng tính.
Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
Phân biệt được thụ phân và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
1/ Mục tiêu:
a/ Kiến thức:
Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
b/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, só sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
c/ Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
2/ Chuẩn bị:
a/ Giáo viên:
Mô hình cấu tạo hoa, tranh vẽ hình 28.1-28.3. Kính lúp.
Phiếu học tập. Mẫu các loại hoa.
b/ Học sinh:
Nghiên cứu bài 28, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
+ Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?
3/ Phương pháp dạy học:
Trực quan.
Hợp tác trong nhóm nhỏ
Vấn đáp. Thuyết trình.
4/ Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV: Giâm cành là gì? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi? (5đ) 
- HS: Là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ -> phát triển thành cây mới. Vì sau khi cắm xuống đất ẩm, từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới (5đ) 
- GV: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm giống nhất? Vì sao? (3đ) 
- HS: nhân giống vô tính trong ống nghiệm, vì từ 1 mảnh nhỏ của 1 loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống 1 thời giam ngắn à có thể tạo vô số cây cung cấp cho sản xuất. (3đ)
- GV: Có mấy cách ghép cây?(2đ)
a/ 1
b/ 2
c/ 3
- HS: c. (2đ)
4.3/ Giảng bài mới:
- Mở bài: Ta đã học qua kiến thức về cơ quan sinh dưỡng:rễ thân lá. Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: Các bộ phận của hoa.
* Mục tiêu: Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
* PP: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, hợp tác nhóm.
- Nhắc lại kiến thức về các bộ phận của CQSD và CQSS.
- GV yêu cầu HS quan sát H28.1 đối chiếu với mẫu hoa thật, xác định các bộ phận của hoa.
- HS quan sát hoa, xác định các bộ phận.
+ Hoa gồm những bộ phận nào?
HS trả lời. KL cho bài học.
- GV: Cánh hoa còn gọi là tràng hoa.
- HS lên bảng xác định, gọi tên các bộ phận của hoa trên tranh, mô hình và mẫu hoa thật.
- HS quan sát lá đài và tràng hoa trên tranh và mẫu thật
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của đài và tràng hoa? (đài nhỏ màu xanh, tràng lớn màu sặc sỡ)
- GV: Các loại hoa khác nhau thì màu sắc cánh hoa thường khác nhau nhưng màu sắc lá đài vẫn giống nhau, chúng thường vẫn có màu xanh.
- GV: yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát nhị và nhuỵ trong H28.2-3 đồng thời tách hoa ra quan sát các đặc điểm về: số lượng, màu sắc, nhị, nhuỵDùng kính lúp quan sát bao phấn đã giầm nhẹ và trả lời các câu hỏi:
+ Nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu?
+ Dung dao lam cắt ngang nhuỵ hoa, dùng kính lúp quan sát, trả lời câu hỏi: nhuỵ gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu?
- HS tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày 1 câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, rồi rút ra kết luận cho bài học.
- HS lên xác định các bộ phận của nhị và nhuỵ trên tranh, mô hình và mẫu thật.
- GV yêu cầu 1 HS lên mô tả lại trên mô hình các bộ phận chính của hoa.
- HS mô tả, HS khác nhận xét.
HĐ2: Chức năng các bộ phận của hoa.
* Mục tiêu: HS xác định được chức năng của từng bộ phận của hoa: đài, tràng, nhị, nhuỵ.
* PP: Vấn đáp, thuyết trình, hợp tác nhóm.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
+ TBSD đực nằm ở đâu?(hạt phấn). Nó thuộc bộ phận nào của hoa?(nhị)
+ TBSD cái?(noãn). Thuộc nhuỵ
+ Ngoài nhị và nhuỵ còn bộ phận nào chứa TBSD nữa không?(không)
- Từ đây GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi phần yêu cầu sgk:
- Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?
- HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: nhị và nhuỵ vì chúng mang TBSD đực và cái.
 - GV: Những bộ phận nào bao bọc nhị và nhuỵ? Chúng có chức năng gì?
- HS: Đài và tràng, chúng có chức năng bảo vệ nhị và nhuỵ.
- Đài và tràng còn có tên gọi chung là bao hoa.
- KL chung về chức năng của đài tràng, nhị nhuỵ cho bài học.
+ Vậy cuống và đế hoa có chức năng gì?
HS trả lời. KL.
+ Trong các bộ phận của hoa bộ phận nào quan trọng nhất?
Vì sao?(Nhị và nhuỵ vì chúng giữ chức năng duy trì nòi giống)
- Thực tế: Nhiều loài hoa có màu sắc sặc sỡ hương thơm mật ngọt có tác dụng gì?(thu hút sâu bọ)
Nhiều loài hoa do cấu tạo chưa hoàn chỉnh nên không đảm nhận được chức năng duy trì nòi giống như hoa dâm bụt, hao giấy, hoa sứ, hoa hồng
1/ Các bộ phận của hoa.
- Hoa gồm các bộ phận: cuống, đế,đài, tràng, nhị và nhuỵ.
- Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
- Nhuỵ gồm: đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ (chứa noãn).
2/ Chức năng các bộ phận của hoa.
- Cuống và đế: nâng đỡ hoa.
- Đài và tràng: bảo vệ nhị và nhuỵ.
- Nhị và nhuỵ: sinh sản và duy trì nòi giống.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- HS đọc ghi nhớ.
- GV: Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
- HS: - Hoa gồm các bộ phận: đài, tràng, nhị và nhuỵ.
- Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
- Nhuỵ gồm: đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ (chứa noãn).
- Đài, tràng: bảo vệ bộ phận bên trong.
- Nhị, nhuỵ: sinh sản và duy trì nòi giống.
- GV: Đài và tràng còn đựơc gọi là gì?
- HS : Bao hoa.
- GV: Hoa có mấy bô phận sinh sản?
a/ 1
b/ 2
c/ 3
- HS: b.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài: Tìm và quan sát các loại hoa trong tự nhiên xác định các bô phận của chúng.
- Làm bài tập trang 95. Làm vở bài tập.
- Nghiên cứu bài 29 hoàn thành bảng sau:
TT
Tên cây
Bộ phận sinh sản chủ yếu
Thuộc nhóm hoa nào
Nhị
Nhuỵ
1
2
3
4
5
6
7
8
5/ Rút kinh nghiệm: 
Tiết: 33
Ngày dạy:	Bài 29: CÁC LOẠI HOA
1/ Mục tiêu:
a/ Kiến thức:
Phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và lưỡng tính.
Phân biệtđược 2 cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
b/ Kĩ năng:
Rèn 

File đính kèm:

  • docBai_2_Nhiem_vu_cua_Sinh_hoc_Dai_cuong_ve_gioi_Thuc_vat_20150726_103636.doc