Giáo án Sinh học 9 tuần 30, 31

Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

 I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, học sinh phải:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.

 - Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

 2. Kỹ năng:

 - Hoạt động nhóm.

 - Thu thập thông tin từ sách báo.

 - Khái quát hoá kiến thức.

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tuần 30, 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 30	Ngày soạn: 18/03/2014
Tiết 59	
Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
 I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
 - Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
 2. Kỹ năng:
 - Hoạt động nhóm. 
 - Thu thập thông tin từ sách báo.
 - Khái quát hoá kiến thức.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh hình 54.1, 54.5 SGK/161,164.
 - Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Kẻ sẵn và điền bằng bút chì vào các bảng 54.1, 54.2 SGK/162,164.
 - Trả lời câu hỏi: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
 - Sưu tầm các tư liệu về ô nhiễm môi trường trên sách báo.
 III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì?
 - Biện pháp nào của con người bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Cho HS làm việc cá nhân: đọc SGK/161 và trả lời câu hỏi:
- Ô nhiễm môi trường là gì? 
- Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường?
- Tại sao môi trường bị ô nhiễm?
" Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức (đáp án chuẩn).
Cá nhân đọc thông tin SGK, hiểu nội dung kết hợp với tài liệu sưu tầm và nêu được:
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất của nó bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống con người và sinh vật.
- Nơi ao tù, bãi biển, nhà vệ sinh, bãi rác, ...
- Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra, đồng thời còn do một số hoạt động của tự nhiên.
I. Ô nhiễm môi trường là gì?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất lí, hoá, sinh bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống con người và sinh vật khác.
- Nguyên nhân: do hoạt động con người, hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ lụt, ... 
1. Cho HS quan sát hình 54.1 SGK kết hợp SGK/161 và thực hiện lệnh SGK/161 theo nhóm trong 3’ " báo cáo, bổ sung (mỗi nhóm báo cáo một lĩnh vực):
- Quan sát hình 54.1 và điền tiếp vào bảng 54.1 các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí.
- Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí?
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí?
" Kết luận: Khi đun bếp dùng dầu hoả, than củi, rơm rạ, ... sẽ sinh khí CO2, CO ... Nếu bếp đun không thoáng khí, thì các khí này sẽ tích tụ lại gây độc hại cho con người, súc vật và làm bẩn môi trường.
Sự ô nhiễm môi trường do các chất khí, bụi thải ra chủ yếu từ hoạt động của con người gây ra; đồng thời còn do một số hoạt động của tự nhiên như hiện tượng núi lửa phun nham thạch, các cơn lốc cát bụi, các trận mưa axit ... 
2. Cho HS quan sát hình 54.2 đề nghị đọc SGK/162 và thực hiện lệnh SGK/163: 
Quan sát hình 54.2, hãy cho biết:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào?
- Mô tả con đường phát tán các loại hoá chất đó.
" Kết luận: Các hoá chất BVTV không phân huỷ hết đã gây ô nhiễm ngày càng nặng hơn đối với nguồn nước, đất, không khí, ngấm vào các sản phẩm rau, quả, gây đôïc hại cho người và sinh vật. 
Yêu cầu HS trả lời:
Biện pháp hạn chế ô nhiễm do hoá chất BVTV?
3. Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình 54.3 SGK/163, cho biết:
- Hãy kể tên các nguồn ô nhiễm phóng xạ? 
- Biên pháp hạn chế ô nhiễm do các chất phóng xạ?
" chốt lại kiến thức.
4. Đề nghị HS đọc SGK và thực hiện lệnh: Điền nội dung thích hợp vào bảng 54.2 những chất thải rắn gây ô nhiễm mà em thường gặp quanh nơi ở hoặc trên đường tới trường
" Sửa bài bằng cách cho 1 HS đọc cột “Tên chất thải”, 1 HS đọc cột “Hoạt động thải ra chất thải”
Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn?
" Chốt lại kiến thức, mở rộng: chất thải rắn gây cản trở giao thông, tai nạn, ...
5. Cho HS quan sát hình 54.5 và 54.6 SGK, yêu cầu HS đọc thông tin và thực hiện lệnh:
