Giáo án Sinh học 9 tuần 23, 24

Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, học sinh phải:

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.

 - Nêu được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.

 2. Kỹ năng:

 - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.

 - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong hoạt động nhóm.

 - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.

 - Quan sát

 - Khái quát và tổng hợp kiến thức.

 - Vận dụng kiến thức vào thực tế.

 

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tuần 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...): cây chua me đất, rau má, lá lốt, vạn niên thanh, ráy, trầu không,... 
Nhóm cây ưa sáng thường sống ở nơi quang đãng như bạch đàn, phi lao, lúa, ngô, ...
- Người ta trồng xen kẽ cây ưa sáng và cây ưa bóng để tăng năng suất và tiết kiệm đất.
- Trả lời theo khả năng tư duy và gợi ý của GV:
+ Ánh sáng là nguồn năng lượng quang hợp của cây xanh.
+ Tuỳ theo khả năng thích nghi của cơ thể thực vật với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
+ Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái, các hoạt động sinh lí của thực vật như: quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước ...
I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
- Làm thay đổi những đặc điểm hình thái ( Cây, lá , tán lá, chiều cao cây), sinh lí ( quá trình hút và thốt nước, quang hợp, hơ hấp) của thực vật.
- Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau.
- Thực vật chia thành 2 nhĩm: nhóm cây ưa sáng (lúa, dừa, mía, bạch đàn...) và nhóm cây ưa bóng (bạc hà, gừng, lá lốt, vạn niên thanh, ...)
- Cho HS làm việc cá nhân, thực hiện lệnh SGK/123: 
Em chọn khả năng nào trong 3 khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
- Hãy nêu một vài ví dụ về các động vật định hướng trong không gian nhờ ánh sáng.
- Hãy nêu ví dụ về các nhóm động vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau.
- Trong chăn nuôi, người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất?
- Kết luận: Ánh sáng mặt trời là một nhân tố sinh thái rất quan trọng vì đó là nguồn E cơ bản của mọi hoạt động sống, vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián tiếp đến đời sống sinh vật.
- Cá nhân đọc hiểu nội dung mục II SGK, phân tích và chọn 1 khả năng theo dự đoán: 
Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.
- Nhiều loài chim di trú có thể di chuyển với khoảng cách xa hàng nghìn km nhờ khả năng định hướng trong không gian theo tia sáng từ mặt trời hoặc các vì sao. Nhiều loài ong có khả năng định hướng trong không gian theo tia sáng mặt trời khi bay đi tìm kiếm và lấy phấn hoa từ những cây ở nơi xa về tổ của chúng.
- Nhóm động vật ưa sáng gồm những loài chịu được giới hạn rộng về ánh sáng, thường hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu, ...
Nhóm động vật ưa tối gồm những loài chịu được giới hạn hẹp về ánh sáng, thường hoạt động vào ban đêm hoặc sống trong hang dưới đất như cú mèo, vạc, chuột chũi, chuột chù ...
- Chiếu sáng để cá đẻ, tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ trứng.
II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
- Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật.
- Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
- Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
- Có 2 nhóm động vật: nhóm động vật ưa sáng (trâu, bò, dê, cừu, gà, ...) và nhóm động vật ưa tối (vạc, diệc, dơi, sếu, thỏ, cú mèo, ...)
3. Củng cố – Luyện tập:
 - Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật?
 - Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật?
 4. Dặn dò: 
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/124,125:
 - Đọc “Em có biết?” SGK/125.
 - Chuẩn bị bài mới: 
 + Kẻ sẵn và điền bảng (bằng bút chì) 43.1, 43.2 SGK/127, 129.
 + Quan sát vỏ cây to: bạch đàn, còng, xoài ... 
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 23	Ngày soạn: 15/01/ 2014
Tiết 46	 
Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm hình thái, sinh lí (một cách sơ lược) và tập tính của sinh vật.
 - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
 2. Kỹ năng:
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin.
