Giáo án Sinh học 9 tuần 26, 27

Bài 50: HỆ SINH THÁI

 I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, học sinh phải:

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái (HST), lấy được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.

 - Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, khái quát, tổng hợp.

 - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, ý thức xây dựng mô hình thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của GV:

 Tranh các hình 50.1, 50.2 SGK/150, 151.

 

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tuần 26, 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng:
- Hãy cho biết trong 3 dạng tháp trên, dạng tháp nào có các biểu hiện ở bảng 48.2.
- Em hãy cho biết thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già.
" Hoàn chỉnh kiến thức và chốt lại:
- Trong quần thể người nhóm tuổi được phân chia như thế nào?
- Tháp tuổi thể hiện vấn đề gì?
Quan sát tranh về 3 dạng tháp tuổi, tìm hiểu các thông tin ở mục II SGK (phần chú thích hình) " thảo luận theo nhóm nhỏ và thực hiện lệnh dưới dạng phiếu học tập, đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung:
- Điền bảng 48.2. SGK/144 bằng cách đánh dấu x (hoặc v) cho các trường hợp có biểu hiện.
- Một nước có dạng tháp dân số trẻ là nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều và tỉ lệ tử vong cao ở người trẻ tuổi, tỉ lệ tăng dân số cao.
Nước có dạng tháp dân số già có tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm ít, tỉ lệ người già nhiều.
Tự điều chỉnh kiến thức và trả lời:
- Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản
+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 đến 64 tuổi. 
+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
- Tháp tuổi thể hiện đặc trưng dân số của mỗi quốc gia.
II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
- Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản
+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 đến 64 tuổi. 
+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
- Tháp tuổi thể hiện đặc trưng dân số của mỗi quốc gia.
- Cho HS làm việc cá nhân, tóm tắt được nội dung và thực hiện lệnh SGK/145:
Theo em, tăng dân số quá nhanh có thể dẫn tới những trường hợp nào trong các trường hợp sau?
a) Thiếu nơi ở; b) Thiếu lương thực; 
c) Thiếu trường học, bệnh viện; d) Ô nhiễm môi trường; e) Chặt phá rừng;
f) Chậm phát triển kinh tế; g) Tắc nghẽn giao thông; h) Năng suất lao động tăng.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi để chốt lại kiến thức:
+ Sự tăng giảm dân số phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Báo cáo kết quả lệnh SGK/146
+ Ý nghĩa của sự tăng, giảm dân số?
+ Vì sao mỗi quốc gia cần phát triển dân số hợp lí?
+ Nhà nước ta có biện pháp gì để phát triển dân số hợp lí?
- Cá nhân đọc hiểu nội dung mục III SGK/145, thực hiện lệnh SGK bằng cách lựa chọn các nhân tố chịu ảnh hưởng của tăng dân số quá nhanh: 
Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn tới: thiếu nơi ở, thiếu lương thực, thiếu trường học và bệnh viện, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, chậm phát triển kinh tế, tắc nghẽn giao thông.
- Đại diện báo cáo, các HS khác nhận xét, bổ sung:
+ Sự tăng, giảm dân số tuỳ thuộc vào số người sinh ra, số người tử vong và số người di cư trong 1 thời gian nhất định. 
+ Trình bày kết quả thực hiện.
+ Sự tăng, giảm dân số có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
+ Mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí để có sự phát triển bền vững, tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế – xã hội, sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
+ Nước ta đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Nhà nước ta đang vận động mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con.
III. Tăng dân số và phát triển xã hội
Mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí để:
- Phát triển bền vững,
- Tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế – xã hội.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
 3. Củng cố – Luyện tập:
 Câu 1: Đặc điểm nào có ở quần thể người, không có ở quần thể sinh vật:
 A. Lứa tuổi B. Giáo dục 
 C. Mật độ D. Giới tính