Quan sát hình 54.5 và 54.6, hãy nêu nguyên nhân một số bệnh ở người do sinh vật gây ra, dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Nguyên nhân của bệnh giun sán?
- Các cách phòng tránh bệnh sốt rét?
- Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả, lị?
- Cách phòng tránh bệnh lây qua đường ăn uống?
" Hoàn chỉnh kiến thức.
Quan sát hình 54.1 SGK/161, đọc hiểu thông tin trong SGK và thống nhất ý kiến về các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí " cử đại diện trả lời, nhận xét và bổ sung:
- Nêu kết quả điền bảng 54.1 SGK/162. 
- Những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình và hàng xóm: củi, dầu hoả, than củiù, ... 
- Do hoạt động của con người gây ra: các phương tiên giao thông vận tải, hoạt động của các nhà máy, sinh hoạt, đốt rừng làm rẫy, ... 
- Trồng nhiều cây xanh, ...
Quan sát kỹ hình 54.2 SGK/162, định hướng chiều các mũi tên ; phân biệt các mũi tên màu đậm, nhạt khác nhau để nhận biết được con đường phân tán và tích tụ của các hoá chất BVTV và chất độc hoá học; đọc hiểu thông tin và thống nhất kết quả: 
- Các hoá chất BVTV và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, hồ, ao, đại dương, phân tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán các loại hoá chất đó: Các hoá chất độc theo nước mưa ngấm xuống đất, làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Chúng còn theo dòng nước chảy vào ao, hồ, đại dương; một phần hoá chất hoà tan trong hơi nước và bốc hơi vào trong không khí. Từ đó, các hoá chất độc có trong không khí lại theo nước mưa phân tán trên mặt đất.
Không lạm dụng thuốc BVTV; sử dụng đúng liều, đúng cách; thay thế bằng thuốc sinh học, ...
Quan sát tranh và đọc hiểu thông tin SGK/163 và nêu được:
- Các nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là chất thải của các nhà máy điện nguyên tử, công trường khai thác chất phóng xạ, hậu qủ của những vụ thử vũ khí hạt nhân ...
- Chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân ...
Đọc, hiểu thông tin SGK/163 và điền vào bảng 54.2. Các chất thải rắn gây ô nhiễm SGK/164.
" Cử đại diện nêu đáp án của nhóm.
(Bảng đáp án chuẩn)
Giảm rác thải và tái sử dụng ...
Quan sát các hình 54.5, 54.6 SGK/164,165 kết hợp thông tin SGK/164 và nêu được:
- Nguyên nhân của bệnh giun, sán là do ăn phải thức ăn có mang mầm bệnh (như trứng giun, ấu trùng sán ...) mà không được nấu chín, khử trùng ...
- Các cách phòng chống bệnh sốt rét: Giữ vệ sinh nơi ở và nguồn nước, diệt bọ gậy và muỗi; phải mắc màn khi ngủ ...
- Nguyên nhân của các bệnh tả, lị là do ăn phải thức ăn bị nhiễm các sinh vật gây bệnh đó.
- Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiêu, không ăn thịt tái, ....
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
1. Ô nhiễm do các chất khí từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt " trồng nhiều cây xanh.
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học " hạn chế sử dụng thuốc BVTV...
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ " chống vũ khí hạt nhân ...
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn " giảm rác thải và tái sử dụng ...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh " giữ vệ sinh ăn uống ...
3. Củng cố – Luyện tập:
 Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
 A. Do hoạt động của con người B. Do hoạt động núi lửa
 C. Do thiên tai, lũ lụt D. Tất cả đều đúng.
 Câu 2: Hoạt động nào của con người tác động bất lợi đến toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khoẻ:
 A. Sử dụng chất đốt thải khí độc B. Sử dụng thuốc BVTV
 C. Thải phân, rác không xử lí D. Ăn các thức ăn đã nhiễm bệnh
 Câu 3: Các chất này gây ra một số bệnh di truyền, ung thư:
 A. Khí độc B. Hoá chất BVTV
 C. Chất phóng xạ D. Rác thải từ các bệnh viện
 Câu 4: Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc BVTV sau khi ăn rau quả:
 A. Dùng sai thuốc B. Thu hoạch rau và quả quá sớm sau khi phun thuốc 
 C. Dùng quá liều lượng D. Tất cả các nguyên nhân trên.
 4. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK/165:
 - Chuẩn bị bài mới: 
 + Thực hiện lệnh SGK/167.
 + Tìm hiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và biện pháp khắc phục.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 30	Ngày soạn: 19/3/2014
Tiết 60	
Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
 - Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
 2. Kỹ năng:
 - Hoạt động nhóm. 
 - Thu thập thông tin từ sách báo.
 - Khái quát hoá kiến thức.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 Tranh các hình 55.1, 55.2, 55.3, 55.4 SGK/166,167.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Kẻ sẵn và điền bằng bút chì vào các bảng 55 SGK/168.
 - Tìm hiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và biện pháp khắc phục.
 III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường? Tác hại của ô nhiễm môi trường?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Cho HS quan sát các hình 55.1-55.4 SGK, định hướng cho HS quan sát lần lượt các hình ảnh thể hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
+ Hình 55.1 cho biết việc làm gì có thể hạn chế ô nhiễm không khí?
+ Hình 55.2 cho biết việc làm gì có thể hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
+ Hình 55.3 cho biết việc làm gì có thể hạn chế ô nhiễm do thuốc BVTV?
+ Hình 55.4 cho biết việc làm gì có thể hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn?
- Yêu cầu các nhóm thực hiện lệnh SGK/167 trong 5’ " báo cáo, nhận xét, bổ sung:
Quan sát các hình trên và liên hệ trong thực tế cuộc sống, sau đó chọn một hoặc một số biện pháp hạn chế ô nhiễm ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c, ...) ứng với mỗi tác dụng ở cột bên trái (kí hiệu 1,2,3, ...) và ghi vào cột “Ghi kết quả” ở bảng 55.
" Đưa ra đáp án chuẩn, nhận xét và biểu dương nhóm làm tốt nhất.
" Hoàn thiện kiến thức:
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường?
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm?
- Biện pháp tốt nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường?
- Trách nhiệm của mỗi người để hạn chế ô nhiễm môi trường?
" Kết luận: Có bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm thì các thế hệ hiện tại và tương lai mới được sống trong bầu không khí trong lành, đó là sự bền vững.
- Lần lượt quan sát từng hình 55.1-55.4 SGK/166-168 theo gợi ý của GV, chú ý đọc kỹ chú thích trong từng tranh để nắm được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
+ Hình 55.1: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí: xây dựng các công viên cây xanh, sử dụng nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
+ Hình 55.2: Hạn chế ô nhiễm nguồn nước: xử lí nước thải từ nhà máy trước khi đổ ra sông, biển.
+ Hình 55.3: Hạn chế ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: trồng rau sạch.
+ Hình 55.4: Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn: phân loại rác và tái sử dụng. 
- Phân tích bảng 55 SGK/168, trao đổi để thống nhất kết quả của nhóm " cử đại diện báo cáo, nhận xét, bổ sung:
1: a, b, d, e, g, i, k, l, m, o;
2: c, d, e, g, k, l, m, o;
3: g, k, l, n;
4: d, e, g, h, k, l;
5: g, k, l, ...
6: c, d, e, g, k, l, m, n;
7: g, k, ...
8: g, i, k, o, p. 
- So sánh và hoàn chỉnh bảng.
- Cá nhân trả lời:
+ Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật.
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu
+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như: năng lượng gió, mặt trời, ...
+ Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
+ Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm 
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
- Trách nhiệm của mỗi người là phải hành động để phòng chống ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ mai sau.
III. Hạn chế ô nhiễm môi trường
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật.
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu
+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như: năng lượng gió, mặt trời, ...
+ Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
+ Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm 
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
+ Trách nhiệm của mỗi người là phải hành động để phòng chống ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ mai sau.
3. Củng cố – Luyện tập:
 Câu 1: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm: (1:a,b,e; 2:c; 3:a,d; 4: a,f)
 1. Ô nhiễm không khí a) cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm
 2. Ô nhiễm nguồn nước b) Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh 