	 - Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực.
 - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhĩm, lớp.
 - Phát triển kĩ năng tư duy lôgic.
 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 Bảo vệ đa dạng sinh học
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh hình 43.1, 43.2, 43.3 SGK/126, 127, 128 hoặc sưu tầm ảnh có liên quan.
 - Đọc thông tin bổ sung SGV/142 – 147.
 - Đáp án dự kiến bảng 43.1 SGK/127. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt
 2. Chuẩn bị của HS:
 - Kẻ sẵn và điền bảng (bằng bút chì) 43.1, 43.2 SGK/127, 129.
 - Quan sát vỏ cây to: bạch đàn, còng, xoài ...
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào? 
 - Phân biệt cây ưa sáng và ưa bóng?
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh phóng to hình 43.1 SGK, cá nhân đọc hiểu nội dung ví dụ 1 SGK/126, trả lời:
+ Lớp bần ở thân cây và lá rụng vào mùa đông có tác dụng gì?
+ Trong chương trình Sinh học lớp 6, em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?
 Chốt lại và liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS quan sát H.43.2 SGK/127, đọc hiểu ví dụ 2, 3 và cho biết:
+ Gấu Bắc cực có đặc điểm gì khác với gấu ngựa ở Việt Nam? Sự khác biệt đó có ý nghĩa gì?
 + Tập tính ngủ đông hoặc ngủ hè của nhiều loài động vật có ý nghĩa gì?
 Chốt lại và liên hệ thực tế: 
Kể tên các loài động vật ngủ đông hoặc ngủ hè?
 Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của sinh vật? 
+ Các sinh vật chịu ảnh hưởng nhiệt độ của môi trường như thế nào?
+ Thế nào là sinh vật biến nhiệt?
+ Thế nào là sinh vật hằng nhiệt?
+ Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt theo mẫu bảng 43.1.
+ Trong 2 nhóm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt, sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
- Quan sát kĩ hình 43.1 SGK/126, tự nghiên cứu thông tin mục I SGK và hiểu biết cá nhân, nêu và giải thích được:
+ Lớp bần dày ở thân cây tạo thành lớp cách nhiệt bảo vệ cây, lá rụng vào mùa đông làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
+ Quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường từ 20 - 30oC, cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (40oC).
- Quan sát H.43.2 SGK/127, đọc hiểu ví dụ 2, 3 và nêu đựợc:
Gấu Bắc cực có bộ lông dày và dài hơn, có kích thước lớn hơn: hạn chế sự toả nhiệt, chịu đựng được điều kiện khí hậu lạnh,...
+ Tập tính ngủ đông hoặc ngủ hè giúp động vật tồn tại.
- Có thể nêu được:
Gấu, dơi, bọ rùa, ếch nhái ngủ đông; ếch nhái, ốc sên ngủ hè.
 Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC.
Một số sinh vật có khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
+ SV biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
+ SV hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Đáp án bảng 43.1 SGK/127.
Sinh vật hằng nhiệt, vì sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài.
I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC. 
- Một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp ( - 270C) hoặc rất cao ( 700C).
- Sinh vật chia thành 2 nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.
- Cho HS quan sát hình 43.3 SGK, cá nhân đọc hiểu nội dung và thực hiện lệnh SGK/128 theo nhóm trong 2’: 
Hãy lấy ví dụ minh hoạ các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu bảng 43.2.
- Gọi 2 nhóm HS trình bày kết quả lên bảng 2 nhóm nhận xét, bổ sung.
 Hoàn chỉnh kiến thức bằng đáp án dự kiến.
- Khái quát kiến thức:
+ Thực vật và động vật có mang những đặc điểm gì thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau?
 Chốt lại kiến thức.
- Quan sát kĩ tranh phóng to hình 43.3 SGK/128, trao đổi và điền bảng 43.2 SGK/129. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét, bổ sung (bảng kẻ sẵn).
- Đọc đáp án chuẩn và hoàn thiện bảng 43.2.
- Trả lời dựa vào bảng:
- Thực vật và động vật mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau:
+ Thực vật ưa ẩm: lúa nước, cói, ... có phiến lá hẹp mô giậu phát triển
+ Thực vật chịu hạn (xương rồng, thuốc bỏng, phi lao, thông, ... có thân mọng nước, lá biến thành gai hoặc có lá cứng,...)
+ Động vật ưa ẩm (ếch, ốc sên, giun đất, ... da luôn ẩm ướt)
+ Động vật ưa khô (thằn lằn, lạc đà, rắn ráo, ... da có phủ sừng, có bướu,...)