 Câu 2: Nhóm tuổi sinh sản và lao động ở quần thể người:
 A. từ 15 tuổi đến 50 tuổi B. từ 15 tuổi đến 54 tuổi 
 C. từ 15 tuổi đến 60 tuổi D. từ 15 tuổi đến 64 tuổi.
 Câu 3: Tăng dân số quá nhanh dẫn đến trường hợp:
 A. Ô nhiễm môi trường B. Năng suất lao động tăng
 C. Phủ xanh đồi trọc, đất trống D. Kinh tế phát triển nhanh
 Câu 4: Thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích:
 A. Phát triển đất nước bền vững B. Tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế – xã hội
 C. Đảm bảo chất lượng cuộc sống D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
 4. Dặn dò: 
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/145:
 - Xem trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 26	Ngày soạn: 19/02/2014
Tiết 52	
Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
 I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Trình bày được khái niệm quần xã, phân biệt quần xã với quần thể.
 - Lấy được ví dụ minh hoạ các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.
 - Mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến của quần xã, trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định, và chỉ ra được một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.
 2. Kỹ năng:
 - Kĩ năng trình bày ý kiến trước tổc
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin.
 - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
 3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 Tranh hình 49.1, 49.2, 49.3 SGK/147, 148.
 2. Chuẩn bị của HS:
 - Tìm hiểu: Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
 - Quan sát và tìm hiểu các loài sinh vật sống trong một ao cá, khu rừng...
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao quần thể người lại có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
- Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Cho HS làm việc cá nhân: đọc thông tin và quan sát tranh hình 49.1 và 49.2 SGK/147.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ.
+ Mô hình VAC có phải là quần xã sinh vật không?(Giải thích mơ hình VAC rồi yêu cầu HS trả lời)
+ Phân biệt quần thể với quần xã?
" Tổng hợp kiến thức.
- Cá nhân đọc hiểu nội dung mục I SGK/147 và quan sát kĩ các hình 49.1, 49.2 để nhận biết có nhiều sinh vật thuộc các loài khác nhau trong một quần xã sinh vật.
- Đại diện báo cáo, các HS khác nhận xét, bổ sung:
+ Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.
Ví dụ: Một quần xã sinh vật gồm nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau như tôm, cua, cá, rong, bèo, sen, súng, ... sống trong một cái hồ.
+ Mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) là một quần xã sinh vật nhân tạo.
+ Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau ... 
Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài ...
Vậy, quần thể chỉ là một thành phần cấu tạo nên quần xã.
I. Thế nào là một quần xã sinh vật?
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
 - Cho HS làm việc cá nhân: đọc thông tin SGK/147 và trả lời câu hỏi:
Để xác định các đặc điểm của một quần xã, người ta thường dùng những chỉ số nào?
- Cho ví dụ minh hoạ (sân trường, ...) và yêu cầu HS đánh giá về:
+ Độ đa dạng?
+ Độ nhiều?
+ Độ thường gặp?
+ Loài ưu thế?
+ Loài đặc trưng?
" Nhận xét, bổ sung và tổng hợp kiến thức.
- Cá nhân đọc hiểu nội dung mục II SGK, xác định được thông tin và trình bày:
+ Mỗi một quần xã đều có những đặc trưng về số lượng và thành phần các loài trong quần xã đó.
+ Để xác định các đặc điểm của một quần xã, người ta thường dùng những chỉ số đánh giá số lượng các loài trong quần xã đó: độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp; những chỉ số đánh giá thành phần loài trong quần xã: loài ưu thế và loài đặc trưng.
- Nhớ lại các loài đã quan sát (dựa vào bài 45-46) để trả lời.
II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
- Số lượng các loài: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.
- Thành phần các loài: loài ưu thế, loài đặc trưng.
Cho HS quan sát hình 49.3 SGK/148, đọc thông tin và thực hiện lệnh SGK/148:
- Ngoài các ví dụ trong SGK, hãy lấy thêm 1 ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.
- Theo em, khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã?
- Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học?
Quan sát kĩ tranh phóng to hình 49.3 SGK/148, đọc hiểu nội dung và nêu được:
- Ví dụ: Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào vụ lúa chín, sau khi thu hoạch xong thì lượng chim cu gáy giảm (do di cư hoặc bị giăng bẫy).
Mùa mưa cỏ dại mọc tốt và nhiều, mùa khô cỏ mọc ít, xấu và chết do thiếu nước...
- Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện khi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã được khống chế ở một mức độ phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Săn bắt bừa bãi, gây cháy rừng, ...
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
3. Củng cố – Luyện tập:
 Câu 1: Đặc điểm quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật:
 a. Thuộc nhiều loài khác nhau b. Sống trong một khoảng không gian xác định
 c. Có mối quan hệ gắn bó	 d. Thích nghi với môi trường sống
 Câu 2: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là:
 a. Độ đa dạng b. Độ nhiều
 c. Độ thường gặp d. Độ nhiều và độ thường gặp
 Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp trong ngoặc (khống chế sinh học, cân bằng sinh học) điền vào chỗ trống trong câu sau:
 Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm được gọi là hiện tượng......................................
 4. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/149:
 - Chuẩn bị bài mới: 
+ Thực hiện lệnh SGK/150.
+ Sưu tầm một số tranh về rừng nhiệt đới, savan, rừng ngập mặn, ...
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 27	Ngày soạn: 25/02/2014
Tiết 53	
Bài 50: HỆ SINH THÁI
 I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái (HST), lấy được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
 - Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, khái quát, tổng hợp.
 - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, ý thức xây dựng mô hình thực tế. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 Tranh các hình 50.1, 50.2 SGK/150, 151.
 2. Chuẩn bị của HS:
 - Thực hiện lệnh SGK/150.
 - Sưu tầm một số tranh về rừng nhiệt đới, savan, rừng ngập mặn, ...
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ về cân bằng sinh học?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Cho HS quan sát hình 50.1 SGK/150, yêu cầu HS quan sát và thực hiện lệnh SGK/150 trong 4’ " báo cáo, bổ sung: 
Quan sát hình 50.1 và cho biết:
- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.
- Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào? (Nhóm 1 báo cáo)
- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng? (Nhóm 2 báo cáo) 
- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật? (Nhóm 3 báo cáo)
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao? (Nhóm 4 báo cáo)
" Đưa ra đáp án chuẩn và khái quát những ý chính bằng các câu hỏi:
- Thế nào là một hệ sinh thái?
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có các thành phần chủ yếu nào?
- Ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái.
Quan sát kĩ hình 50.1 SGK/150 để nhận biết các thành phần của một hệ sinh thái rừng nhiệt đới " các nhóm tiến hành thảo luận để thống nhất kết quả " cử đại diện báo cáo, nhận xét, bổ sung:
- Thành phần vô sinh: nước, đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ ...
Thành phần hữu sinh: cây cỏ, cây gỗ, địa y, hổ, hươu, chuột, cầy, khỉ, bọ ngựa, sâu, nấm, cú, giun đất, rắn ...
- Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun đất, nấm, ...
- Cây rừng có ý nghĩa đối với đời sống động vật: cung cấp thức ăn, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, tạo khí hậu ôn hoà cho động vật sinh sống ...
- Động vật có ảnh hưởng tới thực vật: động vật ăn thực vật nhưng đồng thời cũng góp phần thụ phấn hoa, phát tán quả và hạt; xác chết động vật thối rữa trở thành phân bón cho thực vật ...
- Nếu rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ, cây cỏ thì cuộc sống của nhiều động vật sẽ bị đe doạ, vì chúng mất nguồn thức ăn, nơi ở, nơi trú ẩn, nguồn nước, khí hậu khô cạn ...nhiều loài động vật nhất là các loài ưa ẩm sẽ bị chết. 
Hoàn chỉnh kiến thức và dựa vào thông tin SGK nêu được:
- HST là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh), trong đó có sự tác động qua lại thường xuyên giữa các sinh vật với nhau và giữa chúng với các nhân tố vô sinh. 