 3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật c) Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
 4. Ô nhiễm do chất thải rắn d) trồng rau sạch
 e) sử dụng nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời
 f) phân loại rác và tái sử dụng
 Câu 2: Biện pháp hạn chế ô nhiễm tốt nhất:
 A. Trồng nhiều cây xanh B. Xử lí chất thải
 C. Cải tiến công nghệ D. Tuyên truyền giáo dục 
 Câu 3: Trách nhiệm của mỗi người: 
 A. Tuyên truyền giáo dục B. Có ý thức phòng chống ô nhiễm
 C. Hành động để phòng chống ô nhiễm D. Tất cả những việc làm trên. 
 4. Dặn dò: 
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/169:
 - Chuẩn bị bài mới: 
 + Chuẩn bị nội dung “Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường”
 + Kẻ sẵn bảng 56.1 – 56.3 SGK/170-172.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 31	Ngày soạn: 25/3/2014
Tiết 61, 62	
Bài 56 - 57: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH
MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
 I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được biện pháp khắc phục.
 - Nâng cao nhận thức đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
 2. Kỹ năng:
 - Hoạt động nhóm. 
 - Rèn kỹ năng điều tra.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 Chọn địa điểm thực hành: nơi có nhiều biểu hiện ô nhiễm môi trường.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Chuẩn bị nội dung “Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường”
 - Kẻ sẵn bảng 56.1 – 56.3 SGK/170 -172.
 III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ: Khơng kiểm tra
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả điền bảng của nhóm mình trong 3’. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi yêu cầu nhóm báo cáo giải đáp:
- Nhóm 1: Bảng 56.1 SGK/170.
- Nhóm 2: Bảng 56.2 SGK/171.
- Nhóm 3: Bảng 56.3 SGK/172.
- Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
" Tổng hợp, bổ sung và hoàn chỉnh kết quả điền bảng.
- Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trong khoảng thời gian quy định. 
- Quan sát, theo dõi các nhóm khác báo cáo, đưa ra câu hỏi đề nghị giải thích hoặc bổ sung để hoàn chỉnh kết quả của từng nhóm.
1. Báo cáo kết quả điền bảng
Yêu cầu cá nhân làm việc độc lập, trả lời các câu hỏi trong IV- Thu hoạch SGK/172:
- Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?
- Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?
- Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương? Nhiệm vụ của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì?
Cá nhân dựa vào kết quả điền bảng để trả lời các câu hỏi trong bản thu hoạch:
- Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát: có quá nhiều rác thải sinh hoạt như: túi nilon, ống hút, thức ăn thừa, nước thải, phân động vật, lá mục, giấy vụn, ....
* Biện pháp khắc phục: 
- Bỏ và đổ rác đúng nơi quy định
- Phân loại rác tái sinh và không tái sinh để tái sử dụng
- Hạn chế xả rác
- Qui hoạch nơi đổ và thu gom rác
- Không xả rác và thải nước xuống ao
- Những hoạt động của con người gây biến đổi hệ sinh thái:
+ Xả rác bừa bãi;
+ Vệ sinh kém;
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm không xử lí phân, nước thải;
+ Chặt phá cây;
+ Đánh bắt động vật hoang dã 
+ Thải nước sinh hoạt không xử lí;
+ ....
" Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái ngày một xấu đi.
* Biện pháp khắc phục: 
+ Bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác, hạn chế xả rác, ...
+ Có hệ thống xử lí và dẫn nước thải
+ Trồng nhiều rau dừa trên ao
+ Trồng và bảo vệ cây xanh 
- Tình hình môi trường ở địa phương đã bị ô nhiễm. Nhiệm vụ của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm là:
+ Tuyên truyền nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm
+ Bỏ và đổ rác đúng nơi quy định
+ Hạn chế xả rác
+ ....
2. Viết bản thu hoạch
 3. Củng cố – Luyện tập:
 - Thu bài của HS.
 - Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
 4. Dặn dò: 
 Chuẩn bị bài mới: 
 + Kẻ sẵn và điền bằng bút chì các bảng 58.1, 58.2, 58.3 SGK/173,174,175.
 + Chuẩn bị bài mới.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TCM
	HIỆU TRƯỞNG 	TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docSinh 9R.doc
Giáo án liên quan