II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật
- Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
- Thực vật được chia thành 2 nhóm: 
+ Thực vật ưa ẩm
+ Thực vật chịu hạn
- Động vật cũng có 2 nhóm:
+ Động vật ưa ẩm
+ Động vật ưa khô
 3. Củng cố – Luyện tập: 
 - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến các đặc điểm và hoạt động nào của sinh vật?
 - Kể tên một số lồi động vật hằng nhiệt, biến nhiệt?
 4. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/129:
 - Đọc “Em có biết?” SGK/129, 130.
 - Chuẩn bị bài mới: thực hiện các lệnh SGK/131, 133.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 24 	Ngày soạn: 21/01/2014
Tiết 47 	
Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
 - Nêu được quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.
 2. Kỹ năng:
 - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
 - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong hoạt động nhĩm.
 - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhĩm, lớp.
 - Quan sát
 - Khái quát và tổng hợp kiến thức.
 - Vận dụng kiến thức vào thực tế.
 3. Thái độ:
 Cĩ thái độ và hành vi ứng xử tốt với các sinh vật xung quanh, đảm bảo cho chúng cùng tồn tại và phát triển.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK/131, 133.
 - Đọc thông tin bổ sung SGV/150 – 153.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 Thực hiện lệnh SGK/131, 133.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến các đặc điểm và hoạt động nào của sinh vật?
 - Kể tên một số lồi động vật hằng nhiệt, biến nhiệt?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 Treo tranh phóng to hình 44.1 SGK/131, yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục I SGK/131 và thực hiện các lệnh:
Quan sát các hình trên và trả lời các câu hỏi sau:
- Khi có gió bão, thực vật 
sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
- Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
Hãy tìm câu đúng trong số các câu sau:
- Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
- Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
- Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
 Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm nếu đúng, đặt thêm câu hỏi:
- Quan hệ giữa các cá thể sinh vật cùng loài có những tính chất gì?
- Cho một số ví dụ về quan hệ cùng loài.
 Kết luận: Quan hệ giữa các cá thể sinh vật cùng loài có tính chất hỗ trợ thể hiện ở hiệu quả nhóm... Quan hệ giữa các cá thể sinh vật cùng loài có tính chất cạnh tranh khi số lượng cá thể lên quá cao, không phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Kết quả một số cá thể phải tách khỏi bầy đàn. Đó là hiện tượng phân tán (cách li) ở động vật.
Quan sát kĩ hình 44.1 SGK/131 để tìm hiểu ý nghĩa của sự sống của các sinh vật cùng loài: theo bầy đàn (động vật) hoặc theo nhóm (thực vật). Tự nghiên cứu thông tin để nêu được:
- Khi có gió bão, thực vật 
sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.
- Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.
Tự phân tích thông tin và chọn ra câu đúng:
- Sai. Vì cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
- Sai. Vì hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm sẽ hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn. 
- Đúng: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
Trả lời dựa theo thông tin đã thực hiện các lệnh SGK:
- Quan hệ giữa các cá thể cùng loài có tính chất hỗ trợ và cạnh tranh.
- Ví dụ: Chim kiếm ăn theo đàn kích thích lẫn nhau khi tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, sớm phát hiện ra kẻ thù và thông báo cho nhau đối phó, tìm chỗ trú ẩn. Đàn trâu rừng khi ngủ thường các con non nằm trong, các con trưởng thành nằm ngoài, khi gặp kẻ thù tấn công, tập thể giúp trâu có khả năng tự vệ tốt. Chó sói, cáo khi kiếm ăn theo đàn dễ phát hiện con mồi và săn được con mồi lớn ...
I. Quan hệ cùng loài
Các sinh vật cùng loài luôn hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau:
- Hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể: để được bảo vệ tốt hơn, kiếm nhiều thức ăn hơn, 
- Cạnh tranh khi gặp bất lợi: ngăn ngừa gia tăng số lượng và sự cạn kiệt nguồn thức ăn, ...