- Một HST hoàn chỉnh gồm có các thành phần chủ yếu: thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất (thực vật), sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt) và sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm).
- Ví dụ: HST rừng ngập mặn, HST savan, ....
I. Thế nào là một hệ sinh thái?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).
- Hệ sinh thái là một hệ thống ổn định và tương đối hoàn chỉnh, gồm:
+ Các thành phần vô sinh: đất, đá, nước, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, mùn hữu cơ,...
+ Sinh vật sản xuất: TV.
+ Sinh vật tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn thịt.
+ SV phân giải: vi khuẩn, nấm, địa y, giun, đất, ...
Cho HS quan sát hình 50.2, yêu cầu cá nhân thực hiện lệnh SGK/152 " báo cáo, bổ sung:
Quan sát hình 50.2 và thực hiện các bài tập sau:
- Thức ăn của chuột là gì? Động vật nào ăn thịt chuột? Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:
(Thức ăn của chuột) (ĐV ăn thịt chuột)
 ............. " Chuột " ..............
- Tương tự hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của các chuỗi thức ăn sau:
 ........... " Bọ ngựa " ........... 
 .........."Sâu " .........
 ........... " ........" ....... 
- Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?
- Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào những chỗ trống trong câu sau: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích ........., vừa là sinh vật bị mắt xích ......... tiêu thụ. 
" Hoàn thiện kiến thức và yêu cầu HS cho ví dụ. 
Quan sát hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu sau:
- Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào chuỗi thức ăn nào? 
- Các chuỗi thức ăn trên có điểm gì chung?
- Hãy kể thêm một số chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung?
" Khái niệm lưới thức ăn.
- Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. 
" Một lưới thức ăn hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu nào?
- Cho ví dụ về một lưới thức ăn.
Cả lớp quan sát, chú ý đến đại diện các loài và những mũi tên chỉ các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tự phân tích kênh hình và xử lí thông tin " báo cáo, nhận xét, bổ sung:
- Thức ăn của chuột là cây cỏ. Động vật ăn thịt chuột là rắn và cầy. Nội dung phù hợp là:
Cây cỏ " Chuột " Rắn
Cây cỏ " Chuột " Cầy
- Tương tự, điền tiếp nội dung phù hợp vào chỗ trống các chuỗi thức ăn:
Sâu ăn lá cây "Bọ ngựa" Rắn
Cây " Sâu ăn lá cây " Bọ ngựa
Cỏ " Hươu " Hổ 
- Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Mỗi mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
- Điền các từ đứng trước và đứng sau vào chỗ trống: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. 
- Ghi nhận kiến thức và cho ví dụ có ở địa phương: lúa " sâu " vịt 
- Sâu ăn lá cây tham gia vào chuỗi thức ăn:
Cây cỏ " Sâu ăn lá cây " Bọ ngựa
Cây cỏ " Sâu ăn lá cây " Cầy
Cây gỗ " Sâu ăn lá cây " Bọ ngựa
Cây gỗ " Sâu ăn lá cây " Cầy
- Có chung một mắt xích: Sâu ăn lá cây.
- Cây cỏ " chuột " cầy " đại bàng
- Cây cỏ " chuột " cầy " hổ.
- Các sinh vật trong lưới thức ăn của HST:
+ Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá cây, chuột, hươu.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, rắn.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp 3: hổ, đại bàng, rắn.
+ Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, địa y.
- Một lưới thức ăn bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Ví dụ: Rau muống"Sâu" Vịt 
Rau muống " Sâu " Chim ăn sâu
Rau muống " Ốc " Vịt
II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
1. Thế nào là một chuỗi thức ăn?
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài (mắt xích) vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
2. Thế nào là một lưới thức ăn?
- Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
3. Củng cố – Luyện tập:
 - Hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào?
 - Thành phần vô sinh có trong hệ sinh thái?
4. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK/153:
 - Đọc “Em có biết?” SGK/153.
 - Chuẩn bị: 
 + Kiểm tra 1 tiết.
 + Bài thực hành (Bài 51-52): Kẻ sẵn bản

File đính kèm:

  • docSinh 9.doc