 Yêu cầu HS đọc hiểu nội dung bảng 44 SGK/132, trả lời câu hỏi và thực hiện các lệnh SGK/132, 133 trong 4’ báo cáo, bổ sung:
- Quan hệ khác loài biểu hiện như thế nào? 
- Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch?
- Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và đối địch của các sinh vật khác loài là gì?
 Hoàn chỉnh kiến thức.
Nghiên cứu và phân tích thông tin trong bảng 44 SGK/132, quan sát hình 44.2, 44.3 SGK/133, thảo luận để thống nhất kết quả và cử đại diện báo cáo, nhận xét và bổ sung :
- Các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch với nhau.
+ Quan hệ hỗ trợ gồm quan hệ cộng sinh và quan hệ hội sinh.
+ Quan hệ đối địch gồm quan hệ cạnh tranh, quan hệ kí sinh, nửa kí sinh và quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác.
- Quan hệ hỗ trợ:
+ Cộng sinh: Tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn trong nốt rễ sần cây họ Đậu.
+ Hội sinh: cá ép và rùa biển; địa y sống bám trên cành cây.
- Quan hệ đối địch:
+ Cạnh tranh: lúa và cỏ dại; dê và bò.
+ Kí sinh: rận, bét kí sinh trên trâu, bò; giun đũa kí sinh trong cơ thể người.
+ Sinh vật ăn sinh vật khác: hươu nai và hổ; cây nắp ấm và côn trùng.
- Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh và quan hệ hội sinh: là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.
 - Quan hệ đối địch bao gồm quan hệ cạnh tranh, quan hệ kí sinh, nửa kí sinh, quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác; trong đó một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.
II. Quan hệ khác loài
Các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch với nhau:
- Hỗ trợ (cộng sinh; hội sinh): là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.
- Đối địch (cạnh tranh; kí sinh, nửa kí sinh; sinh vật ăn sinh vật khác): một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.
 3. Củng cố – Luyện tập:
 - Nêu các mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật cùng loài?
 - Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể sinh vật khác loài?
 4. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/134:
 - Đọc “Em có biết?” SGK/134.
 - Chuẩn bị bài mới: Bài 45-46. Thực hành
 + Mỗi nhóm đem túi nilon đựng các động vật nhỏ: dế, bọ cánh cứng, châu chấu, nhện, ...
 + Cá nhân kẻ sẵn các bảng 45.1,45.3 theo mẫu SGK/135,138.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 24, 25 	Ngày soạn: 22/01/2014
Tiết 49, 50	
Bài 45-46: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
 - Tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống thực vật ở môi trường đã quan sát.
 2. Kỹ năng:
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin.
 - Kĩ năng ứng phĩ với một số tình huống cĩ thể xảy ra trong quá trình tìm kiếm.
 - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
 - Quan sát 
 - Thu thập vật mẫu.
 3. Thái độ:
 Thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi nilon đựng vật nhỏ.
 - Dụng cụ đào đất nhỏ.
 - Kẹp ép cây, kéo cắt cây.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Mỗi nhóm: Đem túi nilon đựng các động vật nhỏ: dế, bọ cánh cứng, châu chấu, nhện, ...
 - Cá nhân:
 + Kẻ sẵn các bảng 45.1, 45.3 theo mẫu SGK/135,138.
 + Đem ít nhất 10 mẫu lá cây khác nhau (có cây ưa sáng, cây ưa bóng).
 + Kẻ sẵn bảng 45.2 theo mẫu SGK/136.
 + Đem giấy báo để ép cây.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật ở môi trường như thế nào?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 - Hướng dẫn HS quan sát và gọi tên các loài sinh vật, môi trường sống của chúng và điền vào bảng 45.1 SGK/135.
- Quan sát và ghi chép các sinh vật sống ở các môi trường khác nhau; phân tích số lượng sinh vật trong các môi trường khác nhau đó. 
Kết quả hoạt động của nhóm sẽ được ghi vào mẫu bảng 45.1 SGK/135.
I. Môi trường sống của sinh vật
1. Có 4 loại môi trường sống:
- Môi trường nước
- Môi trường trong đất
- Môi trường sinh vật
- Môi trường trên mặt đất - không khí.
2. Những nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật:
- Nhân tố sinh thái vô sinh
- Nhân tố sinh thái hữu sinh: gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
 - Kiểm tra việc đem mẫu vật của HS (mỗi HS đem 10 loại lá).
- Yêu cầu HS phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới

File đính kèm:

  • docSINH 9 r.doc